Theo tin Nữ Vương Công Lý vừa nhận được, có thể trong ngày mai, Đức Thánh Cha Phanxico sẽ bổ nhiệm vị Quốc vụ khanh mới trong triều đại của ngài. Người được bổ nhiệm, theo tin chúng tôi nhận được là Đức Tổng giám mục Pietro Parolin.
Theo tin Nữ Vương Công Lý nhận được, ngày mai, Đức Thánh Cha Phanxico sẽ bổ nhiệm Đức Tổng giám mục Tổng Giám Mục Pietro Parolin làm Quốc vụ khanh Tòa Thánh thay cho Quốc vụ khanh Tòa Thánh hiện nay là Hồng y Tarcisio Bertone .
Đức Tổng Giám Mục Pietro Parolin sinh ngày 17 tháng 1 năm 1955 tại Schiavon, Vicenza, Ý. Ngày 27 tháng 4 năm 1980, Ngài được thụ phong linh mục. Năm 1986, Ngài làm việc tại ngành ngoại giao của Tòa Thánh, từng làm việc tại Nigeria, Mexico vàTây Ban Nha. Ngài nói đượctiếng Ý, tiếng Anh, tiếng Pháp, vàtiếng Tây Ban Nha. Ngài được phong tước hiệu Đức Ngài cùng với chức vụ Thứ trưởng Ngoại giao của Tòa Thánh Vatican. Ngày 18/8/2009, Ngài được Đức Thánh Cha Benedict XVI bổ nhiệm làm tân Sứ Thần Tòa Thánh tại Venezuela đồng thời bổ nhiệm ngài làm Tổng Giám mục hiệu tòa Aquipendium.
Nếu thông tin này là chính xác, thì đây là một cơ hội để Vatican hiểu rõ hơn về tình hình Giáo hội tại Việt Nam trong giai đoạn tới.
Với Giáo hội Công giáo Việt Nam, Đức ông Parolin không còn lạ lẫm gì nhiều, bởi ngài đã từng là Thứ trưởng ngoại giao Tòa Thánh dẫn đầu phái đoàn Tòa Thánh đến Việt Nam nhiều lần, tiêp xúc với nhiều quan chức cộng sản ở nhiều cấp và hiểu rõ tư cách, thái độ của quan chức cộng sản Việt Nam.
Đức Tổng Giám Mục Pietro Parolin, sau khi dẫn đầu Phái đoàn Tòa Thánh đến làm việc tại Việt Nam từ 5-11/3/2007 (khi ấy ngài còn là Đức ông, chưa được tấn phong Giám mục) đã phát biểu cảm tưởng về Giáo Hội Việt Nam như sau: “Giáo Hội Việt Nam là một Giáo Hội dũng cảm, năng động và đầy sức sống, mà một dấu chỉ là số lượng đông đảo các ứng sinh vào tác vụ linh mục và đời sống tu trì. Ðấy cũng là một Giáo Hội rất dấn thân vào xã hội. Chăm sóc những người thiếu thốn, và ước ao cống hiến nhiều hơn trong giáo dục và trong các vấn đề xã hội, hầu được đóng góp nhiều hơn, chất lượng hơn và hiệu quả hơn cho đất nước và người dân, không phân biệt tín ngưỡng tôn giáo. Cuối cùng đấy là một Giáo Hội ý thức những vấn đề liên quan đến việc công nghiệp hóa nhanh chóng của đất nước và đến cái sục sôi của việc phát triển kinh tế; một Giáo Hội đang chuẩn bị để đối đầu với mọi thách thức.”
