1

www.luongtamconggiaovietnam.blogspot.com

2

www.luongtamconggiaovietnam.blogspot.com

3

www.luongtamconggiaovietnam.blogspot.com

4

www.luongtamconggiaovietnam.blogspot.com

5

www.luongtamconggiaovietnam.blogspot.com

Thứ Sáu, 28 tháng 2, 2014

Mỹ tố cáo Việt Nam dùng luật lệ mơ hồ đàn áp giới đấu tranh nhân quyền

Vào trung tuần tháng Giêng năm nay, tại Quốc hội Hoa Kỳ, từng có buổi điều trần về nhân quyền Việt Nam (ảnh BPSOS)



Như thông lệ, Bộ Ngoại giao Mỹ vào hôm qua, 27/02/2014 đã công bố bản báo cáo thường niên 2013 về nhân quyền trên thế giới. Về tình trạng châu Á, báo cáo ghi nhận từ việc Trung Quốc gia tăng đàn áp giới ly khai, cho đến cuộc bầu cử nhiều sai sót tại Cam Bốt, hay bạo lực nhắm vào người Hồi giáo đang lan rộng ở Miến Điện. Về Việt Nam, Bộ Ngoại giao Mỹ tiếp tục lên án các chiến dịch đàn áp giới đấu tranh cho dân quyền và nhân quyền, đặc biệt bằng cách sử dụng luật lệ mơ hồ về an ninh.

Phúc trình thường niên về nhân quyền thế giới năm 2013

20140227_114941-305
Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry phát biểu tại buổi họp báo công bố Phúc Trình Thường Niên Về Nhân Quyền Thế Giới năm 2013 được tổ chức ở Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ ngày 27/2/2014.
RFA
Trong buổi họp báo tại Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ trưa thứ Năm 27/2, Phúc Trình Thường Niên Về Nhân Quyền Thế Giới năm 2013 được công bố với đầy đủ chi tiết về tình hình nhân quyền tại từng quốc gia trong đó có Việt Nam.
Có mặt tại buổi họp báo, Thanh Trúc tường trình như sau:

Quyết tâm bảo vệ nhân quyền

Lên tiếng khi cho công bố bản Phúc Trình Thường Niên Về Nhân Quyền Thế Giới 2013, ngoại trưởng Hoa Kỳ, ông John Kerry, khẳng định Hoa Kỳ cùng các quốc gia tân tiến trên toàn cầu, luôn thể hiện và tái xác nhận quyết tâm bảo vệ nhân quyền để thế giới này không còn cảnh người phải vô tù vì dám nói dám thể hiện niềm tin, và những người biểu tình trong ôn hòa không còn bị đánh đập hay bị giết chết.

Cùng hướng về phiên tòa sơ thẩm của Nhà báo Trương Duy Nhất

LTCGVN (28.02.2014) - Sài gòn - Nhà báo Trương Duy Nhất, chủ trang web truongduynhat.vn, bị nhà cầm quyền quy kết vào khoản 2, Điều 258 “Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” của Bộ luật hình sự (BLHS), và sẽ bị xét xử tại tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng vào lúc 8 giờ, ngày 04.03.20104. Bà Cao Thị Xuân Phượng, phu nhân của Nhà báo Trương Duy Nhất gửi thư đến cộng đồng người Việt, mời gọi mọi người dự khán phiên tòa.
Ông Trương Duy Nhất
Ông Trương Duy Nhất
Bà Xuân Phượng viết: “Trong phiên tòa xét xử anh Nhất vào ngày 4/3/2014, chúng tôi rất mong các anh chị, bạn bè có điều kiện đến tham dự. Cho đến thời điểm này, gia đình chúng tôi vẫn chưa nhận được thông báo của Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng về phiên xét xử, cũng như không được biết tòa có xử công khai hay không, mặc dù theo lẽ thường phiên tòa này phải được xử công khai, mở cửa cho tất cả những ai quan tâm vào tham dự. Nhưng bất luận thế nào đi nữa, sự có mặt của các anh chị, bạn bè trong thời gian phiên tòa diễn ra, dù ở trong hay ngoài tòa án, cũng là nguồn sức mạnh rất lớn cho anh Nhất, cho gia đình chúng tôi.”

Không phải pháp trị mà là "khủng bố trị"


Câu chuyện số 1

Sáng nay mẹ tôi và tôi đến trụ sở Hội đồng nhân dân xã Hòa Phước. Ở đây không có phòng trực cơ quan, hai mẹ con đi lang thang, nhìn vào các phòng, không biết nên vô phòng nào. Cuối cùng mẹ tôi quyết định vô phòng phó chủ tịch, tôi đứng bên ngoài. Sau một lát trao đổi, họ hướng dẫn mẹ tôi qua phòng CA. Bước vào phòng, tôi hết sức ngạc nhiên, người ngồi ghế trưởng CA xã Hòa Phước – Nguyễn Lân – chính là người đàn ông mặc áo sơ mi trắng trong ảnh, người lao vào đánh tôi tới tấp sau khi ra lệnh tôi không được chụp ảnh (tôi phản đối, ông ta giật máy ảnh và tôi giằng lại). Chi tiết vụ việc xem tại đây: thanhstatus.blogspot.com

clip_image002

clip_image004

clip_image006

Sau khi mẹ tôi xưng tên và đưa giấy CMND cho ông ta xem, ông ta hỏi đến làm việc với mục đích gì. Mẹ tôi nói "... là một người mẹ, tôi muốn biết sự thật vụ việc thế nào? Nếu con tôi sai thì tôi dạy,...".
Ông ta đồng ý làm việc, ông ấy gọi ông Đức, phó CA xã đến lập biên bản làm việc. Ông ta yêu cầu tôi đi ra, chỉ làm việc với mẹ tôi thôi. Tôi nói, tôi là người có liên quan muốn ở lại để nghe nhưng ông ta không đồng ý.
Hiện tôi ra ngoài uống nước, mẹ tôi làm việc bên trong.
Tôi có đề nghị mẹ tôi bỏ theo người một máy ghi âm nhưng bà không chịu. Bà bảo bà đủ bình tĩnh để đối đáp.
Tường trình xong lúc 8h54 27.2.2014.
PS: Xin nói thêm, mẹ tôi còn trẻ, tầm 55 tuổi (tôi con đầu), khỏe mạnh. Mẹ tôi còn nhiều việc trên đời chưa làm xong, chưa có ý định tự tử.
Số điện thoại CA xã Hòa Phước 0511.3686.346.
Về mặt pháp lý, mẹ tôi không liên can gì. Vụ việc tôi cũng đã gửi cơ quan chức năng. Việc mẹ tôi ra đây là ý muốn của bà vì một số nhân viên an ninh nói là tôi sai, có sao mới bị vậy. Bà ra là để đối thoại, nắm bắt sự thật. Tôi nghĩ điều này là rất cần thiết trong một xã hội không phải pháp trị mà là "khủng bố trị".

