Chủ Nhật, 25 tháng 8, 2013

Suy niệm CHÚA NHẬT THỨ HAI MƯƠI MỐT THƯỜNG NIÊN: "Qua Cửa Hẹp"


CHÚA NHẬT THỨ HAI MƯƠI MỐT THƯỜNG NIÊN

I-SAI-A 66,18-21 ; DO THÁI 12,5-7.11-13 ; LU-CA 13,22-3O

Qua Cửa Hẹp



Bài Tin Mừng theo thánh Lu-ca chúng ta vừa mới nghe đó : phải chăng chỉ có một số ít người được cứu độ ? Chúng ta nhận thấy đây là một câu hỏi về con số. Và người đưa ra câu hỏi này, theo ông tin tưởng rằng, phần đông người Do Thái sẽ được cứu độ, hay có thể nói là tất cả, nhưng không phải là những người khác ngoài Do Thái sẽ được cứu độ.

Tuy nhiên Chúa Giê-su khước từ trả lời thẳng vào câu hỏi đó của ông. Vì số người được cứư độ theo Ngài không thiết thực cho câu hỏi này. Có thể Chúa Giê-su nói chỉ có một mình Chúa Cha biết điều đó. rồi trong một chốc lát Chúa Giê-su trả lời bằng một cách thức khác cho người hỏi Ngài như : « thiên hạ từ đông sang tây, nam bắc đến dự tiệc Thiên Chúa » (Luca 13,29). Câu nói của Chúa Giê-su đây, liên quan đến lời nói của Ngôn Sứ I-sai-a đã tiên báo trước : « Ta sẹ đấn tập họp mọi dân tộc cùng mọi ngôn ngữ… Họ sẽ đến và thấy vinh quang của Ta. Họ đến từ các dân tộc xa xăm, đến từ các hải đảo xa vời, đến với những người chưa nghe nói về Ta » (I-sai-a 66, 18-19).

Lý thực sự cứu độ của Thiên Chúa không dành riêng hoặc đặc ân cho một người nào, một dân tộc nào. Ðúng thế, sự cứu độ của Chúa Trời đó, không chỉ ưu đãi cho một dân tộc. cho một giòng giống thôi. Song sự cứu độ của Chúa Trời có tính cách phồ quát, Ngài ban tặng cho hết thảy mọi người, mọi dân tộc. Ðẹp thay trong con tim của Thiên Chúa sự cứu độ là phổ quát cho hết thảy con người thiện tâm, thiện chỉ, không có một ai thoát ra khỏi lòng ưu ái và độ lượng của Ngài.

Nếu như ai đó nghĩ rằng hết thảy con người là tự động và thiết yếu được Chúa Trời cứu độ. Quả ý họ như thế, thì tình yêu Thiên Chúa sẽ không còn là tình yêu, và chúng ta chỉ là những tên múa rối trước Ðấng tạo dựng nên tròi đất cùng muôn vật. Chúng ta thấy cử chỉ cùng trách nhiệm và yêu thương đó, là phần thuộc về Thiên Chúa. Còn sự cứu độ mời gọi chúng ta một sự đón nhận của chính bản thân mình. Có nghĩa là chúng ta chấp nhận để được cứu độ, hay là chúng ta từ chối đón nhận cái bản chất thực được cứu độ của mình.Chúng ta có cam kết dấn thân trên con đường cứu độ, mà Ðấng Cứư Ðộ đã để lại cho chúng ta các dấu chân ấy, hay là chúng ta tự mình xa cách con đường cứu độ đó. Do thế, chính mỗi người chúng ta phải chịu trách nhiệm cho cái quyết định riêng tư của mình. Tôi sẽ nói vâng đáp trả lại tình yêu Thiên Chúa, hoặc tôi sẽ từ khườc, để rồi tình yêu của Chúa Trời, tôi loại ra khỏi đời tôi.

Ðể từ đó chúng ta thấy Chúa Giê-su nói với người đối thoại về cánh cửa hẹp, để trả lời trực tiếp vào câu hỏi của ông, thì ý Chúa Giê-su, là những người được cứu độ nhiều hay ít, điều đó không quan trọng để biết đến. Ðiều quan trọng để biết, là ông khi nói chuyện với Ta, ông có ý thức cử chỉ cùng hành động của mình để đón nhận Ta, đón nhận Lời của Ta hầu vào được Nước Trời chăng ? Bởi chỉ có một con đường để đi, và con đường đó là con đường thẳng ; và chỉ có một cánh cửa để vượt qua, và cánh cửa ấy là cánh cửa hẹp.

Khi chúng ta đi trên con đường tốt đẹp cùng ngay thẳng này, đó chính là ta sống ngày qua ngày bằng sự vượt qua với cánh cửa hẹp. Có nghĩa điều này Chúa Giê-su muốn nói cho chúng ta hay rằng : các con hãy thực thi các điều lành, điều thiện, và tránh xa các sự dữ cùng điều ác. Ðiều này Chúa cũng muốn dạy mỗi người chúng ta phải nghiêm túc sống đúng theo Tin Mừng. Vả nữa, điều này Chúa Giê-su muốn nói với chúng ta nên cố gắng sống một cách bền tâm theo lời mời của Thiên Chúa, và từ chối các lời mời gọi của thế gian. 

