Sài Gòn – Một nghiên cứu mới đây của WeAreSocial cho biết, số người dung mạng xã hội Facebook cuối tháng 10.2012 vừa qua đã đạt con số 8,5 triệu người, vượt mạng xã hội lớn nhất Việt Nam hiện nay là Zing chỉ mới đạt 8,2 triệu người dung.
Phản ứng của báo chí đảng
Trên trang báo điện tử www.giaoduc.net.vn, thuộc bản quyền của báo Giáo dục Việt Nam, lúc 07:07 am, ngày 16.11.2012 đã phổ biến bài “Cần phải chấm dứt ngay hoạt động của facebook tại Việt Nam”, của độc giả Phạm Quốc Dũng, với ghi chú cuối bài rằng: “Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả”. Câu ghi chú này không lạ lắm với các hang tin quốc tế đang phát hành phiên bản tiếng Việt, nhưng với báo chí lề đảng ở Việt Nam thì là hiện tượng lạ. Có thể Báo giáo dục Việt Nam đã lường trước có thể bị dư luận đập nhiều về nội dung bài báo này, nên dù bị ép đăng, vẫn có thể thoát được sự bối rối lương tâm sau này. Vì ở Việt Nam, báo chí đều kiểm soát, sẽ không bao giờ có bài báo nào được đăng bởi báo chí Việt Nam mà không bị kiểm soát, nên nói như thế là sự thực không muốn đăng, nhưng bị ép. Thế cũng hay.
Tác giả Phạm Quốc Dũng (tác giả) đưa ra những nhận định: (1) “Người dùng facebook có nhiều nội dung vượt quá giới hạn, trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc”, (2) Trên facebook có nội dung xấu bôi nhọ cán bộ cấp cao của nhà nước, khó kiểm soát!
Ở nhận định thứ nhất tác giả tự nhận mình là người sử dụng facebook để đưa ra kinh nghiệm thực tế: “Bên cạnh những mặt tích cực của facebook thì trong thời gian qua, đã xuất hiện không ít cá nhân, tổ chức đã lợi dụng facebook để bôi xấu, có những hành động vượt quá khuôn khổ của kỷ cương và pháp luật cho phép”.
Còn nhận định thứ hai, tác giả đưa ra trường hợp cụ thể: “Trong thời gian qua, nhiều lãnh đạo cấp cao của nhà nước, trong đó gần đây nhất là vị Bộ trường Bộ Giao thông vận tải Đinh La Thăng cũng đã bị rất nhiều hội nhóm facebook mà đứng sau đó là các cá nhân có nhận thức, có tư tưởng xấu cố ý có những lời lẽ, hình ảnh, thông tin nhằm bêu xấu, xúc phạm cá nhân vị Bộ trưởng này”.
Sau đó tác giả đưa ra hai kiến nghị: (1*)“Từ thực tế đó, để tránh những nguy cơ xấu ở trên, tôi thấy rằng, các cơ quan chức năng cần vào cuộc để điều tra, làm rõ, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân cố tình đưa các thông tin sai lệch thực tế, gây hoang mang cho dư luận”. (2*) Và một việc, theo tôi cũng cần thực hiện sớm đó là, cần phải đóng cửa ngay hoạt động của facebook tại Việt Nam”.
Phản ứng của công chúng
Bài viết của tác giả Phạm Quốc Dũng được lan nhanh trên các trang facebook cả ngày hôm qua.
Facebooker Cung Vịt sau khi đọc bài viết đã hồi đáp: “Hoá ra trên thế giới vẫn có nước không muốn ‘kết bạn’… FB được tạo ra và được ủng hộ như ngày nay vì nó đem mọi người lại gần nhau hơn… và VN không muốn điều đó xảy ra chăng?” Có hai người khác ủng hộ ý kiến này.
Một facebooker khác có nickname Rangdong Soc nói: “Facebook là nơi nngười ta kết nối với nhau, nơi người ta thực hiện quyền nhận và phổ biến thông tin. Những cái này nhà cầm quyền trong quá khứ đã và hiện tại đang dùng hết khả năng để ngăn cản vì những nối kêt, những thông tin trên FB họ không kiểm soát được. Tóm lại nhà cầm quyền rất sợ những gì họ không kiểm soát được. Nếu không kiểm soát được thì phải tiêu diệt đó là phương châm của các chính phủ độc tài”.