Câu chuyện số 2

Tiếp theo chuyện mẹ tôi đến CA Hòa Phước sáng nay (8h 27.2.2014) để hỏi thông tin việc tôi và em tôi bị đánh hôm tối 14.2.2014.
(Tôi sẽ tường trình nội dung buổi làm việc sau).
Nhưng sự thật không phải vậy.
Đây là cuộc điện thoại sau đó của mẹ tôi sau đó (tầm 12h30), khi tôi đã chia tay mẹ tôi để ra Đà Nẵng.
Các bạn nghe để biết mức độ khủng khiếp của nó
Và đây là cuộc gọi em dâu tôi sau đó
Và đây là cuộc gọi thứ hai sau đó tầm 20 phút
Tôi xin nhường lại lời bình luận, cảm nhận cho các bạn.
Riêng tôi, phải nói tôi choáng váng và rất đau lòng. Tôi quyết tâm đưa "chế độ khủng bố" này ra ánh sáng, hầu mang lại tương lai cho đất nước, cho dân tộc.

Nguyễn Văn Thạnh

Nguồn: BVN.

Luật sư Lê Quốc Quân bị đối xử phân biệt trong trại giam

LTCGVN (28.02.2014) – Sài Gòn – “Theo qui định tại khoản 3 Điều 22 Luật Thi hành án Hình sự (“Luật THA HS”): “Trong thời gian chờ chuyển đến nơi chấp hành án phạt tù, người chấp hành án được hưởng chế độ như đối với phạm nhân.”
Như vậy, trong thời gian này, Ls Quân “được gặp thân nhân một lần trong 01 tháng, mỗi lần gặp không quá 01 giờ, trường hợp đặc biệt thì được kéo dài thời gian nhưng không quá 03 giờ.” Cha Giuse Đinh Hữu Thoại cho biết.
Luật sư Lê Quốc Quân
Luật sư Lê Quốc Quân
Tuy nhiên, hôm 26.02, gia đình Ls Quân đi thăm ông nhưng cán bộ trại giam vẫn không cho gặp mặt. Ông Lê Quốc Quyết, em trai Ls Quân viết trên facebook: “Sau phiên tòa phúc thẩm, gia đình mình vẫn chưa có bất cứ thông tin gì về anh Quân. Không biết liệu anh có tiếp tục tuyệt thực hay không. Vừa rồi lên trại, họ cứ nói lãnh đạo đi vắng, sau một buổi chờ đợi và một hồi đôi co thì lãnh đạo trại ra gặp và nói rằng đã đề xuất lên trên “về việc thăm gặp của gia đình sau xử”, qua nhiều nơi và cuối cùng quyết định chưa được thăm gặp anh Quân. Lí do là tuy là sau xử nhưng chưa có quyết định thi hành án nên anh Quân vẫn trong chế độ tạm giam và không được gặp. Lãnh đạo trại còn nói là việc anh Quân chuyển đi trại khác họ cũng không có nghĩa vụ thông báo mà chỉ có trại tại nơi nhận sẽ thông báo cho gia đình trong vòng 05 ngày!.”

Những Bà Mẹ đang tranh đấu cho các con

Anh Đinh Nhật Uy và mẹ là bà Nguyễn Thị Kim Liên.
Anh Đinh Nhật Uy và mẹ là bà Nguyễn Thị Kim Liên.
Source Dinh Nhat Uy/FB
Bên cạnh những khuôn mặt đấu tranh không mệt mỏi cho nhân quyền, tự do dân chủ luôn luôn có mặt những bà mẹ đã già yếu lận đận theo con suốt nhiều năm âm thầm nuôi dưỡng niềm tin cũng như sẵn sàng tranh đấu với cường quyền để bảo vệ và an ủi con cái của mình.
An Nhiên thưa chuyện với những người Mẹ của các tù nhân lương tâm đang tranh đấu cho các con mình để tìm hiều thêm tấm lòng của họ.

Cùng nhau vì các con

Những bản án mà chính quyền Việt Nam dành cho những người yêu nước, những nhà bất đồng chính kiến hầu như tương tự như nhau, có người bị kết tội theo điều 88 Bộ Luật Hình Sự “tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam”, có người bị kết tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” theo điều 258 Bộ luật hình sự, có người bị kết tội theo điều 161 Bộ luật hình sự về tội trốn thuế, có người bị kết tội theo điều 257 Bộ luật hình sự chống người thi hành công vụ, gây rối trật tự…

Giằng Co

LTCGVN (28.02.2014)
Đời người thường bị giằng co giữa hai thế lực. Một là thế lực trần thế hai là thế lực tâm linh. Như thế giữa thân xác và tâm linh có bất đồng nội tại. Cả hai đều lôi kéo con người vào vòng ảnh hưởng của thế lực. Vật chất cần thiết cho sự sống còn và phát triển của thân thể; tâm linh cần thiết cho an bình nội tâm và con tim vui mạnh. Cả hai đều cần, không thể thiếu. Cả hai đều ảnh hưởng mạnh đến con người. Sống hài hoà giữa hai thế lực là điều khó thực hiện bởi không có nguyên tắc, hướng dẫn giúp thực hiện việc chọn lựa. Cách giúp chọn lựa khôn ngoan hơn cả là sốt sắng tham dự thánh lễ cuối tuần và hăng say phục vụ trong cộng đoàn đức tin vì khi phục vụ chúng ta sẽ biết rõ hơn về điểm mạnh yếu của tâm linh mình, từ đó tìm cách hài hoà cho cuộc sống. Đó là nghệ thuật sống bởi nó giúp ta nhận biết đủ là đủ. Nghệ thuật sống giúp ta biết đón nhận và biết cho đi. Từ đó ta biết mở tấm lòng bác ái giúp đỡ tha nhân những người thiếu may mắn hơn mình.

