Death by China là cuốn sách của Nhà xuất bản Pearson Prentice Hall do hai tác giả Peter Navarro và Greg Autry – đều là giảng viên tại Đại học California-Irvine ( Mỹ ) phân tích về Trung Quốc ngày nay. Chúng tôi lược dịch và cho đăng phần này, phần liên quan đến những sản phẩm kinh hoàng được xuất khẩu từ Trung Quốc, chúng được sản xuất với một 'công nghệ giết người' và hủy hoại môi trường và qua đó, chúng ta sẽ thấy nhân loại 'chết dưới tay Trung Quốc' như tên của cuốn sách như thế nào. ( Ảnh chụp: Táo Trung Quốc có thể tươi nửa năm trời ! )
Tại sao hơn 30 năm qua, các nhà xuất khẩu nước táo cô đặc Trung Quốc đã tăng từ 10.000 thùng lên đến gần nửa tỷ thùng mỗi năm và ngày nay nước táo Trung Quốc chiếm lĩnh hơn một nửa thị trường Mỹ ? Hãy xem một ví dụ. Hộp nước ép ngon và đẹp mắt bạn đặt vào bữa trưa của con bạn. Thế là đã có một cơ hội để bạn, thay vì đưa một lon nước có gas, đã cho con bạn uống một thứ có vẻ là ‘tốt cho sức khỏe’ chứa đầy thạch tín, một thứ kim loại nặng có thể gây ung thư.
Điều chắc chắn là, giá của họ rẻ hơn giá của các nhà nông Mỹ. Nhưng có một lý do làm cho nó rẻ là vi các vườn cây Trung quốc dùng rất nhiều các loại thuốc trừ sâu bất hợp pháp có chứa thạch tín để rồi thấm vào cây và đọng vào trong quả.
Bạn muốn tách trà của bạn bình thường, không có chì chứ ?
Có một câu nói: “mọi thứ trà đều là trà Tàu cả". Đúng thế, dù rằng khó tin! Một vị nguyên là phó giám đốc Cục Quản Lý Thực Phẩm và Dược Phẩm Hoa Kỳ đã mô tả trên Đài Tiếng Nói Quốc Gia phương pháp mà người Trung Quốc đã sử dụng để làm khô lá trà như sau: Người sản xuất rải lá trà trên một cái sân kho rất rộng rồi dùng xe tải cán lên cho chóng khô. Vì xe Trung Quốc dùng xăng pha chì nên không có cách nào hiệu quả hơn thế để làm cho lá trà thơm ngon trở thành một thứ vũ khí giết người.
Chẳng có tí sự thật nào trong các nhãn hiệu thực phẩm Trung Quốc cả !
Ngoài ra, một trong những thói quen lừa đảo của những tên dã tâm Trung Quốc là thường xuyên ghi sai nhãn cho các thực phẩm 'hữu cơ’. Không ngạc nhiên là các nhà nông Trung Quốc luôn nóng lòng muốn nhảy vào thị trường thực phẩm hữu cơ Mỹ, nhưng sự thú nhận của một chủ cửa hàng Trung Quốc đã nói lên tất cả: 'Có khoảng chừng 30% các nông trại sản xuất thực phẩm hữu cơ thật và họ ghi nhãn hữu cơ trên đó. Tôi nghĩ chính quyền cần cải tiến công tác kiểm nghiệm. Nhưng giờ họ quá bận với an toàn thực phẩm nên chả còn sức đâu mà lo cho thực phẩm hữu cơ nữa'.
Với sự thú nhận này thì không có gì đáng ngạc nhiên khi Walmart, Whole Foods, và các nhà bán lẻ khác phát hiện các sản phẩm tưởng là ‘hữu cơ’ của Trung Quốc chứa đầy thuốc trừ sâu.
Bệnh cứng miệng vì Giá tại Nhật
Không phải chỉ có Hoa kỳ nói rằng Trung Quốc đang thành nơi có độc. Hãy xem điều gì xảy ra với một nhà phân phối thực phẩm Nhật Bản nhập khẩu trên 50.000 kiện Giá Trung Quốc được cho là “tươi ngon” từ Công ty thực phẩm Yên Đài Bắc hải của tỉnh Sơn Đông ? Sau khi những người tiêu dùng bị nôn mửa rồi bị cứng miệng, các viên chức của Bộ Y tế Nhật Bản đã tìm thấy nồng độ thuốc trừ sâu độc hại có trong Gía cao gấp gần 35.000 lần nồng độ cho phép!
Dĩ nhiên, chúng ta có thể ghi lại hết chuyện này sang chuyện khác về “cái chết bởi thuốc độc Trung Quốc". Chẳng hạn như vụ ở Châu Âu liên quan đến Vitamin A nhiễm vi trùng ở trong sữa dành cho trẻ sơ sinh. Người ta đã tìm thấy các viên vitamin tổng hợp nằm lẫn lộn với chì, mật ong, tôm và thuốc kháng sinh. Cũng phát hiện ra loại xirô ho rẻ tiền được quảng cáo ầm ĩ chung với chất kháng đông đã giết hại hàng ngàn người trên thế giới.
Những thí dụ như thế này giúp ta hiểu rõ vấn đề hơn. ( Ảnh chụp giá được ủ từ hóa chất Trung Quốc ).
