Thứ Ba, 20 tháng 11, 2012

THỰC CHẤT NHỮNG CUỘC CÁCH MẠNG (Kỳ 3)

LTCGVN (20.11.2012)

THC CHT NHNG CUC CÁCH MNG

Kính Dâng Tặng Tổ Quốc Và Đồng Bào Việt Nam




V. NHỮNG CƠ CẤU GUỒNG MÁY VÀ KỶ THUẬT CỦA CÁCH MẠNG 

    Chúng tôi thiết nghĩ đây là trong lãnh vực của những phân tích tỷ mỷ, có thể đem đến những điều trong sang quan trọng cho chúng ta.Thế nhưng trong thời cận đại người ta thiếu các việc khảo cứu trên điều này. Chúng tôi biết một trong những tác phẩm trội hơn cả chúng ta đang có là của Boris Goldenberg, là “Latin Amerika und die kurbanische Revolution, Châu Mỹ La Tinh và Cuộc Cách Mạng của Người Cu Ba” (11). Ông giúp chúng ta hiểu sâu cách đi vào những guồng máy, cơ cấu cùng kỷ thuật, là đóng một vai trò quan trọng trong cuộc cách mạng, hầu có thể thành công. Chúng tôi xin dẫn lược và phân loại như sau:

5.1. Những Tiến Trình Cách Mạng

    Làm thế nào người ta từ trong cảnh huống tiền cách mạng để trở thành cuộc cách mạng thật sự?Qủa thật nhờ vào nhũng phân tích cụ thể cho chúng ta thấy rằng “những cuộc cách mạng lãng mạn, hay những ý niệm mơ hồ” (le romantisme révolutionnaire) thì không đủ các hội tố để gọi là cuộc cách mạng thật sự.Bởi vì nếu là cuộc cách mạng thực, thì phải có tổ chức, có cơ cấu, có phương sách và lập trường, hoặc có chủ thuyết và chiến lược cùng chiến thuật hẳn hoi.Ví dụ chúng ta hiện nay không chấp nhận phỉ quyền cộng sản Hà Nội, và không lập được chánh phủ lưu vong, nhưng chúng ta có các đảng phái như Việt Nam Quốc Dân Đảng, Đại Việt Đảng, Các Cộng Đồng Việt Nam Hải Ngoại, Khối 1706 ở  Hoa Kỳ (Chị Hoàng), Khối 1906 ỏ Úc Châu là Anh Trương Hoàng Qụân và ông Trương Quốc Hùng. Còn trong Nước có Khối 8406 mà khuôn mặt đại biểu, sáng chói cho khối này là Linh Mục Nguyễn Văn Lý được các hội nhân quyền, hôị nhà báo và nhà văn cũng như nhiều chánh phủ, nghị sĩ quốc hội trên thế giới biết đến tên tuổi, đến sứ tranh đầu can cường của ngài cho các sự tự do và nhân quyền cùng dân chủ cho người dân Việt Nam.. Tuy nhiên có điểm đáng buồn là những năm qua người Việt Hải Ngoại chán ngán và đã nhận rõ những “phong trào kháng chiến ma, những hội đoàn cách mạng, đảng phái, liên minh rỡm” tự mình khóac áo “chống cộng” vái với nhau, tự phong chức, phong tướng cho nhau trong cộng đồng chúng ta. Lý thực họ không có thực lực, không có đảng tính, không có chiến lược và chiến thuật tranh đấu bền bỉ, do đó đã làm mất đi niềm tin cùng bầu nhiệt huyết của một số người Việt Hải Ngoại.


