Thứ Tư, 21 tháng 11, 2012

THỰC CHẤT NHỮNG CUỘC CÁCH MẠNG (Kỳ 4)


LTCGVN (21.11.2012)

THC CHT NHNG CUC CÁCH MNG

Kính Dâng Tặng Tổ Quốc Và Đồng Bào Việt Nam


VI. VŨ LỰC VÀ BẠO ĐỘNG 

   Chúng ta thấy trong các cuộc cách mạng thường đi sóng đôi là vũ lực và bạo động.Điểm này người ta thường đồng hóa cho cả hai.Tuy nhiên cũng hiện hữu một số lớn phong trào cách mạng không dùng đến vũ lực và bạo động (non-violence) của mình để tranh đấu đạt thắng lợi.Chúng ta có thể khảo cứu cùng đi vào sự phân tích và thành qủa đạt được của những loại cách mạng kiểu này.

   Để có dữ kiện chúng tôi xin đua ra những điển hình cụ thể của lịch sử: hai khuôn mặt thời danh đực độ, hầu như nhân loại ai cũng biết đến, nhất là giới trí thức và làm chính trị, đó là trường hợp của Thánh Mahatma Gandhi và Mục Sư Martin Luther King. Ngoài ra chúng tôi có thể kể thêm những khuôn mặt gần những thập niên chúng ta hơn là cựu Tổng Thống Lech Walesa và phong trào Đoàn Kết của ông (17).Thêm một con người nữa, nhờ ông mà cộng sãn Đông Âu và Khối thế giới cộng sản tan rã là cựu Tổng Thống Mikhail Gorbatchev qua diệu kế: “Prestroika và Glasnot, Cởi Mở Và Tái Phối Trí” (18). Song chúng tôi nghĩ dùng một danh từ đúng với chiến lược, chiến thuật tranh đấu và những hội tố của việc làm, nên chúng tôi xin gọi là “tái cách mạng”. Cả hai ông Lech Walesa và Mikhail Gorbachev đã biết sử dụng tài trí khôn ngoan và long can đảm của mình để tranh đấu, tránh dùng vũ lực thô bạo để đạt nhân tâm cùng lôi cuốn dư luận quốc tế.Những vị trên đây tranh đấu từng bước một với thời gian để đạt thắng lợi có được cho Đất Nước họ.Ai bảo rằng các ông ấy không yêu Nước, không thành công?


   Qủa chúng ta không thể phủ nhận những vị trên đây là những mẫu gương hành động, đập vào trong tâm thức chúng ta, trong tư tưởng cùng nhận thức và quan sát của chúng ta, là cái giá trị cùng thành qủa của việc tranh đấu tránh dùng vũ lực của các vị ấy hầu như đã ăn sâu vào trong ý tưởng của con người. Nhất là, tầm mức của nó được hiệu dụng bởi những phong trào tranh đấu chống thưc dân, chống cộng sản trong qúa khứ cũng như hiện tại đã đem lại những chiến thắng lớn cho dân Ấn Độ, khối Đông Âu và Liên Bang Sô Viết (19).

    Thế đó những đìều quan hệ và liên quan đến vấn đề chiến thuật, chiến lược cùng kỹ thuật tranh đấu “không dùng vũ lực” đã được thực hiện và xảy ra qua các biến động của lịch sử nhân loại vừa qua.Qủa đã có rất nhiều sách và bài báo được ấn hành cùng xuất bản. Song chúng tôi thấy một trong những sách và bài báo hay đó có giá trị được đăng trong tạp chí “Sociological Inquiry” với tựa đề “Analysic of Non-Violence in Theory and Fact”. Bài báo tuy đã lâu nhưng lại có một phân tích sâu sắc, nên chúng tôi lấy lại một vài điểm hay cho chúng ta cùng nhau học hỏi hay có thể áp dụng tranh đấu cho tình hình Đất Nước Việt Nam ta hiện tại dưới chế độ độc tài, hà khắc của Hà Nội.

6.1. Những Phân Tích Lý Thuyết Của Thuyết Không Dùng Vũ Lực Và Bạo Động

    Chúng tôi được biết có rất nhiều tác giả họ có cùng một quan niệm về các điểm tâm lý không dùng đến vũ lực.Đây là trường hợp của Paul Hare (20), theo quan niệm của ông, thì ông phân biệt ra ba kiểu của những dạng thái khác nhau: là thống trị, áp chế (domination) hay là qui thuận và phục tùng (soumission); bản tính tiêu cực hay là tích cực (positif ou négativf); hướng về mục đích tốt hay là tà hướng (xu hướng). Cũng nhờ những điều tìm hiểu về tâm lý con người, cũng như qua các tiên đoán, các dữ kiện và những phân tích và những phản ứng khác nhau của họ để ta có thể phối hợp dấn than với những đa tạp khác nhau này.

