Thứ Sáu, 16 tháng 8, 2013

Thế Chiến Tranh (Kỳ 12)


Thế Chiến Tranh (Kỳ 12)



XIV. Những Hình Thức Chiến Tranh Khác 


Chiến tranh nguyên tử hay hỏa tiễn liên lục địa mang đầu đạn nguyên tử… có thể xảy ra giữa ba anh lớn có loại vũ khí giết người hằng triệu này, là chuyện chúng ta phải nói đến. Vì lúc chiến tranh bùng nỏ mạnh, càc bên không thể tự chế được nữa. Nhất là Hán Hoa và Pakistan đều là các thế lực có truyền thống hành động bất chấp luật lệ quốc tế. Do thế, chúng ta cần bàn đến các bất ổn khác, có thể dẫn đưa thế giới vào chiến tranh toàn diện. 


Các học giả Phương Tây trước đây luôn nói đến ngày tận thế, 21.12.2012 theo Maya, Cựu Ước, cũng như theo Dịch Lý khi mặt trời đi vào giữa giải ngân hà. Theo Maya, chỉ còn duy nhất quyển sách sót lại hiện để tại hạt Bavaria Đức (lại Hội Kín nữa rồi) thì ngày đó chỉ xảy ra mỗi chu kỳ 26.000 năm. Maya cho biết thế giới chuyển qua một đại chu kỳ mới, chớ không là ngày tận thế của trái đất như phim ảnh Hollywood cố tình thổi phồng lên để gây sự chú ý dư luận (như phim The Last Day of the World, Ngày Tân Cùng Của Thế Gìói). 

Quả thực thế giới đang trải qua một khúc rẽ mới để chấm dứt văn minh cũ, tự chuyển sang văn minh mới đối với loài người. Đó chính là việc mà loài người chúng ta chưa hề trải qua bất cứ kinh nghiệm nào.

Văn minh cũ đã để lại cho thế giói đầy mâu thuẫn cùng bất trắc do tôn giáo, do chủ nghĩa quốc gia, rồi chủng tộc với khối tài nguyên thiên nhiên do mỗi nước chiếm hữu làm của riêng mình (như hầm mỏ hay Bắc Cực và Nam Cực là cụ thể) Vả nữa, trình độ khoa học kỹ thuật của mỗi nước khác nhau, vì vậy chiến tranh triền miên không thể giải quyết được. Lại nữa, sự giải quyết không đến nơi đến chốn, hầu như nhân loại là tuyệt vong. 

Từ đó, người ta nghĩ nếu có thể nên chấm dứt hẳn văn minh này, để đưa trái đất trở lại với chu kỳ lạnh, hầu mở đầu cho văn minh mới, sẽ hình thành trong vài trăm ngàn năm tới chăng ? Do thế, thế giới cần cấp bách, nên thống nhất về một mối, chấm dứt chủ nghĩa Quốc Gia, đặt mọi loại tài nguyên trong quyền điều tiết của Quyền Lực Toàn Cầu Mới, bao gồm các chánh quyền, đại diện cho các khu vực địa lý văn hóa chủng tộc khác nhau. Có thế mới thể hiện sự hợp nhất từ Đông đến Tây, để cứu trái đất này, cứu văn minh này. Mọi thế lực chống đối tất phải bị dẹp tan, từ dó chính nghĩa nhân loại sẽ sáng tỏ. 

Bà Hillary Clinton trả lời phỏng vấn của Jeffrey Goldberg trên tạp chí Atlantis, khi bà nhắc đến chủ nghĩa thực dụng của Von Bishmack nước Đức ở thế kỷ 19, để so sánh với chủ nghĩa thực dụng của Tàu hiện đang áp dụng, là có ý muốn nhấn mạnh một cách tế nhị đến lý tưởng của nước Mỹ đang theo đuổi trong mục đích thống nhất nhân loại hiện nay. Bà Hillary Clinton tỏ cho biết, là trong thời gian dài qua Mỹ là Quốc Gia đã không theo chủ nghĩa thực dụng trong phương sách chính trị, mà đeo đuổi lý tưởng vì nhân loại. Do thế, Mỹ đã đứng lên đánh tan chủ nghĩa thực dân cổ Âu Châu và chủ nghĩa bành trướng Đại Nga. 