    Chúng ta tạm bỏ qua những trò bịp bợm “kháng chiến rỗng, cách mạng ma, hội đoàn, đảng phái rỡm” mà những danh xưng thật kêu nhưng lại là rỗng không như chúng tôi đã nói ở trên, có vẽ lãng mạn hơi nhuốm màu “điện ảnh và tiểu thuyết”.Đề rồi chúng ta quan tâm đào sâu cùng phân tích những cái hiệu lực và hiệu năng của những cuộc cách mạnh đã xảy ra thành công trong long thế giới. Để có cốt liệu dựng nên, chúng ta có thể lấy điển hình cuộc cách mạng thời danh 1789 của người Pháp; cách mạng Tân Hợi 1911 của Tôn Dật Tiên và cuộc cách mạng của người Nga vào năm 1917, cùng một năm tại Đức, hay nữa là cuộc cách mạng của dân Mễ Tây Cơ và cuộc chiến tranh nội chiến của dân Tây Ban Nha năm 1930; cũng như cuộc cách mạng của toàn dân Việt Nam đánh đuổi quân Pháp và Nhật vào năm 1945 mà Hố Chí Minh và các cán bộ của ông đã cướp công kháng chiến của toàn dân cùng các đảng phái quốc gia. Sau cùng, là cuộc cách mạng nằm 1949 tại Trung Hoa lục địa; của người Cu Ba năm 1959 và tại Ba Tây vào năm 1964 vv., làm những đề tài học hỏi và so sánh.  

    Qủa bất cứ một qúa trình tranh đấu nào và một tiến trình cách mạng nào, thì phải luôn có vị lãnh tụ (leader) cùng hợp với cán bộ và ngưòi dân, để cùng chung nhau lý tưởng hầu thiếp lập nên một guồng máy, một cơ cấu, một phương sách, có chiến thuật và chiến lược tranh đấu hầu đạt thắng lợi. Nhờ qua nhóm người này cùng những cán bộ, họ thường cùng nhau tích cực hoạt động hầu khai triển cho phong trào thêm lớn mạnh. Điều chúng tôi muốn gợi ra là vai trò của những hội đoàn, của các đảng phái và cán bộ cùng các thành viên trong tất cả cuộc cách mạng là rất quan trọng và cụ thể, để làm chuyển động bánh xe cách mạng xúc tiến.

    Ở đây chúng tôi xin đưa ra những hình ảnh cụ thể cho chúng ta lưu ý các vai trò của những phong trào, của các nhóm người trong tất cả các cuộc cách mạng.Đơn cử, phải có những nhóm tạo áp lực, những nhóm liên kết cùng nhau tranh đấu, thường họ là những người đối kháng với chánh quyền hiện tại (Hà Nội), hay vì quyền lợi của Dân Tộc và sự sinh tồn của Quốc Gia vv., để hợp lý hóa lý do cách mạng. Tìm hiểu lịch sử Pháp, thì chúng ta thấy những cuộc xuống đường của dân Pháp phá ngục Bastille vào ngày 14 tháng 7 năm 1789 tạo nên cuộc cách mạng thời danh của Pháp.Từ cuộc cách mạng này làm hội tố và kiểu mẫu cho những cuộc cách mạnh khác của nhiều quốc gia trên thế giới.

    Thực là thi vị cho những nhà viết sử về các cuộc cách mạng, cho những người may mắn được tham dự vào những chuyển biến của lịch sử cách mạmh.Do đó chúng ta có thể chia ra thành hai nhóm người: trước hết, cho nhóm người tiến hành luận thuyết về cảnh huống và trạng thái khởi sinh nên cuộc cách mạng; và cho nhóm sau, là giải thích cùng chứng minh theo luận thuyết của những cuộc âm mưu, đảo chánh và tạo phản.

    Tuy nhiên các cuộc cách mạng khi diễn biến xảy ra thì thường giống nhau một điểm, là sự kiên trì cùng sự kết tinh của những người trong hai nhóm, gồm những đảng viên kỳ cựu và những tân đảng viên.Qua đó chúng ta thấy họ có một thời kỳ nhiệt thành với cách mạng hầu tạo nên sự hiệp nhất của những người theo chủ nghĩa lý tưởng và những người theo chủ nghĩa thực tế (idéalistes et réalistes). Song sau đó, thì họ xảy ra những cuộc tranh đấu chống nhau trong cục bộ để nắm quyền như trong các đảng cộng sản ở Nga, Trung Hoa, Việt Nam, Bắc Hàn, Cu Ba v.v..Chúng ta thấy không thiếu gì cảnh những con cá lớn nuốt cá bé tranh quyền, tranh chức, tranh ăn trong xã hội cộng sản.Họ có một thời kỳ sống nghiêm khắc để thanh lọc hang ngũ, hầu cứu lấy những gì họ đã tạo được qua cuộc cách mạng.Cuối cùng là một sự điều hòa, để hội đủ những trật tự mới của các việc cũng như những dự án mà họ đề ra.

