LTCGVN (01.11.2012)
Phiên tòa xét xử hai nhạc sỹ yêu nước Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình đã diễn ra và đã kết thúc với bộ mặt trơ tráo của đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam càng lộ rỏ hơn trước đồng bào Việt Nam cũng như trước công luận quốc tế: Tổng mức án phạt tù cả ở nhà tù nhỏ và nhà tù lớn cho nhạc sỹ Việt Khang tương đương với mức án của trung tá công an Nguyễn Văn Ninh giết chết một mạng rưỡi người, và tổng mức án cho nhạc sỹ Trần Vũ Anh Bình là tương đương với hai mạng người cũng do công an giết chết.
Có nơi nào trong hoàn vũ này có chuyện như thế này không: Sáng tác chỉ đôi ba bài hát thôi đã bị kết cho mức án bằng ba mạng rưỡi người? Có vậy nhiều người mới sáng mắt ra thêm với tính ưu việt của chế độ cộng sản so với chế độ tư bản đang dãy chết.
Xin trở lại với Miền Nam trong những năm Sài gòn còn là Hòn Ngọc Của Viễn Đông, khi miền Nam còn là tiền đồn của Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á – ASA – còn là con đê ngăn chặn làn sóng đỏ từ Đông Âu và Bắc Á lan tràn xuống các nước thuộc khu vực Đông Nam Á này, tức là khoảng từ 1961 cho đến 1975. Ngoài việc thành lập một tổ chức ngoại vi của đảng cộng sản Bắc Việt là tổ chức khủng bố mang tên Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam gồm một số trí thức miền Nam xuẩn động thì Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh cũng cài cắm một số phần tử khủng bố vào một tổ chức gọi là Thành Đoàn Sài Gòn – Gia Định. Đây là một tổ chức lãnh đạo đường lối đấu tranh và là linh hồn của Tổng Hội Sinh Viên, khởi đầu là quyết định phong trào lấy hoạt động văn nghệ làm một mũi tiến công, trước hết là đấu tranh để bảo vệ văn hóa dân tộc. Đoàn văn nghệ sinh viên-học sinh Sài Gòn được thành lập do sinh viên y khoa Trương Thìn làm trưởng đoàn.
Chúng ta hãy nghe lại ký ức của những kẻ ăn cơm quốc gia, thờ ma cộng sản này:
“… Từ những buổi sinh hoạt nhóm, những đêm lửa trại, đã trở thành những cuộc biểu diễn văn nghệ có quy mô, có tổ chức trên sân khấu để phục vụ đồng bào nội đô. Có những cuộc biểu diễn đã kéo theo cả hàng ngàn người xuống đường, biến thành cuộc biểu tình chống chế độ Mỹ ngụy ngay giưa lòng Mỹ ngụy. Từ chỗ hát những ca khúc có sẵn, sinh viên đã tự sáng tác những ca khúc tranh đấu rõ ràng, trực diện hơn. Tất cả, chỉ với một tinh thần “hát cho dân tôi nghe”, hát về lòng yêu nước thương nòi, để giục giã tinh thần tranh đấu.
Và hát là… ra trận
Trong ký ức của nhạc sĩ Trần Xuân Tiến vẫn còn vẹn nguyên hình ảnh và cảm xúc của những đêm văn nghệ trong ánh đuốc bập bùng gần 40 năm trước. Rành rọt từng thời kỳ, từng câu chuyện, thuộc từng lời bài hát của gần trăm ca khúc trong phong trào, ông kể về những tháng năm hừng hực khí thế đó như vừa mới hôm qua.
Đoàn Văn nghệ sinh viên-học sinh Sài Gòn, thời kỳ đầu còn hoạt động công khai. Về sau, với sự lớn mạnh của phong trào, và với những bài hát mới ra đời, trực diện và “máu lửa” hơn, thì những buổi biểu diễn văn nghệ của họ trở nên khó khăn hơn nhiều.