Điểm cuối cùng chúng tôi muốn làm rõ bằng ví dụ sau đây về ngành nuôi cá ở Trung Quốc: Trong bối cảnh các vấn đề môi trường liên quan đến thực phẩm và dược phẩm Trung Quốc vẫn đang hiện diện cùng với hành vi thiếu đạo đức của các doanh nhân Trung Quốc hoành hành ở khắp nơi, thì việc Cục Quản Lý Thực Phẩm và Dược Phẩm Hoa Kỳ, Cục Quản Lý An toàn và Thực phẩm Châu Âu cũng như Ủy ban An toàn Thực phẩm Nhật Bản kiểm soát được các sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc hầu như là bất khả thi.
Không phải chỉ có người Trung Quốc sống trong điều kiện đông đúc chật chội
Triệu Diệp ( Ye Chao ) một nông dân nuôi lươn và tôm ở Phúc Thanh, Trung Quốc, nói: “Các dòng nước của chúng tôi ở đây quá bẩn. Đơn giản là vì có quá nhiều cơ sở nuôi trồng thủy sản trong vùng này. Tất cả họ đều xả nước bẩn ra đây, làm ô nhiễm các trang trại khác”.
'Câu chuyện về thủy sản' Trung Quốc không may lại hoàn toàn là sự thật này bắt đầu ở miền đông nam Hoa Kỳ, nơi mà trong những năm 90, việc nuôi cá da trơn miền Nam là một trong những câu chuyện thành công lớn của ngành thủy sản Mỹ. Thế rồi, con rồng Châu Á bước vào.
Các doanh nghiệp Trung Quốc kiếm lợi nhuận bằng mọi trò lừa đảo trong kinh doanh, và các cơ sở nuôi thủy sản của Trung Quốc không phải là ngoại lệ. Thật vậy, bắt đầu vào những năm đầu của thế kỷ 21, dưới sự tấn công dữ dội của ngành xuất khẩu được trợ cấp của Trung Quốc, nhiều cơ sở nuôi trồng thủy sản Hoa Kỳ ở các tiểu bang như Louisiana, Mississippi, và Alabama đã thực sự hoàn toàn biến mất.
Ngày nay, Trung Quốc là nhà cung cấp thủy sản nuôi trồng số một thế giới và chiếm lĩnh các thị trường cá da trơn, cá tilapia, tôm, và lươn. Tuy nhiên, các cơ sở nuôi trồng thủy sản Trung Quốc cho chúng ta một hình ảnh thôn quê xa lạ với hòa bình và thiếu hòa hợp với thiên nhiên, Hơn thế nữa, họ còn dự định tạo ra một cơn ác mộng của sự bẩn thỉu kinh người do quỉ Xatan dẫn dắt.
Sự bẩn thỉu của các cơ sở thủy sản bắt đầu bằng sự kiện chỉ có dưới một nửa nước Trung Quốc là có cơ sở xử lý chất thải. Vậy thì cái cách thức mà những thứ do người thải ra này – cùng với không biết bao nhiêu thuốc trừ sâu, phân bón, bùn than, thuốc kháng sinh, thuốc nhuộm, và các chất gây ô nhiễm khác – tìm được đường đến bữa cơm tối thứ sáu ở nhà bạn thật đáng để chúng ta được biết.
Con đường dẫn đến chứng đau bụng này bắt đầu từ thượng nguồn sông Dương Tử, chạy hơn 3.000 dặm đường sông đến đồng bằng phía đông Trung Quốc. Và chính tại đây, phần lớn thủy sản nhiễm bẩn được nuôi để xuất sang Mỹ, Châu Âu, Nhật bản và các nước khác.
Nằm dọc theo dòng Dương Tử, những thành phố lớn đang phát triển như Thành đô và Trùng Khánh đổ thẳng ra sông hàng tỷ tấn chất thải chưa qua xử lý từ người, động vật và cả chất thải công nghiệp. Đống độc hại này sau đấy lại có thêm thời gian để lên men và nhũn ra khi dồn về hồ chứa đằng sau đập Tam Hiệp, phía bên dưới tỉnh Trùng Khánh.
Chuyến đi 3 ngày bằng du thuyền “hạng sang” xuôi dòng Dương Tử từ Trùng Khánh đến Đập Tam Hiệp – như nhiều du khách Mỹ vẫn thường đi – thực ra là để nếm trải cơn ác mộng về môi trường đang bị đe dọa.
Nước hồ ánh lên một màu xanh kỳ quái và thỉnh thoảng bốc mùi hôi hám dưới một đám khói thường trực từ những nhà máy chạy bằng than đá. Giống như “ con chó không sủa” của Sherlock Holmes, sự thiếu vắng hầu như hoàn toàn của các giống chim le le, rùa, và loài vật lưỡng cư-chưa kể đến những con cá heo sông màu hồng một thời trước đây thường vui đùa và là biểu tượng của dòng sông nay đã tuyệt chủng – cho thấy mức độ ô nhiễm nghiêm trọng của một trong những con sông – và là nguồn cung cấp nước ngọt – lớn nhất Trung Quốc.
PETER NAVARRO và GREG AUTRY
Theo EPHATA số 562
0 nhận xét:
Đăng nhận xét