    Chúng tôi thiết tưởng để chúng ta lưu ý và học hỏi tất cả những cuộc cách mạng xảy ra trong thế giới, lắm lúc có những cuộc cách mạng không thích hợp cho môi trường này, cũng như không được thừa nhận ở xã hội khác.Lý do đơn giản là chúng ta phải biết áp dụng phương sách cách mạng theo nhu cầu của xứ sở mình, cũng như theo lòng mong muốn của toàn dân.
  
5.2. Những Điều Kiện Thực Hiện Cuộc Cách Mạng

    Chúng tôi biết theo nhà xã hội Anh là Harry M. Johnson, vị giáo sư nỗi tiếng chuyên môn nghiên cứu về các hiện tượng chính trị và xã hôi trong thế giới (12). Với ông có tất cả sáu điều kiện để thực hiện một cuốc cách mạng: là một đoạn tuyệt với trật tự (cũ), một ý thức công luận, một lãnh tụ, một nhóm người (cán bộ) làm cách mạng, một ý tưởng và chủ thuyết làm cách mạng, cuối cùng một chình thể (chánh phủ) tân thời, nhất là tinh thần và tấm lòng theo lý tưởng. Một điểm quan tâm giúp chúng ta có thể khảo cứu, quan sát những nguyên nhân xa, hay là trực tiếp của những cuộc cách mạng, là thực trạng xã hội: cụ thể như những biến động và biến cố tại quê hương cùng những biến động những năm qua tại Đông Âu, tai Nga, tại Phi Luật Tân, Nam Duơng, Thái Lan, Tây Trạng, Miến Điện, Tunisie, Ai Cập, Lybie vv., hầu cho ta khảo sát, có các dữ liệu để làm cách mạng hầu đạt được thắng lợi vẽ vang.

    Các thập niên gần đây chúng ta thấy xuất hiên những nhà lý thuyết nói về cách mạng.Ví dụ như Herbert Marcuse qua tác phẩm đưọc biết đến của ông: “L’Homme Undimensionnel, Chiều Kích Con Người” (13), theo ông nghĩ có một tiến trình sinh xuất mới của thời nay, mà đặc tính chủ yếu của cách mạng đã bị thay đổi bằng những cuộc tranh đấu giai cấp của các thế hệ trước. Ông cũng nghĩ rằng sự lên án xã hội kỹ nghệ bóc lột người, là kiểu của tư bản mà người cộng sản hay nói đến để “ru ngủ” lớp dân đen và thợ thuyền, thì nay lời hiệu triệu đó cho một cuộc cách mạng của người cộng sản không còn “ăn khách” nữa. Lý tự nhiên và sự kiện của ngày nay như chúng ta đã thấy giai cấp thợ thuyền ở các nước tư bản kỹ nghệ được sung túc và có tự do hơn. Vì vậy vai trò sinh động của họ, là tranh đấu bằng một phương pháp mới nhờ qua các nghiệp đoàn để đòi hỏi quyền lợi với chủ nhân ông hay chánh quyền.

5.3. Những Vai Trò Chủ Động Của Cách Mạng 

    Tuy những vai trò và công việc có khác nhau cho mỗi người, thế nhưng tất cả mọi người đều luôn sẵn sang trong tư thế, hầu làm cho diễn tiến của cuộc cách mạng luôn được sinh động. Một cuộc cách mạng không thể khai triển bởi một tiền trình hoàn toàn ngẫu nhiên.Do thế, cuộc cách mạng sẽ không nảy sinh được nếu không có hoàn cảnh thời tiền cách mạng.Vậy thì cuộc cách mạng không là thành qủa tất định, nhưng là do những cảnh ngộ, tình thế, tạo nên có một bước đầu đến khởi phát.Nhờ đó phong trào không thể đảo ngược.Hơn nữa, sự kiện nói lên những yếu tố cũng những nhân vật đóng vai trò lãnh đạo hay là nhiệm vụ cốt yếu cho cuộc cách mạng thật là quan trọng, hầu tạo cho cuộc cách mạng có thể tất thắng.