    Cũng thế, như quan niệm tâm lý của Sydney I. Perloe, với ông nghĩ, đó chính là xây dựng trên lý thuyết của các thay đổi thái độ, dạng thái, và được khảo nghiệm kỷ để tạo nên một tác động không dùng vũ lực và bạo động, hầu có những may mắn đi tới kết qủa.Điều quan trọng là chúng ta phải biết bền gan tranh đấu mới có thắng lợi.

     Cũng trong tập san này, theo quan niệm xã hội học, thì chúng ta có một sự phân tích tuyệt hảo của nhà xã hội Judith Stiehm.Theo quan niệm của nhà xã hội học này, là sự xây dựng trên một hòa điệu nền tảng nhân bản của con người, và như thế, thường là đối kháng lại tất cả sự cưỡng bức, đối kháng lại tất cả mọi hành vi bạo lực cùng áp chế. Có nghĩa đây là sự ý thức tránh dùng vũ lực và bạo động theo lương tâm.Do đó, trong hình thức thứ hai này người ta nghĩ rằng những quyền tranh đấu vì quyền lợi là một sự việc lành mạnh trong xã hội.Tuy nhiên không dùng vũ lực hay bạo động, là cách thức tiết kiệm sự hy sinh nhân lực cùng tài lực để giải quyết mọi vấn đề của con người và xã hội, đây là cách thức bất bạo động thực tiễn, và con người đã có nhiều thành công đạt được (21).

   a. Không bạo động vì lương tâm, thì chú ý đến phương tiện hơn là mục đích của nó.Chúng ta thấy những cuộc xung đột, gây chiến tranh và đánh nhau là do ở sự thiếu thông giao.Do thế để giải quyết những khó khăn và vấn nạn này, thì cần phải đến sự đối thoại.Vì người ta hiểu được những nguy hiểm cùng tai hại của các cuộc xung đột, tranh chấp, đánh nhau, thì thường đem đến các tai hại về nhân sự, cũng như sẽ dễ trở nên cuộc đổ máu cho dân chúng. Nhờ các lý do tâm lý này tạo nên một yếu tố tỉnh thức con người vì lương tâm.

   b. Còn việc bất bạo động thực tiễn, thì không muốn loại những cuộc xung đột, nhưng lại là thử nghiệm vài hình thái tranh đấu, được thực hiện như là một “vũ lực biểu tượng, violence symbolique”, hay là tính cách “nghi thức hóa cuộc chiến đấu, ritualiser la lutte”.Việc làm này cũng dựa trên số đông người hơn là những cá nhân riêng rẽ.Cũng chính việc làm này biết sử dụng phương thế chinh phục con người theo phương pháp của khoa học nhân bản.

   Như thế chúng ta thấy cái khác biệt rất lớn giữa hai lập trường này.Một lập trường muốn gỉai qưyết những cuộc xung đột nhờ ở một sự thông giao; lập trường kia thì do một hành động trên những cơ cấu của quyền hành.Một lập trường cốt yếu dựa trên nền đạo đức cá nhân, và lập trường kia thì dựa trên đạo đức của trách nhiệm cùng với một phân tích xã hội. Lập trường A thực hiện bởi những tác động cá nhân hay tương đồng, lập trường B do những hành động thảo luận, hiệp nghị.Tuy nhiên lịch sử chứng minh cho chúng ta thấy thường có sự hổ tương, tác dụng giữa hai loại bất bạo động và tránh dung vũ lực này.

    Theo như Victor Lidz phẩm bình về các lập trường này, thì ông nói cả hai hình thái bất bạo động không có đối nghịch nhau, nhưng định vị trong cùng một xã hội (22).

    Chúng ta thấy hiện tuợng các cuộc tranh đấu bất bạo động không dùng đến vũ lực đã được con người áp dụng và nó tỏa rộng khắp hoàn vũ.Qua những biến chuyển xảy ra trong những thập niên qua do từ những cuộc tranh đấu của sinh viên Trung Quốc, đòi hỏi nhà cầm quyền Trung Cộng phải dân chủ hóa, đã thành như một ngòi nổ đánh thức lương tâm, lòng can đảm của các sinh viên, thợ thuyền, dân chúng Khối Đông Âu. Để rồi nhờ những cuộc xuống đường vĩ đại, ồ ạt liên tiếp tranh đấu không dùng vũ lực, nhưng ở họ là ý chí, con tim cháy lữa khao khát tự do; và chính nhờ vào vũ lực cùng ý chí, lòng can đảm này, dân chúng các nước cựu cộng sản Đông Âu dám xuống đường đòi hỏi dân chủ không sợ súng đạn, xe tằng của cộng sản, nên họ đã đánh ngã được các thành trì cộng sản ngoan cố, sắt máu như Ba Lan, Hung Gia Lợi, Đông Đức, Tiệp Khắc, Lỗ Ma Ni, Bảo Gia Lợi, An Ba Ni và Khối Liên Sô cùng Nga Cộng.