Thứ Năm, 27 tháng 2, 2014

Điều 258 hay sự căm hận trong cáo trạng Trương Duy Nhất?

tdn-305.jpg
Blogger Truơng Duy Nhất, ảnh chụp trước đây.
Photo courtesy of Tienphong
Nhà báo Trương Duy Nhất đã chính thức nhận cáo trạng của Viện Kiểm sát sau chín tháng bị giam giữ và sẽ ra tòa vào ngày 4 tháng 3 sắp tới. Mặc Lâm phỏng vấn TS Phạm Chí Dũng, cũng là một nhà báo từng bị bắt giam vì có nhiều bài viết chống lại chính sách sai lầm của chính quyền Việt Nam để biết thêm nhận định, phân tích của ông về bản cáo trạng này.

Việt Nam đã nhượng bộ?

Mặc Lâm: Là người từng bị giam giữ vì các bài viết trước đây TS nghĩ thế nào về điều 258 sắp đem ra để xét xử nhà báo, blogger Trương Duy Nhất?

Vạch trần trò lừa đảo mang tên 'gói 30 nghìn tỷ hỗ trợ thị trường bất động sản'

Mười lý do làm gói 30 nghìn tỷ đồng “hỗ trợ” BĐS thất bại

LTCGVN (27.02.2014) - Gói tài chính 30 ngàn tỷ đồng có tên và mục đích “đẹp đẽ” là Hỗ trợ thị trường bất động sản (BĐS) với đối tượng hay phân khúc cụ thể là căn hộ cho người có thu nhận thấp của chính phủ Việt Nam sau gần 9 tháng chật vật triển khai nay mới giải ngân được trên 800 tỷ đồng, tức chưa được vẻn vẹn 3% tổng dự kiến. Tình hình hiện nay là cả người hỗ trợ và người là đối tượng được hỗ trợ đều không đạt được mong muốn, vì một bên không “giải được nó” và một bên không “sờ được nó”, còn bên trung gian thực hiện nó thì vẫn loay hoay vì không biết khớp chính sách hỗ trợ mơ hồ với nhu cầu thực ra sao… Thế nên, một số chuyên gia đã thẳng thắn đánh giá là nó thất bại và dự đoán là nó sẽ thất bại trước cả khi nó kết thúc, còn đa số qua gần 1000 đài báo của đảng vẫn ra rả ca ngợi nó, kỳ vọng vào nó, thổi nó lên chín tầng mây đỏ sao vàng...

Đối đầu bất bạo động

LTCGVN (27.02.2014) – Massachusetts, USA - Những vị Thánh tiên phong
Thánh Gandhi được coi như hình ảnh tiêu biểu của đấu tranh bằng phương thức bất bạo động. Sinh ở Ấn, du học tại Anh Quốc và trở thành lãnh đạo đấu tranh cho nền độc lập dân tộc. Chủ trương triệt để đấu tranh bất bạo động, Gandhi nổi tiếng với câu nói “Nếu cứ trả thù theo cách mắt đổi mắt thì cả thế giới này rồi ai cũng bị mù”.
Riêng Mục sư Martin Luther King, Jr. người Mỹ gốc Phi châu đã dành trọn cuộc đời đấu tranh chống chủ nghĩa kỳ thị chủng tộc. Cả hai ông, Thánh Gandhi và Mục sư Luther King đều chủ trương đối đầu bất bạo động.
Bất bạo động, khởi thủy từ phương thức đấu tranh của người Quakers, sau đó được áp dụng tại Ấn, Mỹ thông qua các phong trào biểu tình đòi độc lập, đòi các quyền dân sự, phong trào chống chiến tranh Việt Nam. Trong khi Thánh Gandhi chủ trương tiến hành đối đầu bất bạo động thể hiện qua “tình yêu thương và lòng khát khao tìm kiếm sự thực”, Mục sư Luther King, Jr. kêu gọi một sự “dũng cảm ở trí tuệ nhưng mang trái tim nhân bản”.
Cuộc cách mạng ở Ba Lan do Công Đoàn Đoàn Kết Ba Lan khởi xướng năm 1980-1981 và Cách Mạng Nhung Tiệp Khắc năm 1989 là những thí dụ điển hình của đối đầu bất bạo động. Một cuộc đối đầu mang ý nghĩa làm thay đổi cả một chế độ toàn trị.
Đối đầu bất bạo động gồm hàng loạt chuỗi đấu tranh bằng hình thức vận động Nhân dân đồng loạt xuống đường thể hiện ý chí phản đối, không tuân lệnh, không cộng tác và bất chấp các định chế của chế độ đương quyền. Đây là phương thức khai dụng quyền lực của Nhân dân để đạt những mục tiêu bằng các hoạt động phản kháng ôn hoà.