Năm 2007, Đức TGM Pietro Parolin (Khi đó còn là Đức ông) đã nói như sau về việc thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam: “Về điểm này, tôi cần nhắc lại rằng thiết lập quan hệ ngoại giao không có nghĩa là mọi vấn đề còn tồn đọng đã được giải quyết hết. Quan hệ ngoại giao không chỉ là một điểm đến, nhưng còn là và nhất là một điểm khởi hành. Ðấy là một dấu chỉ rõ ràng! Dấu chỉ rằng ta có thể đối diện với nhau trong tinh thần xây dựng để thiết lập những tương quan mới, và ta cũng sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn. Qua quan hệ ấy, và nhờ việc trao đổi giữa các đại diện, hai bên sẽ có những kênh đặc biệt để có được thông tin về nhau, những thông tin đúng đắn và tích cực. Ðiều này rất là quan trọng để có thể giữ gìn một quan hệ tốt đẹp đối với nhau.”
Những năm qua, nhiều sự kiện trong Giáo hội Công giáo Việt Nam đã xảy ra nhiều khi nóng bỏng và cần một thái độ, một cách xử lý mạnh mẽ, dứt khoát từ Vatican. Tuy nhiên hầu hết những mong đợi từ phía giáo dân đã thất vọng. Nhiều khi, giáo dân phải đặt câu hỏi “Liệu Vatican có hiểu nỗi lòng của giáo dân và tình hình của Giáo hội Việt Nam?”.
Đặc biệt, sự kiện Tòa Khâm sứ Hà Nội tại 40 Nhà Chung, bức thư của Quốc vụ Khanh Tòa Thánh thời bấy giờ là Hồng y Tarcisio Bertone đã buộc giáo dân đặt câu hỏi về thái độ của Vatican. Những chiêu bài của nhà cầm quyền CSVN với Vatican như đối thoại, bang giao… đã nhiều khi đặt Vatican trước những âm mưu và sự tráo trở của nhà cầm quyền CSVN nhằm đạt được những âm mưu của họ đối với Giáo hội Công giáo Việt Nam nói riêng và vị thế của CSVN trên thế giới nói chung.
Mới đây, khi Nguyễn Phú Trọng, TBT Đảng CSVN được Đức Giáo hoàng Benedicto XVI đón tiếp xã giao tại Vatican trước sự chỉ trích của rất nhiều nguồn dư luận. Khi về nước Nguyễn Phú Trọng đã nói rõ mục đích của cuộc viếng thăm bằng câu nói huênh hoang như sau: “Mình có thế nào, người ta mới đón tiếp mình như vậy”. Chỉ câu nói đó, đã cho thấy âm mưu xảo trá của CSVN, mượn uy danh Vatican nhằm đánh bóng cho họ. Tiếc rằng miềng mồi bang giao đã nhiều khi che mất những âm mưu thâm độc và bẩn thỉu của nhà cầm quyền CSVN với giáo hội Công giáo.
Triều đại ĐGH Benedict XVI kết thúc, triều đại mới của ĐGH Phanxico đã mang lại những hi vọng mới bằng những thay đổi mới từ vị Giáo hoàng mới có xuất thân và dấn thân cho những người nghèo khó. Những thay đổi của ĐGH Phanxico đã có tác đông mạnh mẽ, định một hướng mới, tươi trẻ và năng động, sát thực cho Giáo hội Công giáo. Điều đó mang lại những hi vọng cho các nước, các giáo hội đang phát triển.
Mới đây, trong cuộc triều yết ĐGH mới khi ngài nhậm chức, cử chỉ của Đức Thánh Cha Phanxico cúi xuống hôn chiếc nhẫn của Đức Hồng Y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn của Việt Nam đã làm nhiều người suy nghĩ: Phải chăng, đó là dấu chỉ Đức Thánh Cha rất chú ý đến Giáo hội Việt Nam?
Đặc biệt việc bổ nhiệm Đức TGM Pietro Parolin làm Quốc vụ khanh Tòa Thánh càng thêm một hi vọng cho giáo dân Việt Nam: Ước mong Vatican hiểu hơn hoàn cảnh và tâm tư của đàn chiên xa xôi đang giữa nanh vuốt của bầy lang sói cộng sản.
Nữ Vương Công Lý
0 nhận xét:
Đăng nhận xét