Ngay nay, thì Mỹ đánh đổ chủ nghĩa bành trướng Hán Tộc cùng Hồi Giáo cực đoan, là rất chính đáng, việc lam này cấn chúng ta cỗ võ cùng hoan nghênh. Điều Mỹ áp dụng chủ nghĩa thực dụng này, làm cho các Nước thế lực thù nghịch, nhắm đánh Mỹ cùng các đồng minh của Mỹ đang theo đuổi chính sách và chủ trương Toàn Cầu Hóa. Do thế, chúng ta cần nghiệm xét đến các hình thức chiến tranh khác nhau, do các Nuớc thế lực chủ trương phá hoại thế giới, cố tình gây ra trong tương lai tới đây. 

A). Chiến Tranh Khủng Bố Quốc Tế 

Osama Bin Laden bị hạ sát vừa qua tại Abbottabat, người kế vị là Ilyas Kashmiri cũng bị máy bay Mỹ hạ sát sau đó vào ngày 1 tháng 6. 2011. Các cuộc tấn công này xảy ra đi đôi với việc NATO và CIA (Central Intellignce Agence, Trung Tâm Và Co Quan Tình Báo Điệp Viên Mỹ) đứng sau các phong trào đòi dân chủ thuộc thế giới Hồi Giáo Bắc Phi và Trung Đông. Còn Syria xuống đường tranh đấu, bạo động hơn năm qua, tư đó Assad đã huy động quân đội đàn áp lực lượng biểu tình thuộc đa số Suni chiếm 70% dân số Syria, trong khi đó giới cai trị thuộc dòng Assad chỉ là một bộ tộc nhỏ chiếm 10% dân số Syria. 


Số dân bị quân đội Syria trung thánh với Assad, xả súng và dội bom chết đã lên đến hàng chục ngàn người, căng thẳng giữa Syria với Thổ Nhĩ Kỳ gia tăng. Việc này cho thấy tại sao trong 43 năm qua, Thổ lại ủng hộ phe cắnh Assad cai trị dân Syria, vi họ là Suni cùng gốc tôn giáo với đa số người Thổ Nhĩ Kỳ. Giải thích việc này, làm chúng ta nhìn lại tình cảnh tại Irak khi Sadam Hussein, là gốc Suni lãnh đạo nước Irak, nhưng đa số dân Irak, là 60% theo hệ phái Shia, như thế Sadam Hussen song hành với dòng Assad tại Syria là thế.


Iran và trò chơi khủng bố

Nay đã đến lúc cần lật đổ Assad sau khi hệ phái Shia tại Irak nắm vững đuợc quyền lực, hầu giữ thế quân bình trong vùng Trung Đông này. Mặt khác khi giải quyết vấn đề Syria thì mới giải quyết vấn đề Palestine với Do Thái được. Cho dẫu điều này sẽ đụng với Iran là nước ở xa, nhưng hỗ trợ cho Assad để tạo thêm vây cánh. Iran tự biết là làn sóng chống đối đang lan rộng trong vùng. Iran đang đương đầu đối diện với phong trào du kích chiến, gây bất ổn chính trị cũng như kinh tế, trong khi đo Tàu không thể giúp được nhiều vì biện pháp cấm vận của Mỹ và Phương Tây đối với Iran. (Iran còn đang phải chờ Tàu mở đường vào Pakistan thì mới vô được Iran). 

Do từ đó, Iran tất phải nghĩ đến phương kế trực tiếp tấn công vào quyền lợi của Mỹ trong vùng và ngay tại nước Mỹ hoặc Âu Châu. Nếu Iran không làm gấp với thời gian, thì chế độ giáo trị Iran sẽ bị dân chúng nổi lên đào thải. Iran vửa qua đã thực hiện cuộc họp của các tổ chức khủng bố quốc tế, đã cho thử hỏa tiễn tầm trung. Tình hình khủng bố quốc tế có khả năng gia tăng trong thời gian sắp tới đây. Việc nhóm khủng bố quốc tế có chiều gia tăng này, cũng phù hợp với chính sách cùng chủ trương của Hán Hoa, khi Bắc Kinh đang bị các thế lực khác đang bao vây từ nhiếu phía. 