Bất bạo động đối đầu Bạo động
Trở ngại chính của đối đầu bạo lực là điều này đặt hai phía chỉ chú tâm vào mục tiêu phải đạt được chiến thắng, phải tìm cách trả thù hoặc tự vệ. Trong những tình huống này, trọng tâm của cuộc tranh luận nhằm giải quyết đối với những vấn nạn đã bị bỏ quên. Vấn đề chỉ còn lại mang tính cấp bách là một bên dùng vũ lực để đàn áp và bên kia đối đầu lại cũng bằng vũ lực để tự vệ chính đáng. Trong bối cảnh đó, vấn đề thảo luận song phương nhằm tìm cách đối thoại, giải quyết đã bị bế tắc khi một bên chủ động tiến hành bạo lực.
Chiến lược đối đầu bất bạo động như Thánh Gandhi và Mục sư Martin Luther King, những người tiên phong trong kỷ thuật này, đã từng tìm mọi cách tránh dẫn đến tình trạng bị đặt vào thế phải đối đầu bạo động. Đấu tranh bất bạo động, hoàn toàn trái ngược với cách nhìn coi đó như biểu hiện của sự hèn nhát. Chiến lược đối đầu bất bạo động đòi hỏi sự dũng lược, tự chế cũng như tinh thần xã thân, chấp nhận bị đàn áp, chịu đựng đau đớn về thể xác và thậm chỉ cả cái chết. Sức mạnh của chiến lược đối đầu bất bạo động tiềm ẩn ở chính tinh thần chủ đạo “làm hỏng tính chính nghĩa và đạo đức của chế độ toàn trị, khi chủ trương bạo động để đối phó với tinh thần bất bạo động”.
Một khi tính chính thống bị đánh mất, ảnh hưởng dây chuyền kéo theo sự sụp đổ về mặt tinh thần, đồng thời còn bị phỉ nhổ và chia rẽ từ chính bộ phận đàn áp và bị áp lực lên án, tẩy chay từ cộng đồng quốc tế. Về ý nghĩa chiến lược, đối đầu bất bạo động là dùng sức mạnh của chính tinh thần bất bạo động, chống lại yếu tính bạo động dựa vào khả năng tự huỷ và tự tác động nội bộ của phía đàn áp.
Nhiều kỷ thuật đối đầu bất bạo động đã được áp dụng hiệu quả nhằm chống lại chế độ toàn trị, bất hợp pháp, sử dụng bạo lực tùy tiện và vi hiến để đàn áp.
Để có được yếu tố thành công, quan trọng nhất là thái độ dũng cảm, sẵn sàng hy sinh của những người trong cuộc, tin tưởng sắt đá vào các nguyên tắc đấu tranh chính nghĩa và chiến lược thông tin toàn cầu nhằm phổ biến bản chất vô đạo và thú tính khủng bố, bạo động của những kẻ cầm quyền. Không thể kỳ vọng vào lòng phẫn nộ của đám đông khi họ không tận mắt chứng kiến cảnh sử dụng bạo lực. Vì vậy, nguyên tắc dẫn đến thành công trong mục tiêu là phải quảng bá tin tức phổ quát, sâu rộng và toàn cầu. Nó nằm ở chổ biết tận dụng những nhân chứng sống có mặt tại hiện trường và kỷ xảo của nghệ thuật thông tin. Kỷ thuật chuyển và nhận tin một cách hiệu qủa phải được đo lường bằng sự hiện diện và nhập cuộc của các phương tiện thông tin đại chúng qua báo chí, hệ thống truyền hình, đài và mạng lưới toàn cầu.
Có hàng trăm phương cách đối đầu bất bạo động. Mỗi cách có ưu và khuyết điểm riêng. Ông Gene Sharp, một nhà nghiên cứu hàng đầu về lãnh vực này đã tổng kết 198 hình thức đấu tranh bất bạo động, trong đó ông chia ra làm 3 lãnh vực tiêu biểu, từ nhẹ tới mạnh: Đối đầu bất bạo động bằng biểu tình và thuyết phục – Đối đầu bất bạo động bằng bất hợp tác – Đối đầu bất bạo động bằng trực tiếp phản ứng.
Phương thức biểu tình, thuyết phục ôn hoà bao gồm các hành động như xuống đường, diễn hành, cầu nguyện, gồm tất cả những hành động phản kháng ôn hoà nhằm phản đối một điều luật vô lý, hay chính sách bất công. Mục tiêu thuyết phục phía chánh quyền thay đổi các dự luật, các chính sách nhằm phục vụ ý nguyện của đám đông.
Trong khi đó, phương thức mạnh hơn, đối đầu bất bạo động không cộng tác bao gồm từ chối tham dự những hoạt động bình thường diễn ra chung quanh đối với cá nhân, nhóm, tập thể, cở sở dân sự, công xưởng hay chính quyền đang là trọng tâm của cuộc đối đầu. Nhân dân từ chối trả tiền thuế vì không đồng tình với chính sách sử dụng tiền thuế của dân vào mục tiêu bất xứng, đình công, lãn công, từ chối làm việc hay tổ chức làm việc cầm chừng để bày tỏ thái độ không đồng tình trong môi trường làm việc nơi hãng xưởng, văn phòng nhà nước. Thậm chí có thể không tuân luật nếu nhân dân tin rằng luật này không công bằng, vi hiến và vi phạm đạo đức. Các hình thức đối kháng này liên hệ nhiều vào các lãnh vực xã hội, chính trị hay kinh tế, tất cả tuỳ thuộc vào điều kiện và đối tượng đang đối đầu.
Phương thức đối đầu bất bạo động mạnh nhất là tích cực can thiệp, nhằm làm ảnh hưởng đến diễn tiến đối đầu từ phiá nhà nước. Thí dụ, các cuộc biểu tình ngồi trong cơ xưởng, văn phòng nhà nước, chận đoàn xe lửa, xe vận chuyển, tàu v.v… nhằm ngăn chận tiến trình vận hành của cơ chế đối đầu. Và quan trọng không kém mà Sharp đã nhấn mạnh, đó là phương cách “đối đầu can thiệp qua tác động tâm lý” bằng cách tuyệt thực cá nhân hoặc tập thể để gây tác động tâm lý.
Những hình thức trên, tùy theo hoàn cảnh và điều kiện mà áp dụng đều tạo ra những tác động cụ thể. Bởi vì chính nó đã làm yếu đi tính hợp pháp và quyền lực của nhà nước. Sharp viết “Tự chính việc đối đầu bất bạo động đặt kẻ cầm quyền vào vị trí bị thử thách quyền lực của chính họ, làm yếu đi sức mạnh của bạo lực đồng thời tăng sức mạnh cho những kẻ đối đầu bất bạo động”.
14022700 

Tín nhiệm hay không còn ai tín nhiệm nữa ?

Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) của Nhà nước Cộng sản Việt Nam đã công khai xác nhận Quốc hội không phải là cơ quan đại biểu của dân mà thật sự là “bù nhìn”, “công cụ” và “tay sai” của đảng.

Việc làm này nằm trong quyết định ngày 21/02/2014 của các ủy viên trong UBTVQH khi họ đồng ý tạm “dừng việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm tại kỳ họp đầu năm 2014 đối với người giữ chức vụ do Quốc Hội, Hội Đồng Nhân Dân bầu hoặc phê chuẩn” để chờ quyết định của Bộ Chính trị. 

Tuy nhiên Bộ Chính trị 16 người chỉ có quyêt định sau Hội nghị của Ban Chấp hành Trung ương 9 sẽ diễn ra trước Kỳ họp thứ 7 của Quốc hội vào hạ cuối tháng 05/2014.

Cầu Long Biên, tháp Eiffel với cú lừa siêu đẳng

cau long bien
Nếu như tháp Eiffel từng bị rao bán sắt vụn mà vẫn có người tin và bỏ tiền ra mua thì việc biến cầu Long Biên thành bảo tàng sắt vụn có thể thành hiện thực
1. Nếu như giới văn học nhìn cầu Long Biên như một nàng thơ kiều diễm thì dân nhiếp ảnh, kiến trúc sư nhìn cầu Long Biên như một tác phẩm đầy cảm hứng nghệ thuật.
Nếu như giới nghiên cứu văn hoá lịch sử nhìn cầu Long Biên như một di sản, một biểu tượng văn hoá thì người Hà Nội coi cầu Long Biên thân thương như một kỷ vật không thể đánh mất.