    Thực muốn tạo nên một hài kịch, thì đòi hỏi người soạn kịch đến diễn vai của tuồng phải cố gắng tập dợt nhuần nhuyễn cho vở kịch mình được thành công.Cũng thế, muốn tạo nên một cuộc cách mạng, thì lẽ đương nhiên đòi hỏi tất cả những người chủ động phải có trách nhiệm và ý thức cao độ do những những hành động của mình, để lôi cuốn quần chúng nghe mình, cũng như tạo nên niềm tin cho họ. Một vở kịch dỡ sẽ gây chán nãn cho người xem.Cũng thế những kháng chiến ma, những hội đoàn, đảng phái rởm không có thực chất và sức mạnh sẽ làm cho quần chúng thất vọng, đi dần đến điểm mất niềm tin vào các đảng phái cùng hội đoàn.

    Ngược lại, muốn tạo một cuộc cách mạng có dư âm và tạo niềm tin cùng hy vọng cho dân chúng, thì không gì hơn sinh xuất ba vai trò khác nhau song là kiểu mẫu cho sự sinh động của cách mạng: trước hết là những vị lãnh tụ, họ là hiện thân của phong trào và là xúc tác cho cán bộ và đoàn viên, đảng viên, cho quần chúng và quốc tế (người ngoại quốc). Ở đây chúng tôi chúng tôi xin đưa ra các mẫu người đáng ngưỡng phục như cựu Tổng Thống Lech Waleza và Havel, Đức Đạt Lai Lạt Ma, Đức Tổng Giám Mục Oscar Romero và Đức Tổng Giám Mục Pius Ncube ờ Zimbawe và Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt, Linh Mục Nguyễn Văn Lý v.v.; kế đến là những người cấm đầu, đẫn đạo, họ hành động như người trung gian, cũng thế họ được gọi là những người phiến động biết tùy nghi, thích ứng mọi hoàn cảnh để gây tiếng vang cho phong trào hay cho đảng phái, có nghĩa là tạo được ảnh hưởng ở lòng dân trong nước cũng như dư luận quốc tế; cuối cùng, là những cán bộ hay những chiến sĩ nồng cốt, họ phải biết tự trọng để chiến đấu theo một phương sách hoàn hảo đã được đề ra, và nhờ qua tác phong làm việc nghiêm chỉnh của họ mà người ta đánh giá cùng xem qua hành động và thành qủa của họ. Thêm nữa, là các hội đoàn, các đảng phái, các cảm tình viên và những nhóm người tích cực hổ trợ cho công cuộc cách mạng cũng thật cần thiết.Vì hiển nhiên một điều là qua những phong trào này có sự nóng bỏng cùng sôi sục của người dân và xã hội, thì sẽ dễ cho chúng ta phát động nhất loạt trong long quần chúng sự nổi dậy của cao trào cách mạng. Để rồi từng mỗi một cá nhân đều có bổn phận kích thích tâm lý, rồi như một giòng thác cuốn mình trong cơn sóng của cách mạng, hầu giúp chúng ta đánh đổ chế độ tàn bạo cộng sản Hà Nội để thay thế một xã hội tốt đẹp hơn. Như chúng tôi đã nói ở phần trên, thì những nhân vật chủ động và cốt yếu để tạo nên một cuộc cách mạng, cũng như châm ngòi nổ cho cuộc cách mạng thành công, qủa rất cần thiết và hệ trọng dường bao!