Biểu diễn văn nghệ mà lúc nào cũng phải “diễn nhanh, rút gọn” thần tốc cướp thời cơ khi cảnh sát chưa ập tới. Nhưng có nhiều buổi diễn, mà ca sĩ chưa tới thì lính ngụy đã ôm súng ngồi đợi ở sẵn. Hát trước họng súng quân thù, hát trong khói lửa của lựu đạn cay, ma trắc, súng cao su, gậy cảnh sát…
Biểu diễn văn nghệ mà lúc nào cũng phải “diễn nhanh, rút gọn” thần tốc cướp thời cơ khi cảnh sát chưa ập tới. Nhưng có nhiều buổi diễn, mà ca sĩ chưa tới thì lính ngụy đã ôm súng ngồi đợi ở sẵn. Hát trước họng súng quân thù, hát trong khói lửa của lựu đạn cay, ma trắc, súng cao su, gậy cảnh sát…
Nhưng, cũng có nhiều lính ngụy, vì phải bất đắc dĩ đi theo canh gác các đêm văn nghệ của sinh viên để “tránh bạo động” đã dần dần thấm những lời ca tiếng hát mà tự cảm hóa. Họ cũng phần nào đó thức tỉnh, rằng rõ mình là người con của dân tộc Việt, cũng có trong mình lòng tự tôn dân tộc, cũng đau nỗi chia cắt đất nước. Và đôi lúc, lương tâm đã níu kéo, họ không ra tay đàn áp mà còn tránh đi để cho sinh viên biểu diễn.
Thế hệ sinh viên Sài Gòn thời đó vẫn còn nhắc nhau về một “trận đánh” khó quên, đó là cuộc biểu tình ở Đại sứ quán Campuchia, đòi chính quyền Lonnon (chính quyền ngụy ở Campuchia thời đó) phải trả nợ máu về việc những công dân Việt Nam bị giết chết thả trôi sông, và đồng thời yêu cầu chính quyền Sài Gòn phải lên tiếng. Đó là vào khoảng giữa năm 1970. Chưa có khi nào mà sinh viên biểu tình ập đến chiếm toàn bộ khu vực đại sứ quán cả tuần lễ. Nhưng sau đó họ bị cô lập, bao vây, cắt điện, cắt nước, không lương thực. Trong bối cảnh cam go đó, bỗng nhiên có một cơn mưa ập tới, và những người lính cảnh sát của chính quyền Sài Gòn đã giả vờ đi tránh mưa, để cho những phụ nữ địa phương chớp cơ hội vào tiếp tế lương thực, sơ cứu cho sinh viên.
Nhạc sĩ Trần Long Ẩn, khi đó cũng là sinh viên, đã ôm đàn đứng hát ở ngã tư gần nơi xảy ra cuộc biểu tình. Bài hát “Người mẹ Bàn Cờ” mà ông sáng tác, phổ thơ Nguyễn Kim Ngân, đã ra đời trong hoàn cảnh đó mà nhanh chóng lan truyền, như một sự cổ vũ tinh thần lớn lao.
Và cuộc đấu tranh của họ, không chỉ thúc giục thanh niên trí thức các đô thị miền nam hòa mình vào phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, mà còn lay động cả chiến khu, thắp lửa tinh thần cho những người đang nằm gai nếm mật ở vùng căn cứ kháng chiến. Tiếng hát trong phong trào còn vang tận tới các những kiều bào ở nước ngoài…
Ra trận, cùng với những lời ca, giai điệu khi sục sôi khí thế đấu tranh, lúc tha thiết tình yêu dân tộc, nói về vẻ đẹp quê hương và nỗi đau núi sông chia cắt, khát vọng hòa bình- một thế hệ sinh viên đã làm nên dấu ấn không chỉ là của một thời kỳ lịch sử, mà còn là dấu ấn trong lòng người như những ký ức không thể nào phai…
Phong trào “Hát Cho Đồng Bào Tôi Nghe Và Nghe Đồng Bào Tôi Hát” đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình từ hơn 37 năm trước…”
Vâng, chúng tôi thừa nhận là các anh đã hát và đã ra trận… Các anh đã chống lại một chế độ tự do dân chủ và nhân bản đã chăm lo cho đời sống vật chất và tinh thần cho các anh, chăm lo cho sự nghiệp giáo dục của các anh những mong các anh sẽ nên người hữu ích cho xã hội, cho đất nước và cho dân tộc và để đáp đền lại những người mang đến cho các anh nền tự do, dân chủ và công lý đó các anh đã không phải chỉ bằng tiếng hát lời ca, mà các anh còn chống lại họ bằng cả giáo gươm bằng bom mìn của Nga Sô và Trung Cộng:
“Mới hôm nào tay cắp sách…
Sáng mai này trên phố xá