    Do thế, chúng tôi thiết nghĩ nhờ lòng nhiệt thành, ý chí cùng biết tổ chức, tạo khích động cho quần chúng hiểu được giá trị của dân chủ để cùng nhau xuống đường tranh đấu tập thể tất sẽ thắng. Yếu tố thứ hai đòi hỏi sự can đảm dấn thân như gương tranh đấu của dân chúng Lỗ Ma Ni.Tuy trả giá hơi đắt thật đó, nhưng dân chúng đã đánh gục được vợ chồng tên bạo chúa Caucescu cùng đồng đảng của ông ta (23). Hoặc nữa như gương của Boris Elsine cùng dân chúng Nga đã có những cử chỉ can đảm và lòng anh dũng xuống đường đẩy lui những chiếc xe tăng cùng họng súng đại bác của bọn cộng sản điên cuồng Nga Sô, để mở đường cho một tiến trình dân chủ hóa ở Nga như ngày hôm nay. Và dân chúng Lybie đã bất chấp súng đạn, máy báy bỏ bom  đối với tên ngang ngược hung dữ Kadafi, đứng lên đánh gục cho bằng đưọc tên độc tài cuồng tín này, cũng như sinh viên dân chúng Tunisie và Ai Cập xuống đường rầm rộ đánh ngả cho đưọc tên độc tài Moubarack và Ben Alli. Việt Nam chúng ta thì sao ? Lý nào dân chúng và anh chị em Sinh Viên yêu Nưóc không đánh gục được nhà nưóc bạo ngược Hà Nội và cái Đảng gian phí của chúng chăng ?


6.2.  Phân Tích Thực Dụng Của Hành Vi Bất Bạo Động    

    Qua hai ví dụ điển hình mà chúng tôi đưa ra ở phần trên có thể cung cấp cho chúng ta trong sáng thêm về việc không dùng vũ lực và bạo động. Giờ đây để có dữ kiện thực dụng, chúng tôi xin lấy lại tư tưởng của Sterntein trong buổi nói chuyện của ông với “Phong Trào Hòa Giải, Mouvement Pour La Réconcilation” tại Vienne vào tháng 4 năm 1968.Tại đây tác giả đã tường thuật lại việc làm tranh đấu với thực dân Anh của thánh Gandhi. Và ông kể lại làm thế nào thánh Gandhi phân tích tình trạng thực dân? Theo ngài, thì việc tranh đấu bất bạo động, không dung vũ lực là “tương đồng luân lý của chiến tranh, l’équivalant moral de la guerre”.Thực vậy, chúng ta biết để một chánh quyền điều hành được, thì phải có một việc tối thiểu của sự điều hòa guồng máy cai trị, tất nhiên mọi quyền lực cần đến một việc luân lý đạo đức.Do đó, khi chánh quyền ỷ thế vào sức mạnh và quyền lực của súng đạn, công an hay quân đội, để đàn áp, cưỡng bức và khủng bố kẻ yếu cùng người đối kháng, thì chính sự cưỡng bức và đàn áp, bức chế kẻ yếu, người dân cùng người đối kháng này của chánh quyền, có thể tạo nên cho người đối kháng thêm sức mạnh và chính nghĩa (bởi vũ lực của người yếu là sức mạnh vào tinh thần cùng ý chí kiên cường vững bền). Qua đó tác giả cho chúng ta thấy được hành động tiên khởi của thánh Ganhdi, là thiếp lập trên một kế hoạch (programme), và tiếp nối dựa trên một chiến lược (stratégie).Kế hoạch và chiến lược của ngài chia ra làm ba giai đoạn như sau: là biểu tượng kháng cự (résistance symbolique), có nghĩa là diễn hành, biểu duơng, chứng tỏ và phản kháng (demonstration, marches, protestation); chiều hướng tự vệ, phòng thủ, có nghĩa là đình công, không hợp tác, từ chối trả tiền thuế, từ khước phục vụ quân đội cho thực dân Anh (grève, non-coopération, refus de payer l’impôt, refus de service militaire); sau là chiếu hướng kháng cự, gồm có sự tẩy chay, ngồi biểu tình, sự chiếm đoạt v.v.(boycott, sit-in, occupations), và thánh Gandhi đã thành công vinh quang đánh đuổi được thực dân Anh và dành lại độc lập cho Nước Ấn Độ. Hai thập Niên vừa qua ông Lech Walesa cùng nghiệp đoàn Đoàn Kết của ông, đã dùng một trong những thủ thuật này đối với Nhà Nước Ba Lan để có chiến thắng như chúng ta đã thấy.