Nếu dầu khí của Ả Rập Seoud là nguồn cung cấp cho các Nươc Kỹ Nghệ Tây Âu và Mỹ cùng nhân loại, thì khi bị nhóm khủng bố đánh phá thì sao ? Lúc đó thảm họa môi sinh sẽ khủng khiếp đối với thế giới, giá dầu thô sẽ tăng lên 250 dollars hay hơn nữa ngay. Các tiện nghi dầu khí trong vùng rất khó bảo vệ, một khi xảy ra sẽ đưa thế giới vào chiến tranh toàn diện là thế. 

B. Cyber War 

Chiến tranh điện toán là đặc trưng của chiến tranh hiện đại, nảy sinh khi toàn thể xã hội loài người phụ thuộc vào kỹ thuật IT (Information Technology, Kỹ Thuật Thông Tin). Chiến tranh điện toán này, là sư tương quan giữa nước có kỹ thuật cao với nước có kỹ thuật thấp, qủa không dễ để khẳng định vị thế bất khả chiến bại của Quốc Gia có kỹ thuật cao. Chúng ta thử tưởng khi một tên hacker nào đó do cơ may xâm nhập vào hệ thống chỉ huy điều hành của một Nước nào, để gây đảo lộn trong toàn thể hệ thống xã hội của nước đó, làm Nước đó phải đối diện với sự tan rã. Từ sự tan rã của một Nước sẽ lan sang Nước khác dẫn đến sự tan rã của toàn cầu. 

Hán Hoa và Nga, là hai Quốc Gia hàng đầu xây dựng đội ngũ hackers rộng lớn đến mấy trăm ngàn người, chuyên nghiệp cũng như tài tử, để tìm cách xâm nhập vào mọi hệ thống của các nước Âu Mỹ để sao chép những thông tin tinh tế về kỹ thuật tài chánh, quân sự và tình báo. Ai khám phá được những tin tức có giá trị, đều được tưỏng thưởng hậu hỉ. Tàu có ba trung tâm chuyên môn đào tạo các hackers chuyên nghiệp, lại nữa có 8 trung tâm đào tạo gián điệp tại các viện đại học và các trường quân sự cùng tình báo cao cấp. Nga cũng có đội ngũ hackers lên đến cả trăm ngàn. Ấn Độ và Brazil đều đào tạo một số hackers, tuy không lớn như Tàu hay Nga. 

Từ đó đôị ngũ Hackers nay trở thành một đạo quân kết hợp vừa dân sự với quân sự, tạo đủ mọi chiêu thức: tấn công cũng như thủ thế, để đánh địch thù trong mọi lúc và mọi nơi. Bộ Quốc Phòng Mỹ đã cho thành lập Cyber-Com do vị Tướng bốn sao chỉ huy, có nhiệm vụ cảnh giác cùng đề phòng các hạ tầng cơ sở trong và ngoài Nước Mỹ. Cyber-Com còn có nhiệm vụ tấn công vào các cơ sở đối thủ bằng kỹ thuật điện toán cao, cũng như sử dụng cả hỏa tiễn hoặc các phương tiện chiến tranh khác, hầu đánh trực tiếp vào địch thù, là nơi xuất phát các đợt tấn công vào hạ tầng cơ sở của Mỹ. 
Hackers Trung Quốc

Việc hackers Tàu xâm nhập vào các trang điện toán (mạng) của chánh quyền, của các công ty có kỹ thuật cao hay công ty tài chánh Mỹ và Âu Châu, Nhật Bản, là điều ai cũng biết. Cụ thể vưà qua, hãng Sony, nhiều công ty Mỹ, trang điện toán của Thượng Viện, kể cả CIA đã bị hackers Tàu xâm nhập đánh phá. Vả nữa những tháng qua, xảy ra cuộc chiến giữa hai đội quân hackers với nhau, bên nọ tố là biết được địa chỉ Email cùng số điện thoại và địa chỉ của bên kia. Như vậy chiến tranh điện toán (trên mạng được coi là những sát thủ vô hình và là sách lưọc chính của quân Tàu). 