Tay bom xăng, tay cầm gạch đá
Những bước chân rộn rã
Em kiêu hùng trên phố thị miền Nam …”
Tay bom xăng, tay cầm gạch đá
Những bước chân rộn rã
Em kiêu hùng trên phố thị miền Nam …”
Vâng, một sinh viên Vũ Quang Hùng của Ðại học Khoa học Sài gòn đã rất kiêu hùng, một sinh viên thuộc tổng hội sinh viên Sài gòn đã hát và ra trận bằng một tiếng nổ long trời tại ngã tư Cao Thắng – Phan Thanh Giản đã khiến cho Giáo Sư Nguyễn Văn Bông chết tại chổ, chỉ vì “Giáo Sư Nguyễn Văn Bông là một trí thức có uy tín và chính quyền ngụy…”
Nay thì đã có câu trả lời rõ ràng ai là thủ phạm những vụ ám sát đó.Nhưng mỗi khi có một vụ ám sát giết người như vụ ám sát giáo sư Nguyễn Văn Bông, ám sát sinh viên Lê Khắc Sinh Nhật hay nhà báo Từ Chung, nhà báo Chu Tử thì vô số loại tin đồn được tung ra. Chính những kẻ trong tổ chức khủng bố của Tổng Hội sinh viên các anh lại hèn hạ và tráo trở đổ vấy cho chính quyền Việt Nam Cộng Hòa hay đổ cho Mỹ sát hại. Thật là đáng xấu hổ cho một nhóm trí thức vô liêm sỷ của đất nước! Thật đáng tiếc khi những dư luận dễ dãi nhất và vô căn cứ nhất, nhưng nhiều người vẫn tin. Và chính quyền miền Nam thì không có cách gì để cải chính những tin đồn kiểu đó.
Đó là các “căn cứ lõm” của cộng sản trong lòng thành phố, giữa những con người tự cho mình là trí thức Miền Nam, lại giành giựt tim óc, tâm tư của tuổi trẻ thành phố, nhưng nếu không giành giựt được thì họ không ngần ngại thanh toán, ám sát giết hại lẫn nhau: Hãy xem lại đi các anh có phải là một lũ lừa bạn phản thầy?
Vậy mà các anh vẫn được bình yên, vẫn được tự do mà xuống đường, mà chống lại thể chế Cộng Hòa của miền Nam Việt Nam cho đến ngày cộng sản Bắc Việt toàn thắng để áp đặt nền cai trị độc tài đảng trị lên trên một đất nước thống nhất. Thực ra không phải nhờ chính sách “nhất lý, nhì lì, tam suy, tứ tử” của “đảng và bác” “quán triệt” cho các anh, mà bởi cái nhân văn, nhân bản của chế độ Cộng Hòa cũng như của chính quyền Sài gòn thuở đó, bởi họ tôn trọng phẩm giá của các anh, là những đồng bào của họ với đầy đủ các quyền tự do và quyền làm người mà các anh được hưởng, và giá như các anh bị bắt bớ vì khủng bố, vì phá hoại hậu phương thì cũng đã có “thầy” Lý Chánh Trung, ni sư Huỳnh Liên, Thượng Tọa Thích Giác Mẫn, Thượng Tọa Nhật Thường, Luật Sư Huỳnh Long và Luật Sư Huỳnh Ngọc Liễng sẳn sàng tuyệt thực để tranh đấu cho các anh được thả…
Ngoài đám đông tuyệt thực, đấu tranh cho các anh đó, còn có một Thiền Sư sẳn sàng vu cáo về một cuộc tàn sát chỉ có trong tưởng tượng của ông ấy, để ngụy tạo sự chính nghĩa cho các anh:
“Làng tôi hôm qua vì có 6 người Cộng sản về
Nên đã bị dội bom hoàn toàn tan nát
Cả làng tôi hoàn toàn chết sạch
Lũy tre ngơ ngác
Miếu thờ ngã gục”
Và cái dối gian, cái lọc lừa, bịp bợm, trí trá đã chiến thắng:
Để cho hàng triệu đồng bào của các anh đã phải bỏ nước ra đi.
Để cho hàng trăm ngàn người khác phải chết phơi thây nơi rừng sâu núi thẳm trong các nhà tù vì họ cố xây dựng và bảo vệ nền tự do dân chủ và nhân quyền và công lý cho đồng bào của họ mà không chấp nhận sự láo lường bịp bợm và mị dân.
Để cho hàng triệu thanh niên Việt bị biến thành những lao nô tại nhiều quốc gia trên thế giới.
Để cho hàng triệu thiếu nữ Việt được biến thành một loại “Huyền Trân Công Chúa” của đảng và bác, nhưng không phải gã bán cho Vua Chiêm Thành để đổi lấy sự hòa hiếu cùng với hai Châu Lý, Châu Ô, mà bán gã đi khắp hoàn cầu làm nô lệ tình dục để đổi lấy ngoại tệ cho đảng và cho các trí tuệ đỉnh cao.