    Còn trường hợp thứ hai, chúng ta có thể lấy lại tư tưởng của Emmanuel Wallenstein (24).Theo ông nghĩ, trong xã hội kỹ nghệ thịnh vượng vật chất thì bạo lực đã mất đi cái hiệu lực của nó.Thực thế, sự tương quan của kẻ mạnh trong xã hội như hai người nghèo chống lại một người giàu đã bị đảo ngược, vì tài đối thoại và thuyết phục đã trở nên phương thế hữu hiệu hơn cả, Do thế, làm một cuộc cách mạng chỉ là một việc không tưởng đối với xã hội này.

    Tuy vậy, với các điều nói này sẽ có cái khác biệt trong những quốc gia đang khai triển.Bởi theo bình diện quốc tế mà tác giả nghĩ rằng, do kinh nghiệm của những quốc gia phát triển sẽ làm mất đi điểm này.Vi sợ làm một cuộc cách mạng, họ có thể chọn lựa một con đường khác để thực hiện là sự cải cách (la voie réformiste).Có lẽ hiểu được điều này mà ông Đặng Tiểu Bình đã áp dụng phương thế cải cách kinh tế để cứu vãn cho Trung Quốc đang gặp lúc khốn đốn. Song khôn ngoan, can đảm và thực tiễn, nên ông Gorbatchev đi xa hơn, là cải cách cả chính trị lẫn kinh tế (réforme politique et réforme économique) cho Liên Sô (25).

6.3. Phân Tích Thực Tiễn Con Đường Dùng Vũ Lực

    Giáo Sư Fanon trong loạt bài khảo cứu: “Những Địa Ngục Trần Gian, Les Dammés De La Terre” (26), ông đã thực hiện một việc phân tích rõ ràng để đập mạnh vào cảm xúc của độc giả đến vấn đề dúng vũ lực hung bạo này. Ông trình bày cho người đọc thấy qua cuộc chiến của Algérie, và ông lưu ý người đọc cùng chúng ta cái giá trị kinh hoàng của con người và xã hội phải trả, là cái chết và sự tàn phá của chiến tranh.Tuy nhiên theo ông nghĩ dùng vũ lực trong một cuộc cách mạng là một diễn tiến có thể cần thiết, khó có thể phủ nhận, mặc dầu điều ấy là điểm người ta gọi là vô nhân đạo.Song các điều tác giả lưu ý cho chúng ta đây, là khía cạnh tâm lý, chứng tỏ cho chúng ta một loạt phân tích trường hợp này.

    Người ta biết trước khi chết Che Guevara đã thực hiện một bài hiệu triệu cùng toàn dân như la phương thế của cách mạng, không chỉ là dùng vũ lực cho cách mạng, nhưng còn tạo nên một sự hận thù để gây chết chóc trong lòng các cán bộ của ông. Không đâu xa, cộng sản Việt Nam đã dùng vũ lực cùng sự trả thù một cách man rợ nhất đối với người dân xứ Kinh Thành hiền hòa, là cảnh Tết Mậu Thân 1968 ở Huế mà họ đã chôn sống hơn năm ngàn người dân lành vô tội (27). Thêm nữa, sau khi cộng sản Hà Nội cưỡng chiếm được Miền Nam, thì họ đã trả thù một cách đê tiện, là bỏ tù hàng triệu người quân nhân cán chính miền Nam, dùng vũ lực thô bạo để cướp tài sản, cướp vợ của những người bị trói tay thất trận. Chúng ta có thể tha thứ, thông cảm trong cuộc chiến, khi giao chiến, hay đang lúc tranh đấu có thể dùng vũ lực vì lắm lúc xảy ra ngoài ý muốn của chúng ta.