Để rồi ông Leon Paneta trong buổi điều trần trưõc Quôc Hội Mỹ, để được chuẩn thuận làm Bộ Trưởng Quốc Phòng thay Ông Robert Gates. Ông đã cảnh báo là: “một cách đánh bất nghờ và chớp nhoáng Trân Châu Cảng thứ hai sẽ xảy ra là đưong nhiên”. Vậy ai là người ra chiêu đánh nhanh và đánh chớp nhoáng này, để bên địch trở tay không kip. Chỉ có Tàu kết hợp với bọn khủng bố quốc tế chơi trò « du côn luôn đánh lén sau lung » phá My và các Nưóc Tây Âu. Do đó, Tổng Thống Obama đã ký sắc lệnh ban hành trao quyền cho các tư lệnh chiến trường, được phép đánh trả bằng tất cả mọi phương tiện chiến tranh cần thiết cùng hiện đại với quân địch. Tàu và bọn khủng bố quốc tế tự cho mình cái quyền được xử dụng mọi phương cách để đánh bại địch thù. Lý do chúng biện minh, là dựa vào lịch sử cùng quyền sống của dân Tàu, là luận diệu của đám lãnh đạo Đảng Cộng Sản Tàu, chúng nói là đã bị Phương Tây tước mất quyền được sống cho ra người trong suốt mấy thế kỷ qua. 

Điều các nhà quân sự gọi là « Cyber War » đươc bao gồm một khái niệm rộng, hackers chỉ là chiêu sách tấn công phá hoại địch thù. Chiến tranh giữa các bên, nay mở rộng ra trên không gian nhằm bắn hạ các vệ tinh của địch. Cả Tàu lẫn Mỹ đều đã từng ra oai biểu diễn bắn hạ vệ tinh của mình bằng hỏa tiễn trên mặt đất bắn hạ. Hệ thống hỏa tiễn chống hỏa tiễn cũng là một dạng Cyber War. Nhưng quan trọng hơn, chính là sử dụng những hackers đánh xập các cơ sở hạ tầng của địch như điện nước, hệ thống cung cấp khí đốt, các ngân hàng, các cơ sở vận chuyển giao dịch. Do thế sự an ninh của hê thống điện toàn, phải được xem là tối quan trọng hiện nay với con người là vậy. 

Câu hỏi quan trọng được đặt ra: đâu là sư giới hạn để một Quốc Gia tuyên chiến với nước khác khi bị tấn công trên hệ thống điện toán, và ở mức độ nào được coi là tấn công toàn diện như trận Trân Châu Cảng vào tháng 12 năm 1941, như lời Ông Leon Paneta nói với Quốc Hội Mỹ. Mặc dầu sẽ không có lời giải thích chính thức đối với hai cầu hỏi này, nhưng một khi địch quân tấn công toàn diện vào hạ tầng cơ sở của Mỹ, hoặc các đồng minh của Mỹ, khi xảy ra như thế, nước Mỹ tự xem là đã bị tấn công đánh phủ đầu vào họ. 

Tất nhiên vào lúc đó cả guồng máy chiến tranh vĩ đại và hiện đại của Mỹ và thế giới, sẽ tự động đánh trả dữ dội ngay vào quân thù. Mỳ và các nuớc ban đồng minh sẵn sàng liên kết như thời chiến tranh lạnh đê hạ địch thù. Đo đó chiến tranh không còn là chiến tranh cục bộ, quy ước, nhưng trở thành phương diện thuộc chiến tranh toàn cầu, sẽ không thể ngăn chặn được cuộc chiến, cho đến khi một trong hai bên bị tiêu diệt, hoặc cả hai bên đều bị tổn thất nhân mạng và tài sản trầm trọng. 

Qúy vi thử giả định thế này: nếu Mỹ hay đồng minh chiến lược của Mỹ bị khủng bố đánh phá, phuơng cách như ngày 9. 11. 2001, lại được kết hợp với Cyber War ngày nay, trong một phạm vi muốn đánh phá. Từ đó vì lý do an ninh, toàn hệ thống sẽ bị cắt đứt. 

Việc làm bởi sự an ninh này, sẽ chấm dứt sự trao đổi đi lại trên phương diện toàn cầu ngay lập tức. Khi ấy điện nước, điện thoại, internet, cell phone đều bị cắt đứt hết. Toàn thế giới này sẽ hổn độn loạn tùng phèo, không biết phân biệt Nước này và Nưóc kia, chém giết sẽ lan tràn khi các lực lượng an ninh không thể đủ sức để ngăn cản cùng kiểm soát các cuộc bạo loạn trong quần chúng. 