Đức Bênêđíctô bác bỏ các nghi ngại về việc ngài từ chức

Theo tin Zenit ngày 26 tháng Hai, trả lời các nghi ngại về việc ngài từ chức, Đức Bênêđíctô XVI cho rằng những quả quyết cho rằng đang có hiện tượng quản trị kép trong Giáo Hội là một điều hoàn toàn vô lý.


Ký giả Andrea Tornielli của tờ Vatican Insider gửi một số câu hỏi cho Đức GH hưu trí liên quan tới các phúc trình cho hay ngài là nạn nhân của một âm mưu khiến ngài phải từ chức, do đó, ngụ ý rằng quyết định của ngài không hề tự do và bởi thế vô giá trị. Đức Bênêđíctô XVI cũng kêu gọi dân chúng đừng quá lưu ý tới một “số chọn lựa” của ngài, như việc ngài tiếp tục mặc phẩm phục trắng. 

Đức Bênêđíctô viết cho Tornielli: “Tuyệt đối không có nghi ngại gì liên quan tới giá trị của việc tôi từ nhiệm khỏi thừa tác vụ Phêrô. Điều kiện duy nhất để việc từ nhiệm của tôi có giá trị là tính tự do hoàn toàn trong quyết định của tôi. Các suy đoán liên quan tính giá trị của nó đơn thuần chỉ là phi lý”.

"GIÓ SẼ MỪNG VÌ TÓC EM BAY..."

LTCGVN (27.02.2014)

"GIÓ SẼ MỪNG VÌ TÓC EM BAY..."

Một lần nữa tôi có dịp theo chân một đoàn từ thiện đến Tây Nguyên. Tìm được địa điểm để có thể tiếp cận được đồng bào nghèo không phải dễ, những phẩm vật mang theo muốn trao đến trọn vẹn cho đồng bào nghèo càng không dễ chút nào. Chẳng biết cái cơ chế nào, cái luật lệ nào, cái thủ tục nào cứ phải phần trăm cho “các cấp, các ban ngành đoàn thể”, chẳng hiểu cái truyền thống hào hùng nào, cái đạo đức cách mạng nào biến những kẻ mang của cải chia sẻ cho người nghèo phải biết ơn “các cấp, các ban ngành đoàn thể” vì họ bố thí cho chúng ta cái quyền... làm từ thiện ! Nhưng thôi, tất cả cái gian lao đó, tôi đã thấy, nó không làm chùn chân những anh chị em Giáo Dân quảng đại, từ bi và nhân ái.
Tôi học được nơi họ – những người thiện nguyện – rất nhiều, sự hy sinh, can đảm, kiên nhẫn và khôn khèo. Họ không nề hà gian khổ, không kìm nén cảm xúc và không thu vén cho họ, không tìm danh lợi. Chẳng ai, chẳng nơi nào lưu dấu tên họ, chẳng ai biết họ là ai. Sau những chuyến xe gập ghềnh gian lao, những công việc nặng học vất vả, những buổi thăm viếng bị vắt kiệt sức, trở lại phố thị, vệ sinh gột rửa bụi bặm, họ trở nên thoải mái khi trút sạch những gì không có nơi đô thị trừ một cái, họ vẫn còn mang theo vào bữa ăn tối những giọt nước mắt hào sảng dành cho những thân phận nghèo hèn, kém may mắn, mà họ đã gặp nơi các buôn làng, họ đã khóc thật nhẹ nhàng, thật thoải mái khi cùng nhau nhắc lại những cuộc gặp gỡ vừa qua.
Những buôn làng tôi đã đi qua, thật nghèo, cái nghèo cùng kiệt không tả hết, những mái nhà hiu quạnh, rách nát, những con heo tộc bụng gần sát đất rong chơi tìm kiếm thức ăn cùng với những đứa trẻ mặt mày lem luốc ngơ ngác, những cái váy khô cứng xếp lớp như những miềng nhựa quấn quanh người, những cái đầu tóc không thể nào bay cho dù gió đại ngàn có cuồn cuộn kéo ngang, nó bện vào nhau, vàng cháy, khẳng khiu như những nhánh rễ cây đan quyện trên mặt đất. Những mái đầu ấy nếu được tắm gội, được chải chuốt, được đặt lên đó một nhánh hoa rừng, nếu những vòng tay đen cáu được sạch sẽ, được mang sách vở đến trường, được những miếng bánh mì lót lòng buỗi sáng, nếu những bàn chân trần có được đôi dép, tung tăng những bước chân chim với bạn bè, xếp hàng ngay ngắn trước thầy cô, hẳn số phận họ được thay đổi...
Những căn nhà bằng gỗ tồi tàn không còn nguyên vẹn, dáng kiểu nghiêng nghiêng như những triền dốc của núi đồi, hợp thành một bức tranh lạ kỳ, màu đen mốc thếch như những vạt đồi xa xa còn trơ lại đất cát sau những đám cháy nhuộm đen những gốc cây trơ trọi. Cái nghèo không thể xiết !
Chúng tôi mang đến một số phần quà như đã được nhóm tiền trạm báo trước, không ngờ số người đến nhận lại vượt quá con số dự trù. Tìm hiểu mới biết số người tăng thêm đến từ các buôn làng khác. Dân thành phố mình quen tính toán, thi nhau đưa ra giải pháp, bớt mỗi phần bao nhiêu ký để có thêm số phần cho đủ, nhưg người dân tộc tính khác, họ bảo: “Đổ chung đi, rồi cứ chia đều, thế là tốt, cùng là đồng bọn mà !” Chân chất và thật thà đến ngạc nhiên. Chúng tôi học được nhiều bài học từ núi rừng, hồn nhiên và trong sáng như thế đó...
Về lại thành phố, lòng tôi vẫn còn vương vấn, chuyến đi chớp nhoáng, thật nhanh và rút gọn, không biết lần sau có đến được vùng này nữa không, tai tôi vẫn còn ray rứt lời dặn của người môi giới: “Phát quà thôi, không được nói gì về tôn giáo”. Và một lời khác nữa của già làng: “Cán bộ dặn là không theo đạo để được là xã anh hùng !” Chúng tôi có nói gì về đạo đâu nhỉ, chỉ xin chia sẻ trong tình nghĩa làm người với nhau mà cũng khó dễ sao !?!
Bao giờ thì... "gió sẽ mừng vì tóc em bay ?"
Lm. VĨNH SANG, DCCT, 23.2.2014
Theo EPHATA số 599