Một facebooker ở Hà Nội tuyên bố: “Nếu có chuyện cấm facebook xảy ra, tôi sẽ xuống đường, tức khắc nhiều thành viên khác của nhóm tỏ ý đồng tình và xác nhận sẽ cùng xuống đường biểu tình. Có facebooker còn đăng ký ba chổ cho cả vợ chồng và đứa con tham gia biểu tình phản đối việc cấm sử dụng facebook ở Việt Nam.
Đối với người dân Việt Nam, facebook đã trở thành kênh trao đổi thông tin đáng tin cậy của người dân với nhau. nếu không có facebook thì họ không th63 nhanh chóng có được những thông tin như thế này:
Cách quản lý thông tin và tuyên truyền kiểu thời chiến
Những nghị định, công văn về quản lý internet lẫn giám sát, cảnh giác về internet của chính phủ Việt nam ban hành trong thời gian vừa qua thể hiện một quyền lực duy ý chí, bất chấp thực tế. Nếu trước đây khi internet chưa ra đời, những quyết định duy ý chí vẫn có thể được thực hiện cách tốt đẹp, là do công chúng không có một chọn lựa nào khác, những gì nhà nước đã ban cho, thì nay, khi đã có internet, những quyết định duy ý chí đã bị dân chúng phản ứng cách quyết liệt, vì ngoài những gì Ban tuyên giáo của đảng CSVN và Bộ thông tin truyền thông dọn cho công chúng để vừa “ăn” vừa “sợ”, họ còn có những chọn lựa khác do cộng đồng internet thế giới cung cấp cho họ.
Có tham vọng quản lý thông tin thời @, mà vẫn dùng những phương pháp kỷ thuật của thời không đủ giấy in báo, làm sách thì nhà cầm quyền không khác nào anh hề làm trò cười cho con trẻ.
Còn nhân danh luật pháp thì lại tạo ra một sự thờ ơ và khinh miệt, bởi người dân biết rõ nhà cầm quyền có dung pháp luật đúng nghĩa đâu, mọi sự chỉ lên gân để tận thu tiền và gây ra sợ hãi cho công chúng là chính. Nhiều người cho rằng, những thong tin từ Hội nghị 6 trung ương đảng CSVN vừa qua cho biết có đồng chí X nào đó trong Bộ chính trị đã lợi dụng chức vụ cho gia đình cơ hội phát triển, gây thất thoát và suy thoái nền kinh tế. Toàn là những tội thuộc về hình sự cả, nhưng Trung ương đảng quyết định không kỷ luật, rồi các cơ quan tư pháp cũng im luôn xem như không hề có. Do vậy, luật pháp ở VN tại thời điểm này dưới mắt người dân chỉ là mạnh hiếp yếu, không hơn không kém.
Những cảnh báo của độc giả Phạm Quốc Dũng chỉ là cái nhìn ninh hót lãnh đạo, tiếp tục xúi lãnh đạo đi vào lối mọn của thời chiến đối với dân, mà không hề đưa ra được một giải pháp nào tốt hơn, ngang tầm với sự phát triển của facebook lẫn ở phương diện ý tưởng lẫn kỹ thuật.
Trước đây và hiện nay, facebook vẫn là một mạng xã hội thường xuyên bị đặt tường lửa tại Việt Nam, nhưng trong hai tuần cuối tháng 10 vừa qua, theo WeAreSocial, tại Việt Nam có thêm 500 ngàn người sử dụng facebook mới. Điều này chứng tỏ khả năng tự đào tạo của nhân dân về công nghệ thông tin cao hơn rất nhiều những chương trình đào tạo IT của công an, bộ đội ngốn rất nhiều tiền từ ngân sách qốc gia, là tiền thuế của những công nhân đang thiếu ăn mỗi ngày ở các khu công nghiệp khắp nơi tại Việt Nam.
PV.VRNs
0 nhận xét:
Đăng nhận xét