    Cũng thế, chúng ta thấy trong mọi cuộc cách mạng hầu như người ta thường chú tâm đến vai trò của những người tri thức và văn hóa. Vì họ là người thường tác động trong sự sáng tạo nên các bầu khí của thời tiền cách mạng.Có nghĩa là họ có một nhận định minh bạch và giúp phân tích rõ thời cuộc cùng tình thế cho cách mạng. Họ được xem là những người đóng vai trò lãnh tụ hay dẫn đạo, để rồi họ sẽ làm sinh động cho chế độ. Họ là người có thể giúp tân chánh quyền trong thời hậu cách mạng qua những đề án về chính trị cũng như kinh tế, xã hội, văn hóa, luật pháp v.v. Nói một cách xã hội học, những nhà tri thức có văn hóa đóng một vai trò và địa vị tốt hơn để tranh chấp với bất cứ một chế độ nào.Bởi họ có một đời sống nhạy cảm, để giúp xã hội canh tân, đổi mới; cũng như họ có một trí óc biết tổ chức, phối trí cùng sáng tạo nên chiến thuật và chiến luợc. Cũng điều như thế, chúng ta thấy sự nhạy cảm của các sinh viên hôm nay trước những biến động của thế giới, và nhờ họ mà các nước Nam Hàn, Đài Loan, Nam Dương, Thái Lan, Mã Lai, Phi Luật Tân, Đông Âu, và Nga…đang trên đường xây dựng dân chủ hóa hơn. Nói đến đây, chúng tôi phải nói thêm phẩm cách và uy tín của các vị lãnh đạo tinh thần thật là quan trọng.Vì nhờ sự can đảm và gương yêu Nước nồng nàn, yêu dân chúng và tha nhân chân tình của các ngài nên đã xã thân bênh vực nhân quyền, lẻ phải, đã giúp rất nhiều đến sự sụp đổ của khối cộng sản Liên Sô và Đông Âu.Chắc chằn ai cũng rõ những vị đó là Chân Phước Giáo Hoàng Phao Lô Đệ Nhị, và Đức Cố Hồng Y Tomasek, là giáo chủ người công giáo Tiệp Khắc, cũng như Đức Cố Hồng Y Sin của Phi Luật Tân, các ngài đã đóng góp rầt nhiều cho tiến trình đòi hỏi dân chủ và tự do cho con người (14).

   Quả thật chúng ta thấy có những cuộc cách mạng xã hội và chính trị một đôi khi được hoàn tất do giai cấp lãnh đạo. Vì họ thấy được các nhu cầu cách mạng phải đến và họ hành động ngay, hay đi trước một vài sự việc, như gương của Nhật Bản trước đây.Cấp lãnh đạo và vua quan họ thật là khôn ngoan, nên đã tạo nên một cuộc cách mạng về chính trị và kỹ nghệ cùng văn hóa ở cuối thé kỷ 19 và đầu thế kỳ 20. Trái lại, cùng thời đại ấy vua Tự Đức và các quan lại nhà ta “vẫn còn đắp chăn ngủ say trong vỏ ốc” kém hiểu biết và qua cái khinh mạn của mình, không biết gì hơn qua các sách thánh hiền của Khổng Tử, Mạnh Tử, các pho sách thơ văn của Tô Đông Pha, Lý Bạch, Lê Tháh Tôn,  Nguyễn Du, Đoàn Thị Điểm vv… Vì lỗi của vua quan ta mà bỏ lỡ một dịp may ngàn vàng, khi tiếng chuông cách mạng của nhà đại trí thức yêu nước Nguyễn Trường Tộ dâng những bản điều trần có một không hai của lịch sử Việt Nam cận đại. Đọc kỷ bản điếu trần chúng ta thấy tiên sinh là người biết nhìn rộng, trông xa cho Đất Nước có thể thoát được cảnh ngoại xâm, và tạo cho Nước Nhà hùng cường thịnh vượng. Cái tha thiết của tiên sinh được bộc lộ do nhiệt huyết tuổi trẻ của ngài.Bởi bản điều trần được viết từ năm 1867-1871.Để rồi ngài chết đi khi tuổi ngoài bốn mươi. Đất Nước Việt mật một tài năng và dịp may làm cho dân giàu nước mạnh như Nhật Bản ngày nay.