CON HẠC TRẮNG


Bạn có bao giờ ngắm kỹ một con hạc trắng chưa ? Nó trông thật mảnh mai; chân dài, người mỏng, trong một bộ lông trắng muốt. Trông nó thanh cao như một người luống tuổi mà vẫn giữ được phong cách ung dung... Con hạc được coi là một con vật sống lâu cho nên người ta gọi tuổi của các cụ là tuổi hạc.
Tết năm nào gia đình tôi cũng lên Ðà Lạt nghỉ ngơi tại nhà một người anh bà con. Ðằng sau nhà anh tôi có một con đường mòn dẫn tới một công viên. Con đường mòn vào cuối Xuân chớm Hạ thật là đẹp. suối róc rách chảy, cây cỏ xanh mướt, những bông hoa núi nở trắng xóa. Chúng tôi mỗi buổi sáng dắt theo con chó đi bộ, vừa đi vừa trò chuyện. Tôi bất giác hỏi: "Sao con người không giống cây cỏ, vào mùa Đông héo, úa, rụng, đến Xuân, Hạ lại hồi sinh nhỉ ?" Anh tôi cười, nói: "Cứ giữ mãi được Xuân, Hạ trong lòng mình là tốt rồi…"

Thứ Tư, 26 tháng 2, 2014

Điều gì thực sự làm sự sụp đổ chính phủ Ucraina tham nhũng thân Nga?




LTCGVN (26.02.2014) – Ucraina đang thoát khỏi ách đô hộ của độc tài Nga/Putin, thật đáng nể và đáng mừng cho đất nước và dân tộc họ. Như nhiều người Việt, tôi cũng hồi hộp theo dõi tình hình Ucraina bắt đầu từ quảng trường Độc Lập tại Kiev, và hân hoan trong lòng (và reo hò lên với bạn bè, người thân) khi thấy họ hạ bệ được tên độc tài “con” bám chân tên độc tài “bố” lân bang, và bắt đầu bước lên con đường đến dân chủ đích thực, đến Thịnh Vượng cho đất nước và dân tộc Ucraina.Bài học rút ra từ đây là gì cho người Việt? Tương quan văn hóa và dân chủ của Ucraina-Nga giống tương quan Việt Việt Nam-Trung Quốc có phải là điều quyết định?

Cảnh sát Ukraine quỳ gối xin lỗi người biểu tình

LTCGVN (26.02.2014) – California, USA - ”Tôi cầu xin các bạn hãy tha thứ cho chúng tôi. Tôi xin quỳ gối” – Một cảnh sát đã nói như thế truớc dân chúng, tại Lviv, trong tối hôm 24.02.2014 vừa qua. Tin này đuợc Reuters, Mail và Daily đồng loạt đưa tin.
Cảnh sát chống bạo động ở Ukraine đã quỳ gối xin lỗi người dân tha thứ cho những đồng nghiệp họ đã ra tay bắn người biểu tình chống chính phủ.  Cảnh tượng bất thường này diễn ra ở Lviv, khi lượng lượng cảnh sát chống bạo động Berkut trở về sau nhiệm vụ bảo vệ chính quyền ở thủ đô.
140225003
140225004
“Tôi cầu xin các bạn hãy tha thứ cho chúng tôi. Tôi xin quỳ gối”, một người lên tiếng.
Dưới sân khấu, người dân thường hô to “Nhục nhã” và “Ra tòa án”. Tuy nhiên, những cảnh sát này nhấn mạnh rằng đó là những hành động của đồng nghiệp, họ không giết hoặc đánh đập đồng bào mình.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Ukraine cho biết họ đã mở một cuộc điều tra về các sĩ quan cảnh sát đàn áp khiến hàng chục người biểu tình thiệt mạng trên quảng trường tuần trước. Một tiết lộ mới cũng cho thấy một số nhân viên cảnh sát chống bạo động Berkut đã chạy trốn cùng vũ khí.
Trong khi đó, Ukraine đang kêu gọi sự hỗ trợ khẩn cấp từ quốc tế để cứu giúp nền kinh tế có khả năng “lao xuống vực thẳm”. Tổng thống lâm thời Oleksander Turchinov cho biết có thể Kiev sẽ bị vỡ nợ và nói rằng nước này cần 35 tỉ USD trong hai năm tới để tránh nguy cơ đó. Điều này làm dấy lên nỗi nghi ngại về khả năng Nga dừng tiếp tục giải ngân gói cho vay trị giá 15 tỉ USD cho Ukraine như đã cam kết.
Ông Turchinov nói rằng kinh tế Ukraine đang trong giai đoạn “tiền vỡ nợ.” Ông kêu gọi tổ chức một cuộc hội nghị các nhà tài trợ quốc tế, đồng thời nhấn mạnh Ukraine cần một khoản hỗ trợ tài chính trong 1-2 tuần tới. Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng kinh tế Ukraine sẽ không sụp đổ.
Theo Bắc Kỳ Di Cư
Nguồn: VRNs

Bản tin Lao Động Việt

Tiếp tục bắc cầu để người lao động mọi nơi mọi nghề nói lên tiếng nói của mình, lần này Lao Động Việt đến thăm nông nhân ở Quảng Nam, Bình Định, Huế.. đã nghèo lại còn bị nhà nước cướp đất.


 Nghề bán mặt cho đất, bán lưng cho trời

     Đối với người nông dân, mảnh ruộng mấy đời bán mặt cho đất, bán lưng cho trời của họ là cuốn sổ lương hưu để tránh cái đói lúc tuổi già, nhưng gần đây, nhiều nông dân mất đất.
     Cô Tuyến, một nông dân ở Đại Lộc, Quảng Nam, chia sẻ: “Nhà tui có bảy người, những đứa con sinh sau khoán 10 năm 1995 đều chưa có ruộng, có thể chẳng bao giờ được chia ruộng, ba đứa con đầu và hai vợ chồng tui được chia mỗi người 400 mét vuông đất, làm không đủ ăn!”.

