Thừa Thiên Huế - Tôi vừa nhận được email với nickname là Hiến Pháp Việt Nam (mhh.khongbiet@gmail.com) đề nghị góp ý một số vấn đề liên quan đến HP 1992. Vì không có giờ để làm thành một văn bản, nên tôi xin góp ý nhanh như sau:
1. Vấn đề tên nước:
- Rất cần phải đổi, vì cho đến nay khái niện XHCN chưa được minh định rõ ràng và thuyết phục, nhất là trong thực tế gần 40 năm mang danh hiệu đó, quốc gia VN đã không phát triển tốt hơn Thái Lan, Singapore …
- Không nên lấy lại tên Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, vì sẽ gặp khó khăn trong việc giải quyết công hàm 1958 của cố thủ tướng Phạm Văn Đồng.
- Cũng không nên lấy tên Việt Nam Cộng Hòa, vì đã là tên của một quốc gia trong quá khứ.
- Tôi đề nghị lấy tên nước rất đơn giản là NƯỚC VIỆT NAM. Không cần chú giải về phẩm chất hay tính năng gì cả ở cái tên đó.
Đây là một sự kỳ cục, vì ai cũng biết quốc gia là trường tôn, còn mọi cơ cấu và thể chế quốc gia chỉ là nhất thời giúp cho quốc gia phát triển trong một giai đoạn lịch sử nhất định mà thôi. Nên dứt khoát không thể quy định minh nhiên đảng cộng sản là đảng cầm quyền trong HP được.
Về công lao đối với đất nước thì không chỉ có đảng cộng sản, mà cả dân tộc với rất nhiều triều đại, đảng phái, hệ tư tưởng làm nên VN ngày nay. Đảng CSVN đã đóng góp vai trò lãnh đạo trong một giai đoạn nhất định, nhưng không phải lãnh đạo suốt dòng lịch sử Việt Nam, nên không thể kể công và đòi “hoàn công” theo kiểu đó được. Đó là chưa nói, nếu thống kê số người đổ máu ra vì cuộc chiến chống Pháp và chống Mỹ để thống nhất đất nước, thì số người không phải đảng viên đảng CSVN hy sinh nhiều hơn.
Đây là một kết quả của một quá trình tiến bộ lâu dài của nhân loại. Hậu quả thê thảm của đất nước chúng ta hiện nay, một phần là do tam quyền không phân lập. Vì tam quyền không phân lập, nên khi làm luật, người ta cố gắng làm sao cho phù hợp và dể dàng cho hành pháp, mà quên rằng, luật có là để bảo vệ lợi ích tuyệt đối của dân. Còn tư pháp thì xét xử không dự theo chứng cứ luật, mà theo sự dàn xếp của hành pháp nhân danh đảng lãnh đạo.
Dứt khoát phải tam quyền phân lập.
Tôi ủng hộ Nước VN có ba hình thức sở hữu đất đai: 1) sở hữu tư nhân; 2) sở hữu quốc gia; và 3) sở hữu cộng đồng, trong đó, sở hữu tư nhân là cơ bản. Sở hữu quốc gia và sở hữu cộng đồng là giải pháp giúp cân bằng lại sự giàu nghèo trong xã hội. Tuy nhiên sở hữu tư nhân không miễn trừ việc nộp thuế cho quốc gia.
Đây là điều đương nhiên. Quận đội, công an và các cơ quan công lực khác đều phải tuyên thệ trung thành với quốc gia và nhân dân. Không một đảng phái chính trị nào, không một thế lực nào được chi phối đến các lực lượng này.
Một số người cho rằng đảng CSVN đã lập ra quân đôi, nên quân đội phải trung thành và bảo vệ đảng. Điều này sai hoàn toàn. Nếu luật pháp cho phép đảng phái được có quân đôi thuộc đảng phái thì đảng CSVN được quyền lập, còn nếu luật pháp không cho phép, mà đảng CSVN thành lập là phi pháp. Còn trong thời chiến, thí khác, những ai có thể quy tụ nhân dân chống ngoại xâm thì có thể dấy binh, nhất là khi đất nước không có quân đội, hay quân đội đã là tay sai của ngoại bang. Rồi khi đến thời bình, thì quân đội đó phải chính thức trao lại cho quốc gia.
Xin cám ơn quý vị đã hỏi ý kiến tôi về các vấn đề này.
Các ý kiến này đã được gởi về website: http://www.suadoihienphap.net/ p/y-kien-ong-gop.html chiều ngày 20.05.2013. Tôi nghĩ rằng, quý vị quan tâm, cũng có thể gởi ý kiến của quý vị trực tiếp vào địa chỉ trên.
Lm. Antôn Lê Ngọc Thanh, CSsR
0 nhận xét:
Đăng nhận xét