5.4. Những Chiến Lược Hay Kỹ Thuật

    Nói đến chiến lược hay kỹ thuật là thường tiến hóa và thay đổi tùy thuộc do tình thế xã hội. Chiến lược cách mạng của chủ thuyết Marx như chúng ta được biết qua các thời kỳ tranh đấu, để rồi từ Lénine, Mao Trạch Đông, Che Guevara đã áp dụng và sáng tạo thêm phần chiến lược cùng kỹ thuật của mình. Chúng ta nhận xét trong các quốc gia mới khai triển, thì những quân du kích đã trở nên kỹ thuật và chiến luợc của cách mạng.Không đâu xa, ngay tại Việt Nam ta, thì Việt cộng đã biết áp dụng lối đánh này, có thể không hoàn toàn mới lạ, nhưng tối thiểu họ biết làm mới lại trong cái ý nghĩa áp dụng của nó; và đó là điểm đáng cho chúng ta lưu ý trong các hoàn cảnh và dạng thái của xã hội. Rõ ràng nhất, là qua cuộc phản kháng có tính cách văn hóa, chủ quyền dân tộc, cộng sản Bắc Việt đã đánh lừa được dư luận thế giới qua cái chiêu bài ăn khách, là “Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam” được thành lập vào năm 1960, hầu làm hậu thuẫn và bàn đạp cho sự đánh chiếm Miền Nam của họ (15). 

    Chúng tôi thiết nghĩ những kỷ thuật cùng các chiến lược không dùng vũ lực và bạo động là một nền tảng quan trọng, và là điều người ta ít nói đến, cũng như ít người khảo cứu, học hỏi cho đến bây giờ.Nhất là những kỹ thuật này hướng về nền tảng luân lý, và văn hóa đạo đức của một hệ thống xã hội chính trị. Theo lời đề ra, thì chúng ta cố gắng tìm tòi trong các xã hội những kiểu mẫu của chiến lược và kỹ thuật có hiệu năng.Do đó chúng tôi nghĩ rằng nếu một chiến lược không dùng bạo động và vũ lực mà có hiệu năng, thì chúng ta có thể sử dụng trong những tình thế mà xã hội đó cần phải có một cuộc cách mạng.Chẳng hạn như xã hội Việt Nam ta hiện thực.

    Hiển nhiên một điều, là tất cả những chiến lược sẽ khác nhau đi theo việc hành động của cuộc cách mạng: cuộc cách mạng nhắm vào những quy tắc chung hoặc vào một hệ thống chính trị, hay nữa là cuộc cải tổ toàn bộ xã hội.Chúng tôi nghĩ rằng khi các chiến lược trở nên chính thức hóa, có nghĩa là trở nên một ý tuởng học.Khi đã trở thành ý tưởng học, thì chúng ta có thể học hỏi để áp dụng nó.

5.5. Hậu Cách Mạng

    Chúng ta rõ khi thiết lập nên chế độ cách mạng là chỉ một lúc quyết định đứng đắn, đó là lẽ tất nhiên mà những phong trào cách mạng đã có thể sáng tạo nên “một định chế hoá” như sự thay đổi của ý họ.Thế nhưng nhu chúng ta thường thấy là sau các cuộc cách mạng thì người ta củng cố thêm guồng máy, củng cố cơ cấu hành chánh cũng như vấn đề quốc phòng để quản trị.Nhiều Nước sau thời hậu cách mạng là thời kỳ phát triển quốc gia thêm giàu có.Trái lại nhiều quốc gia sau thời hậu cách mạng, là thời củng cố thêm quyền lực và thanh trừng những người không cùng lập trường, phe cánh hay chánh kiến. Đìển hình như chế độ Sô Viết của Lénine-Stalin đã tạo nên cái hiện thân của tên bạo chúa giết người hơn cả chế độ Nga Hoàng.Còn hơn thế nữa những tên bạo chúa như Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh, Lê Duẫn, Lê Đức Thọ, Trường Chinh, Trần Quốc Hoàng, Hoàng Quốc Việt, Fidel Castro, Causescu, Honecker, Polpot vv., đã giết cả trăm triệu đảng viên và dân lành vô tội qua các cuộc cải cách ruộng đất, cách mạng văn hóa, đấu tố tư bản mại sản, đi học tập cải tạo v.v. Những tên đồ tể khát máu người của thế kỷ hai mươi này bản tính còn man rợ, hung dữ, ác thú hơn cả vua Tần Thủy Hoàng thời cổ.Cũng như thời hậu cách mạng của Pháp 1879 đã tạo nên một Napoléon độc tài và tham vọng hơn các ông vua trước (16).



(còn tiếp)
Nam Giao Lê Thiện Bình
Tác giả gửi riêng cho Lương Tâm Công Giáo Việt Nam

0 nhận xét:

Đăng nhận xét