RFI: Sau phúc thẩm, vẫn chưa có tin tức gì về luật sư Lê Quốc Quân


Buỏi lễ cầu nguyện tại Nhà thờ Thái Hà, yêu cầu trả tự do cho luật sư Lê Quốc Quân. Ảnh 16/02/2014
Buỏi lễ cầu nguyện tại Nhà thờ Thái Hà, yêu cầu trả tự do cho luật sư Lê Quốc Quân. Ảnh 16/02/2014
Reuters

LTCGVN (26.02.2014)
Theo thông tin từ gia đình luật sư Lê Quốc Quân, cho đến hôm nay 26/02/2014 vẫn chưa có tin tức gì về nhà đấu tranh cho nhân quyền đã tuyệt thực 17 ngày cho đến lúc ra tòa hôm 18/2. Trại giam cho biết hiện chưa có quyết định thi hành án, do vậy ông Lê Quốc Quân vẫn đang trong chế độ tạm giam và không được phép gặp thân nhân.

Trả lời RFI Việt ngữ qua điện thoại, ông Lê Quốc Quyết, em của luật sư Lê Quốc Quân cho biết sơ qua tình hình :

RFA: Ba nhà hoạt động tuyệt thực trong trại giam đến ngày thứ 15

Chi Bùi thị Minh Hằng và bà con Phật Giáo Hoà Hảo trước khi bị công an đánh và bắt
Chi Bùi thị Minh Hằng và bà con Phật Giáo Hoà Hảo trước khi bị công an đánh và bắt
Courtesy binhtrung.org
Nhóm ba nhà hoạt động trong đó có bà Bùi Thị Minh Hằng hiện đang bị công an huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp giam giữ, và tin cho biết cả ba người đang tuyệt thực trong trại giam đến ngày thứ 15.

Phản đối việc bắt giữ

Ông Nguyễn Bắc Truyển, một cựu tù nhân lương tâm và là thân hữu của những người vừa nói ra Hà Nội trong mấy ngày qua để kêu gọi các cơ quan ngoại giao quốc tế can thiệp.
Vào lúc 5:30 chiều ngày 26 tháng 12, ông Nguyễn Bắc Truyển có cuộc nói chuyện với biên tập viên Gia Minh về công việc đó. Trước hết ông trình bày:

PHONG CÁCH PHANXICÔ: BÀI 3. CON ĐƯỜNG THẬP GIÁ CỦA PHANXICÔ TRONG HỘI THÁNH


PHONG CÁCH PHANXICÔ

BÀI 3. CON ĐƯỜNG THẬP GIÁ CỦA PHANXICÔ

TRONG HỘI THÁNH

Tất cả các Thánh được Hội Thánh tuyên phong luôn có một điểm chung là các ngài rất yêu mến Hội Thánh nhưng lại phải chịu nhiều đau khổ vì Hội Thánh.
Thánh Jeanne d’Arc bị Giám Mục Beauvais Pierre Cauchon kết án dị giáo và bị tòa án tôn giáo thiêu sống khi ngài mới 19 tuổi vào năm 1431.
Năm 1782, Papa Piô VI đã ra tông sắc trục xuất Thánh Anphong ra khỏi Dòng Chúa Cứu Thế do chính ngài sáng lập. Lúc đó thánh nhân đã 86 tuổi. Ngài phải sống trong tình trạng bị trục xuất này cho tận tới khi qua đời vào năm 1781. Nhưng vào năm 1796, cũng chính Papa Piô VI đã khởi sự tiến trình phong Thánh cho Anphong khi tuyên phong ngài là “Đấng Đáng Kính” ( Venerable ).
Thánh Don Bosco bị đa số Linh Mục khác tại Turin ganh ghét, họ kết án ngài đã cướp mất giới trẻ tại các giáo xứ của họ. Họ cử ra hai Linh Mục thực hiện kế hoạch nhốt Don Bosco vào một nhà thương điên, nhưng bất thành.
Có khi chịu đau khổ vì Hội Thánh lại là số phận của ngay cả một dòng tu lớn trong một thời gian dài.
Năm 1773, Papa Clement XIV ( nhiệm kỳ 1769 – 1774 ), thuộc Dòng Anh Em Hèn Mọn Viện Tu ( Conventual Franciscan ), vì lý do chính trị hơn là vì thần học tín lý, đã ra tông sắc Dominus ac Redemptor ( Thiên Chúa và Đấng Cứu Độ ) giải thể Dòng Tên. Trong cuộc đời Thánh Anphong, bản thân ngài và các sĩ tử DCCT thường bị vu cáo là những Tu Sĩ Dòng Tên trá hình. Mãi cho đến 1814, tức 41 năm sau, Papa Piô VII mới ban hành tông thư cho phép Dòng Tên hoạt động trở lại. Đây là một vết thương rất lớn không những cho Dòng Tên mà còn cho toàn Hội Thánh.
Nhưng đúng 240 năm sau biến cố đáng tiếc này, vào ngày 28.2.2013, Hồng Y Đoàn, gồm toàn các chuyên gia Giáo Sử, chắc chắn các ngài không thể nào quên các sự kiện này, khi lần đầu tiên trong lịch sử đã chọn cho một Tu Sĩ Dòng Tên lên làm Giáo Hoàng. Đó là đương kim Papa Phanxicô của chúng ta. Khi chọn ngài làm Nhân Vật nổi bật nhất thế giới trong năm 2013, tạp chí Times có uy tín lớn trên thế giới, đã nhận định rằng ngài sẽ thay đổi Hội Thánh, và do đó cũng kéo theo thay đổi cả thế giới, không thua kém tầm mức của Papa Gioan-Phaolô II, nhân tố chính làm sụp đổ các chế độ và ý thức hệ Cộng Sản.
Hiện nay, các Jesuit ( Tu Sĩ Dòng Tên, ở Việt Nam thường gọi là Giêsu Hữu ) khi kỷ niệm 240 năm Dòng bị giải tán và 200 năm được khôi phục, đang cố gắng đào sâu ý nghĩa của các biến cố này để nhận ra ý muốn của Chúa trong ơn gọi của những người có vinh dự và trọng trách mang tên Giêsu.
Cuộc đời Phanxicô cũng không nằm ngoài thông lệ chịu đau khổ vì Hội Thánh.

Chúa Giêsu có bị đóng đinh?