    Ở đây chúng tôi muốn nói thêm, là qua các tập tài liệu của các cơ quan nhân quyền quốc tế trên thế giới, với những tập hồ sơ phân tích thực tế và bằng chứng cụ thể và xác thực về việc dung bạo lực của chánh quyền đối với con người, thì các quốc gia độc tài, quân phiệt và cộng sản là thường vi phạm trắng trợn đến các luật nhân quyền (28). Họ viện cớ và chụp mũ cho người dân các tội phạm để rồi đàn áp một cách dã man.Nói như Đức Cố Hồng Y khả kính người Ba Tây là Herder Camara “la violence établie sur la terre, sự bạo lực được thiếp lập trên trái đất”.Có nghĩa là bạo lực đang nằm trong các cơ cấu của xã hội chuyên chế chính trị cùng cộng sản độc tài và quân phiệt. Cuối cùng để lưu ý chúng ta hơn về câu trả lời của bạo lực cách mạng, là bằng một sự đàn áp dã man rất hung hăng của “cảnh sát (công an) nhân dân hay do quân đội nhân dân”: thực như một lũ thú rừng họ ra tay đàn áp những phong trào sinh viên cùng thợ thuyền tranh đấu cho quyền lợi của mình, cho ý thức dân chủ, tự do. Trên thế giới ai lại không biết và không kinh tởm cảnh đàn áp hung bạo tàn nhẫn của Đặng Tiểu Bình và Lý Bằng đối với những khuôn mặt sinh viên hiền hòa tranh đấu cho người dân Trung Hoa, có đưọc sự hiện hữu của một thể chế dân chủ và một nền tự do nhân bản, thế mà các ông lại dùng đến súng đạn và xe-tăng càn quyét. Ai cũng kinh hoàng, ghê tởm cách trả thù bằng lối xử tử người một cách man rợ hơn cả thú vật của Nhà Nước Bắc Kinh, khi họ kê súng vào miệng nạn nhân để bắn (29). Còn nữa, trong những năm tháng qua, các nhà Sư Lạt Ma và sinh viên dân chúng Tây Tạng đã đứng lên đòi lại quyền tự trị của Đất Nước mình đã bị Trung Cộng xâm thực và đô hộ. Cuộc biểu tình tranh đấu ôn hòa của người dân Tây Tạng đòi lại điều hợp lý cho Đất Nước mình, thế mà Hồ Cẩm Đào đã ra lệnh xã súng đàn áp cuộc tranh đấu và bắt bỏ tù các nhà Sư Lạt Ma và dân chúng Tây Tạng yêu Nước của mình. 

Thêm nữa, cũng trong những năm trước đây các cuộc xuống đường bất bạo động của các nhà Sư Miến Điện đòi hỏi chánh quyền quân phiệt phải tôn trọng nhân quyền, dân chủ và tự do cho người dân.Chánh quyền đã không đáp ứng nguyện vọng chính đáng của các nhà Sư thì chớ, trái lại họ lại cho quân lính và cảnh sát đàn áp, bắt bớ và khủng bố các nhà Sư. Tại Việt Nam thì Quốc Tế và người dân Việt, ai ai cũng biết Nguyễn Tấn Dũng và bọn phỉ quyền Hà Nội đã ra lệnh cho hàng trăm công an dã chiến với dùi cui, lựu đạn cay, một bầy chó điên đến giáo xứ Thái Hà ở Hà Nội, để đàn áp các tín hữu công giáo tranh đấu cho lẻ phải và công lý, công bằng. Được lệnh trên ban xưống, thì lũ công an này mặt đứa nào cũng đằng đằng sát khí, vô nhân tính và phi tình tự đồng bào, chúng như con hổ đói xổ chuồng, điên cuồng, say máu gầm vang lao vào tấn công đánh đập, tung lựu đạn cay vào các giáo dân hiền hòa của giáo xứ Thái Hà làm cho nhiều giáo dân bị thương tích nặng. Những cuộc xuống đường của các người dân Việt Yêu Nước trong nhũng năm tháng qua chống Tàu Cộng cướp đất, cướp biển, cướp tài nguyên Đất Nước của chúng ta. Nhà Nước Hà Nội không hoan nghênh quần chúng xuống đường chống sự sai trái, bá quyền của Trung Cộng thì chớ, lại ra lệnh cho công an, và bọn đầu gấu du côn, đánh dập, bắt bỏ tù người dân và các sinh viên yêu Nứớc này : điển hình Nhà Báo Điều Cáy Nguyễn Văn Hải, Nguyễn Văn Chiến, Nhạc Sĩ Việt Khang, Chị Bùi Thi Minh Hắng, Chị Tạ Phong Trần, Cô Sinh Viên Nguyễn Phượng Uyên vv..
Công an đạp vào mặt người biểu tình
(còn tiếp)
Nam Giao Lê Thiện Bình
Tác giả gửi riêng cho Lương Tâm Công Giáo Việt Nam

0 nhận xét:

Đăng nhận xét