Các Quốc Gia sẽ tung quân đánh các địch thù bằng đủ các loại vũ khí tàn sát tập thể rất khủng khiếp, như hỏa tiễn liên lục địa mang đầu đạn nguyên tử hoặc bom nguyên tử. Chiến tranh xảy ra chỉ một vài tuần đủ đưa toàn thể nhân loại vào thời kỳ tận thế rồi. Đó chính là lòi tiên báo và cảnh tỉnh, được các học giả Mỹ nhắc đến trong các năm sau này. 

Bởi thế sách lược áp dạng loài chiến tranh Cyber War, là yếu tố đưa nhân loại vào thời kỳ tận thế là vậy. Tiếc thay quá nhiều tác nhân khiến cho Cyber War dễ dàng xảy ra, hiện nhận loại có rất ít khả năng để ngăn chận hữu hiệu. Bởi quá nhiều nhóm hackers nằm ngoài quyền kiểm soát của chính quyền hiẹn nay. 

C) Chống Lại Những Tổ Chức Thuốc Phiện Và Tội Ác Toàn Cầu 

Osama Bin-Laden được thừa hưởng tài sản gia dình chia cho khoảng 200 triệu dollars. Thế nhưng ông có thể mua chuộc được Đất Nước Afghanistan dưới chế độ Taliban, cho chúng ta thấy việc các tổ chức tội ác quốc tế có thể thao túng các Nhà Nước bị thất bại về kinh tế và chính trị … Để rồi các Nhà Nước chỉ biết phục vụ cho nhu cầu của chúng như thế nào, và hậu quả sẽ ra sao đối với thế giới trong tương lai… Bởi lợi tức do buôn lậu thuốc phiện các loại, hàng năm lên đến hằng trăm tỷ dollars. Số tiền lớn này làm mờ mắt nhiều nhà độc tài khi chúng đút lót cho. Từ đó các tổ chức tội ác quốc tế này, len lỏi vào được các cơ quan chánh phủ ở cấp cao tại nhiều Quốc Gia, tạo cho nhiều Quốc Gia trở thành bất ổn chính trị, vì bị các tổ chức tội ác thao túng ở sau lưng. Nam Mỹ là điển hình do hàng loạt chương trình phát triển xã hội và nâng cao trình dộ dân trí bị thật bại, lại nữa kinh tế èo ọt, dù họ không phải trải qua nhiều cuộc chiến đẫm máu như tại Á Châu. 

Hiện tại không ai có thể biết chắc rằng trong việc trao đổi các thông tin chính xác đối với một số nước Nam Mỹ, có thể bảo đảm được bí mật. Vì không ai biết rõ được những quan chức chánh quyền, có liên hệ như thế nào với các tổ chức buôn bán thuôc phiện quốc tế này. 

Mỹ và Thế Giói thành công trong việc chống trồng cây thuốc phiện tại Thổ Nhĩ Kỳ trong thập niên 1960, đã không thể thành công đối với Nam Mỹ. Chẳng hạn tại Colombia, các băng đảng buôn trồng nha phiến khét tiếng dữ đằn, chúng kiểm soát việc sản xuất và tiêu thụ bạch phiến trên phạm vi toàn cầu. Bất ổn chính trị liên tục, nguyên do các xã hội Nam Mỹ được tổ chức theo mô hình xã hội nông nghiệp, lại bảo thủ. Vả nữa, các băng đảng trồng và buôn bán bạch phiến có võ trang súng đạn. Họ rất hung dữ và sẵn sàng chiến dấu chống lại với quân đội Quốc Gia bằng bất cứ giá nào, để giữ cho những nông trại trồng rặt thuôc phiện, hái ra hàng tỷ dollars cho họ. 