Để cho quốc giới bị gặm nhấm dần bởi rợ Hán Bắc phương đã từng một ngàn năm đô hộ và mưu toan đồng hóa Việt tộc, để hôm qua mất Ải Nam Quan, Thác Bản Giốc hôm nay mất nốt Hoàng Trường Sa và một ngày không xa nữa sẽ mất cả đất nước này.
Và để từng lớp người yêu nước cứ phải lần lượt bước vào nhà tù… mà không có ai tuyệt thực để đấu tranh đòi trả tự do cho họ!
Giáo Sư Lý Chánh Trung, ni sư Huỳnh Liên, Thượng Tọa Thích Giác Mẫn, Thượng Tọa Nhật Thường, Luật Sư Huỳnh Long và Luật Sư Huỳnh Ngọc Liễng sao không tuyệt thực để đòi tự do cho Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình?
Các tổng hội sinh viên Sài gòn, Huế, Cần thơ đâu rồi sao không xuống đường bài Trung Cộng xâm lược và ủng hộ Việt Khang cùng Trần Vũ Anh Bình?
Các cây bút đối lập Thiên Giang, Bùi Chánh Thời, Nguyễn Văn Trung, Võ Quang Yến, Trụ Vũ, Tô Nguyệt Đình, Thiếu Sơn, Lương Phương, Vân Trang, Hồng Cúc, Song Thương, Ái Lan, Thảo Lam, Phương Khánh, Thu Quyên, Cao Ngọc Phượng, Phong Sơn, Chinh Ba, Hữu Hoàng, Nguyễn Văn Phụng, Phan Hữu Trình, Phạm Bá Trực, Mười Hải, Nguyễn Văn Hoanh,Trần Thị Ngọc Hảo, Dương Văn Đầy, Nguyễn Trường Cổn, Nguyễn Đăng Trừng, Nguyên Hạo, Nguyễn Thị Liên Hoa … đâu rồi? Các anh chị thấy thế nào với mức án bằng ba mạng rưởi người cho 13 bài hát của hai nhạc sỹ trẻ? Sao các anh chị không viết báo để bảo vệ hai nhạc sỹ phải chịu tù đày vì lòng yêu nước?
Các Dân Biểu Nguyễn Văn Binh, Nguyễn Tuấn Anh, Đặng văn Tiếp, Nguyễn Văn Cử, Dương Minh Kính, Nguyễn Trọng Nho, Nguyễn Văn Kim, Nguyễn Đức Cung, Vũ Công Minh, Đỗ Sinh Tứ, Nguyễn Hữu Hiệu, Trần Văn Tuyên, Hồ Ngọc Nhuận, Nguyễn Ngọc Nghĩa, Nguyễn Phúc Liên Bảo, Nguyễn Công Hoan, Lý Trương Trân, Phan Thiệp, Huỳnh Ngọc Diêu, Trần Văn Thung, Trần Ngọc Giao, Trần Văn Sơn, Trần Cao Đề, Phan Xuân Huy, Tư Đồ Minh, Đinh Xuân Dũng, Lê Đình Duyên, Lý Quý Chung, Kiều Mộng Thu, Nguyễn Văn Hàm, Nguyễn Văn Phước, Nguyễn Hữu Thời, Nguyễn Mậu, Nguyễn Phước Vĩnh Tùng, Mai Ngọc Dược, Hồ Văn Minh, Đoàn Mai.. đâu rồi sao không ra tuyên cáo phản đối phiên tòa của những kẻ bán nước xét xử và kết án người yêu nước như chư vị đã từng tuyên cáo phản đối chính phủ Việt Nam Cộng Hòa đã bắt bớ các phần tử trí thức phiến loạn cộng sản trước đây?
“Các thầy” Ngô Kha, Tôn Thất Dương Kỵ, Tôn Thất Dương Tiềm, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Nguyễn Đức Xuân mô cả rồi hè? Răng không bãi khóa, xuống đường để cứu hai em Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình với?
Phong Trào “Hát Cho Đồng Bào Tôi Nghe” đâu rồi? Sao các anh không tiếp tục HÁT CHO ĐỒNG BÀO TÔI NGHE VÀ NGHE ĐỒNG BÀO TÔI HÁT” nữa đi?
Ngày 30 tháng 10 năm 2012
Nguyễn Thu Trâm
0 nhận xét:
Đăng nhận xét