Tiên vàn hơn cả, có những giới răn và những luật trọng đại cùng chính xác cho con người, là trọng tâm cùng đời sống của người Ki-tô hữu : chính là kính yêu Thiên Chúa và yêu mến tha nhân. Tình yêu tha nhân như yêu chính mình, rồi thì tình yêu đó, yêu cả kẻ thù địch của ta. Do đó Chúa Giê-su có lý khi Ngài nói đến cánh cửa hẹp là vậy. Cánh cửa hẹp là cánh cửa của tình yêu, cánh cửa của hơn hai ngàn năm qua, và cánh cửa đó vẫn còn mở cho ngày hôm nay và đến tận thế. 

Quả như Chúa Giê-su đã không trả lời ngay vào câu hỏi của người đối thoại liên quan đến số đông người cúu độ, tuy nhiên Ngài lợi dụng cơ hội ấy đễ đem lại cho ông ta một vài sự việc quan trọng liên quan đến ngày phán xét, sẽ có một số người được cứu độ, và một số người không được cứu độ.

Trước hết chúng ta thấy sự thuộc về dân Thiên Chúa, sẽ không là tiêu chuẩn ưu tiên cho việc vào được Nước Chúa. Cũng thế, không phải ai đã chịu phép Thánh Tẩy là hội đủ điều kiện để được cứu độ, song họ phải cền thiết sống đời sống của Bí Tích Rửa Tội đòi hỏi. Thêm nữa, không phải cứ ai đi lễ ngày Chúa Nhật và hằng nhật, là lý chứng hội đủ được sự cứu độ. Nhưng họ hằng ngày phải cần thiết tìm kiếm sống đời gắn bó. kết hiệp với Nhiệm Tích Thánh Thể, mời gọi họ sống đời yêu thương cùng chia sẻ. Như lời Chúa trả lời cho hạng người tự ỷ mình là con Chúa, là Ki-tô hữu, và cứ khăng khăng tự mãn với quan niệm này, thi Chúa Giê-su đã trả lời minh bạch với họ rằng : « các anh đó ư, Ta không biết các anh từ đâu đến » (Luca 13,26). Ðể rồi sau khi đã nghe các người này biện bạch và than vãn : « lạy Chúa, xin mở cửa cho chúng tôi, chúng tôi đã từng ăn uống trước mặt Ngài, và Ngài đã từng giảng dạy trên các đường phố của chúng tôi ». Thế nhưng Chúa sẽ trả lời với họ rắng « Ta không biết các anh từ đâu đến, cút đi cho khuất mắt Ta, hởi tất cả những quân làm điếu bất chính » (Luca 13, 26-27). Do thế, chúng ta thấy sự câu nệ vào hình thức tôn giáo, viện lẽ mình là dên Chúa, là con Chúa, là Ki-tô hữu, thì Chúa đương nhiên sẽ cho họ và chúng ta bước vào Nước Trời hơn các người ngoại giáo, đó là điều lẫm lẫn to.

Ðiều thứ hai chúng ta phải nghĩ đến, đó chính là như lời Chúa Giê-su nói : « có những kẻ sau cùng sẽ lên trước hết, và những kẻ trước hết sẽ trở nên sau cùng » (Luca 13,30). Qua câu Chúa nói đây, thì chúng ta thấy Chúa Giê-su ám chỉ đến những người ngọai giáo, là những người khi tiếp nhận Lời Chúa cùng Tin Mừng của Ngài sau các môn đệ tiên khởi. Ở đây chúng ta thấy có một phần quan trọng. Sự quan trọng đó là lòng thành của viậc tiếp nhận, và việc sinh sôi nẩy nở lúc đón nhận Lời Chúa. Sự quan trọng là lòng chân thật ngay thẳng của đời sống, và đem Lời Chúa ra thực hành bằng luật yêu thương.

Và chúng ta cũng nên hiểu Lời Chúa ở đây rằng, là ở giữa chúng ta, là các người sống chung quanh ta trong thế giới này, dầu họ không tin vào Chúa Trời, không tin vào Chúa Ki-tô. Thế nhưng số đông người đó, quả họ sống một đời sống lương thiện, kính trọng, giúp đỡ yêu mến những người đồng loại và tha nhân, thì họ cũng là những người « sau cùng » sẽ có chỗ trong Nước Chúa cùng với những người trước hết. Như thế, chúng ta nhận thấy đây chính là sự công chính của Thiên Chúa. Ngài không xét xử cái dáng vẻ bên ngoài của con người, nhưng là lòng lương thiện cùng sự ngay thẳng của con tim và đời sống của họ (I-sai-a 11,3).

Vì thế những người được cứu độ, đó là những người biết Chúa hay không biết Chúa, song họ cùng bước đi trên con đường của Chúa Ki-tô để lại. Ðó chính là con đường vượt qua, con đường đó, là phải từ bỏ lối sống ích kỷ cho mình. Con đường đó, là con đường kính trọng cùng yêu thương tha nhân trở nên như tuyệt đối. Và đây chính là chúng ta đang bước đi trên con đường này, để dẫn đến cánh cửa hẹp, và cho phép chúng ta vượt qua hầu tiến vào Nước Trời, sống hạnh phúc vĩnh cửu cùng sung mãn vói Chúa Trời Ba Ngôi. Amen ! 


Lm. Phêrô Lê Quang Dũng, 
Tác giả gửi trực tiếp cho LTCGVN

0 nhận xét:

Đăng nhận xét