Hơn nữa viiệc giải quyết không dễ một tí nào, khi chánh phủ các nước đó đã bị các băng đảng buôn bán thuốc phiện xâm nhập từ lâu rồi. Cụ thể như Mễ Tây Cơ, ở các bang tiếp giáp với biên giới Mỹ, là nơi trung gian vận chuyển thuốc phiện sang thị trường Mỹ. Nơi đây cũng là nơi đụng độ tranh dành thống lãnh đưòng dây thuóc phiện. Đẻ rồi chúng thanh toán nhau bằng súng dạn, tạo nên sự đẫm máu giữa các băng thuốc phiện xảy ra ra thường xuyên, cứ xem như vùng làm ăn và tràn dành của chúng đó, là vô chánh quyền vậy. Các mồ chôn tập thể được khám phá thường xuyên trong vùng. Mỗi năm cả chục ngàn người Mễ bị diết chết vì các băng đảng thanh toán lẫn nhau. Mễ bị mất số tài nguyên lớn lao do nạn thuốc phiện gây ra. Theo tờ Time số (vol 178 no 2. 2011), số dân Mễ bị chết vì các băng đảng thuốc phiện thanh toán năm 2005 là 1.776 người, năm 2010 là 15.271 người. Nếu cộng với số người bị thanh toán tại Nam Mỹ như tại Venezuela, Colombia hàng năm Trung Mỹ và Nam Mỹ, bị diết chết gần trăm ngàn người. Thật là sự phí phạm nhân mạng qủa là lớn lao. 

Thuốc phiện mới là một phần của bất ổn chính trị ngày nay. Đáng lo, là nạn di dân lậu đến các nước Âu Mỹ xuất phát từ Nam Mỹ, Á Châu hay Châu Phi vvv. Qủa về phương diện xã hội là phản ứng tự nhiên giữa hai xã hội giầu với xã hội nghèo, giữa xã hội văn minh với xã hội chậm tiến. Nạn di dân lậu ngay càng đông người, đã tạo nên những tổ chức chuyên buôn người lan rộng ra cả toàn cầu, với số tiến kiếm được hằng chục tỷ dollars hàng năm. Thế đó một khi chánh quyền không kiểm soát được nguồn tiền này, tất nguồn tiền đó được bơm vào các tổ chức tội ác xuyên biên giới. Khi các tổ chức tội ác này nắm vững được tình thế và củng cố được thế lực mình, thì chánh quyền yếu đi, bất ổn xã hội càng ngày càng gia tăng, làm khổ cho dân lành. 

Tình hình và tình thế trở nên nguy ngập tại một số nơi, do một vài chính quyền đã xử dụng các tổ chức tội ác này, để làm phương tiện kinh tài nuôi các tổ chức tình báo của mình, hầu thực hiện ý đồ xâm lăng các nước khác, được xem như công cụ chánh trị trá hình như kiểu lính đánh thuê .Bắc Kinh chính là Nhà Nước tiêu biểu cho chính sách và chủ trương này. Nhất là, Bắc Kinh chính là kẻ đứng sau những hệ thống và đưòng giây làm hàng giả, hàng nhái trên quy mô toàn cầu. 

Chúng ta lưu ý là: thế giới hiện nay đang phải đối diện với sự thay đổi nhanh, khi vị trí của người da trắng Phương Tây xem ra đang suy yếu. Bù lại các Nước mới nổi len, ngày ngày càng rút ngắn sự cách biệt. Hơn nữa, người da Trắng càng ngày càng trở nên thiểu số đối với các màu da khác của thế giới này. Các sắc dân khác và người lai, hiện là một nan giải đối với các lý tưởng dân chủ cùng tự do, mà Phương Tây, đặc biệt là Hoa Kỳ muốn truyền bá trên phương diện toàn cầu. Đó là nan giải lớn hiện nay, khi các chánh quyền các Nước mới nổi lên, muốn thiết lập trật tự theo phương cách mình. Hán Hoa là cụ thể nhất, người dân Hán vốn dĩ rất coi thường luật pháp quốc tế, cũng như đạo đức và xã hội văn minh, lại thêm được chánh quyền Bắc Kinh hậu thuẫn đàng sau. Thế gìói dang sợ đám dân này, sẽ nổi loạn chống lại thế giới bất chấp hậu quả… 

Làm thế nào để diệt các tổ chức tội ác xuyên các biên giới như thế ? Bằng cách là giải quyết theo đường lối ngoại giao giữa Nhà Nước với Nhà Nước, nhưng thực tế chẳng đem lại kết quả gì. Bởi vì trình độ hiểu biết cùng nhận thúc của các quan chức của nhiều Nước còn quá giới hạn, nếu thúc ép, họ sẽ la làng và nói là can thiệp vào nội bộ Nước họ. 