Cả bốn Phúc Âm đều cho biết rằng Chúa Giêsu thực sự bị đóng đinh và chết trên Thập giá. Chứng cớ đó có đủ bảo đảm để kết luận rằng tường trình Phúc Âm là chính xác? Trước khi tìm câu trả lời, tôi muốn nhấn mạnh tầm quan trọng của câu hỏi này. Cái chết cứu độ và sự phục sinh của Chúa Giêsu là giáo lý chủ yếu của Kitô giáo. Nếu một trong hai điều đó không xảy ra, việc rao giảng của các tông đồ về Kitô giáo đều vô ích. Vì nếu Chúa Giêsu không chết trên Thập giá thì không có cái chết hy sinh vì tội lỗi của chúng ta để cứu chuộc chúng ta như Phúc Âm truyền dạy. Hơn nữa, vì thuật ngữ “phục sinh” nói đến sự biến đổi thân xác thành thể xác bất tử, nếu Chúa Giêsu không chết thì không có thi thể nào được biến đổi nhờ sự phục sinh.

Thứ Ba, 25 tháng 2, 2014

Từ Ukraina, Việt Nam sẽ học hỏi và cải cách những gì?

000_TS-Par7803470-600.jpg
Bà Catherine Ashton, đại diện ngoại giao châu Âu đang chụp hình tại khu tưởng niệm tạm thời những người thiệt mạng do biểu tình chống chính phủ tại Quảng trường Độc lập, Kiev hôm 24/2/2014
AFP photo














LTCGVN (25.02.2014)

Khi giới cầm súng của Ukraina từ chối không tiếp tục bắn vào người dân theo lệnh của Tổng thống Viktor Yanukovych nữa thì cuộc cờ giữa dân chúng và chính phủ coi như kết thúc. Người luôn luôn chấp nhận những yêu cầu của Nga trước khi lắng nghe nguyện vọng của dân chúng đã phải rời bỏ dinh thự riêng cực kỳ xa hoa của mình để chạy trốn người dân. Viktor Yanukovych biết rõ nếu bị bắt sinh mạng của ông sẽ không ai bảo đảm, kể cả mẫu quốc Nga hay người bạn Putin.

Tụt hậu so với Campuchia: Còn gì để nói?

LTCGVN (25.02.2014)

Angkor EV 2014 là một mẫu xe ôtô được sản xuất tại Campuchia. Xe chạy điện và điều khiển được qua điện thoại thông minh. 
Angkor EV 2014 do công dân Campuchia – ông Nhean Phaloek – sáng chế, Cty Heng thực hiện dự án sản xuất hàng loạt với tổng mức đầu tư 20 triệu USD.
Thương hiệu “xe hơi” này không chỉ gây bất ngờ với người dân Campuchia, mà các quốc gia khác cũng nhìn Angkor EV 2014 với sự ngạc nhiên thú vị. Bởi lẽ, trong mắt của cộng đồng quốc tế, Camphuchia là quốc gia có ngành công nghiệp ôtô còn ở mức “chưa có gì”, chưa đủ sức để cho ra đời một chiếc xe hơi nội địa.
Với Việt Nam, ngành công nghiệp ôtô của Campuchia còn “non nớt” hơn nhiều. Thế mà thực tế họ đã đi trước, cho ra đời một thương hiệu ôtô nội địa đầy tự tin và thuyết phục. Sự khởi đầu này hứa hẹn một giai đoạn phát triển tiếp theo của ngành công nghiệp ôtô Campuchia.
ô-tô-lào, ô-tô-campuchia, ô-tô, xe-máy, nhập-khẩu-ô-tô, chiến-lược-ô-tô, sản-xuất-ô-tô
Chiếc xe “Angkor EV 2014″ tại buổi lễ ra mắt ở tỉnh Kandal ngày 14/2. (AFP/TTXVN)
Thực ra, nói họ đi trước là không đúng. Năm 1970 của thế kỷ trước, miền Nam Việt Nam đã từng sản xuất xe hơi La Dalat với tỉ lệ nội địa hóa lên đến 40%. Tiếc rằng, ngành công nghiệp xe hơi ra đời khá sớm và rất thành công thời đó đã không phát triển được. Cho đến nay, Việt Nam vẫn cứ lẹt đẹt đi sau các nước trong khu vực, thậm chí sản xuất không nổi con ốc hay sợi dây điện đạt chuẩn của ôtô!

Vì sao ‘dân ta không được học sử ta’ ?


Diễn lại cảnh triều đình nhà Thanh tại Trung Quốc
Diễn lại cảnh triều đình nhà Thanh tại trung Quốc

LTCGVN (25.02.2014)

Chiều ngày 19/2/2014, trong hội nghị giữa chính phủ với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu: “Đảng, Nhà nước không bao giờ quên công lao của đồng bào chiến đấu, hy sinh để giành thắng lợi trong cuộc chiến chống xâm lược ngày 17/2/1979.”
Song ông biện luận cho sự kiện nhà nước không tổ chức tưởng niệm bằng câu nói:
“Chúng ta làm gì cũng phải tính lợi ích cao nhất của đất nước.”

Mật vụ tấn công vợ chồng tù nhân lương tâm Nguyễn Bắc Truyển tại Hà Nội

LTCGVN (25.02.2014)

 Hà Nội – Chiều nay vào lúc 14 giờ, anh Nguyễn Bắc Truyển cùng vợ là chị Bùi Thị Kim Phượng đến gặp Đại sứ quán Úc theo lời mời. Hai anh chị đi xe taxi đến đường Liễu Giai và Đào Tấn, cách Đại sứ quán Úc 300 m thì 4 tên mật vụ dàn cảnh tai nạn và mở cửa xe taxi đánh vợ chồng anh Truyển.
Sau khi bị đánh anh Truyển và vợ vẫn đến Đại sứ quán Úc để trình bày vấn đề vi phạm nhân quyền tại Việt Nam trong thời gian qua. Bà Phó Đại sứ và ông David – Bí thư thứ hai, đã tiếp chuyện anh Truyển và chị Phượng.
Sau buỗi nói chuyện, ông David đã đưa anh Truyển đi khám vết thương, kết quả là sống mũi bị rạn nứt. Các anh em Hà Nội đã đến bệnh viện để đón anh Truyển về Giáo xứ Thái Hà. Các Cha đã thu xếp chỗ nghỉ cho vợ chồng anh Truyển.
140224-NBT (2)Anh Nguyễn Bắc Truyển và chị Bùi Thị Kim Phượng
140224-NBT (1)

Những vết thương trên trán và mặt anh Truyển do an ninh cộng sản VN gây ra
PV. VRNs