Có những tổ chức tội ác không thể đem chúng ra xét xử theo đúng luật pháp được. Việc ATF Mỹ (Cơ Quan bài trừ thuốc phiện, súng đạn và rượu của Mỹ) đã cố tình cho chuyển lậu vũ khí sang bên kia biên giới Mỹ-Mễ, chính là cách dùng thuôc phiện diệt thuốc phiện là vậy. Do đó, việc tận diệt các tổ chức và dường giây tội ác quốc tế, càng cần phải được thực thi trong một cuộc chiến lớn trên phương diện toàn cầu. 

Thế giới trong bán phần thế kỷ 20, vẫn là thế giới do người da Trắng thuộc văn minh Phương Tây thống trị, nửa sau của thế kỷ 20 đánh dấu thời kỳ giải trừ thuộc địa. Rồi từng bước giải phóng con người tại các nước cựu thuộc địa ra khỏi các chấp nệ, thành kiến do tập quán cổ xưa để lại. Để trên căn bản loại bỏ dân nhũng cấp nê, thành kiến và các tập quán cỏ hủ đó, các Nước thuộc địa trươc day dân dần xây dựng một xã hội dân sự, được cai trị bởi Nhà Nước Pháp Quyền và Dân Chủ, điển hình Nam Dưong, Tân Gia Ba, Mã Lai, Phi Luật Tân vv. Từ đó tương quan Đông Tây, từng bước được điều chỉnh lại trên nền tảng quân bình hơn. Nhưng tiếc thay, một bộ phận của thế giới đã không thể thích nghi được với tương quan mới, thay vào đó vẫn muốn tái lập trật tự theo lối cổ xưa, mà nhân loại đã rủ bỏ nó từ lâu, như những bước tiến tất yếu của lịch sử tiến hóa. Bắc Kinh, Việt Nam, Băc Hàn, Cu Ba, Lào và Hồi Giáo cực đoan còn thể hiện chủ trương lạc hậu đó, nên trở thành mối đe dọa đối với sự an ninh toàn cầu là thế. 

Chúng ta có thể thẩm dịnh cùng nhìn trong toàn diện của tiến trình cải cách thế giới, được Hoa Kỳ quyết tâm tiến hành trong suốt thế kỷ 20 qua. Mỹ bất chấp các chống đối ngay trong lòng thế giới Phương Tây, kể cả những phần tử khá quan trọng của Hội Kín – Từ đó chúg ta thấy Hoa Kỳ đã cố gắng thúc đẩy thế giới này, diễn tiến theo hướng tốt đẹp đối với xã hội loài người nói chung, hy vọng thống nhất nhân loại về một mối. Hoa Kỳ có được chính nghĩa nhân loại là thế. Bởi thế, việc giải quyết các vấn nạn toàn cầu hiện nay, tuyệt đối không thể giải quyết riêng rẻ, từng việc riêng lđược, song phải giải quyết toàn thể một lần. 

Chúng ta biết thế lực đối kháng chính yếu hiện nay, đó chính là Bắc Kinh, họ đang chuẩn bị những sách lưọc toàn cầu, hầu mục đích tiến tới việc chiếm trọn thế giới. Tuy nhiên, thực trạng khoa học ky thuật cùng vũ khí không được hiện đại và độ chính xác hầu như không có đuợc 100o/o như các vũ khí tối tân của Mỹ Âu. Bắc Kinh còn xa vời để dọa được Mỹ hoặc Phương Tây hay Nga và Nhật Bản một cách trực tiếp. Nhưng trong chỗ thâm sâu của chiến lược thì: tất cả những gì đang được Hán Hoa chuẩn bị cần được xem là sách luọc cùng kế hoạch tấn công bước đầu, rồi liên tục nhắm đánh trực tiếp vào quyền lực Phương Tây. Do đó cuộc chiến này tự nó đã là cuộc chiến toàn cầu. Trên không, trên biễn và đất liên cùng các mặt trận dối đầu, cũng như mọi hình thức chiến tranh mà con người có thể áp dụng được hôm nay. 

Thế nên có chiến tranh lớn mới giải quyết một lần các bất ổn toàn cầu, để đưa thế giới vào trật tự mới. Quyết không thể giải quyết lẻ tẻ từng việc riêng lẻ được. Đó là lý do tại sao chúng ta đã và đang chứng kiến quá nhiều nghịch lý trong sách lược chính trị toàn cầu hơn 60 năm qua. 


(còn tiếp)
NLB
Tác giả gửi trực tiếp cho LTCGVN

0 nhận xét:

Đăng nhận xét