Thứ Hai, 5 tháng 8, 2013

Thế Chiến Tranh (Kỳ 1)

LTCGVN (05.08.2013)



Thế Chiến Tranh (Kỳ 1)



Chúng ta rõ cuộc họp lần thứ ba tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn, diễn ra vào hai ngày 9 và 10 tháng 5. 2011, giữa hai phái đoàn đại diện chính thức của Hoa Kỳ và Trung-Cộng. Chính là nhằm trao đổi quan điểm liên quan đến hai vấn đề nền tảng : đó là chiến lược và kinh tế. Hai vần đề này, thật đáng để chúng ta quan tâm phân tích, khi cả hai bên đều ngay thẳng bày tỏ lập trường khó xoay chuyển của mỗi bên. Lập trương khó xoay chuyển đó, liên quan đến bộ mặt phức tạp của thế giới hiện nay. Các bên tham gia thực hiện hai diễn đàn riêng biệt. 

Diễn Đàn liên quan đến chiến lược được đặt dưới sự đồng chủ tọa của bà Hillary Clinton, Ngoại Trưởng Mỹ, cùng ông Đới Bình Quốc là Ngoại Trưỏng Trung Cộng. Diễn Đàn kinh tế được đặt dưới sự đồng chủ tọa của Phó Thủ Tướng Trung Cộng Vương Kỳ Sơn cùng Ông Tim Geithner Bộ Trưởng Ngân Khố Mỹ. 

Cuộc họp cùng hôi thảo lần này, rất đáng để chúng ta quan tâm theo dõi, khi so sánh với hai kỳ họp trước. Qua cuôc họp và hội thảo này, rõ là mâu thuẫn ngày càng trở nên công khai, không đơn giản, chỉ vì gần đến mùa bầu cử tại Mỹ vào năm 2012, chính là bị chi phối bởi hàng loạt các diễn tiến và biển động phức tạp tại nhiều nơi trên thế giới…

Thế nên đòi hỏi mỗi bên phải minh định lập trường của mình về từng vấn đề cụ thể. Sự minh định lập trường như thế, lại định ra hướng đi chiến lược mà mỗi bên đều giữ vững chủ trương không thể lay chuyển của mình. Chính sách cùng chủ trương này, thực ra ra được các nhà chiến lược gọi là quyền lợi sinh tử trực tiếp của mỗi bên. 

Cái thế Do or Die (Hành Động hay Chịu Chết), nay trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết. Cái thế Do or Die này, trực tiếp liên quan đến sinh mạng của nhiều Quốc Gia trong vùng Á Châu Thái Bình Dương, đặc biệt là Việt Nam cùng nhiều Quốc Gia trong vùng Đông Nam Á. Nhưng về lâu, về dài thì cả Ấn Độ Dương cũng như tương lai toàn cầu đều trong giòng sinh mạng này. 


I. Đối Thoại Trong Tương Quan Quốc Tế Hiện Đại 


Thế Chiến II kết thúc với việc hình thành Tổ Chức Liên Hiệp Quốc cùng này sinh nhiều tổ chức quốc tế khác, trên phương diện toàn cầu, đã mở ra một chương lịch sử mới trong quan hệ quốc tế. Các tổ chức quốc tế đó, thực tế trở thành các diễn đàn để các bên đối nghịch phát biểu lập trường, chủ trương của mình. 

Qủa chiến tranh lạnh đã kéo dài trong 45 năm vào cuối thế kỷ 20, đã chứng tỏ rằng các cuộc đối thoại như vậy là hữu ích, hầu ngăn chận một cách nào đó đối với hai bên, vì có khả thể xảy ra một cuộc chiến toàn diện. Do bởi các các loại vũ khí hiện đại, chúng có thể hủy diệt hàng triệu sinh mạng mà cả hai bên đều sở hữu. Nhìn xa các loại vũ khí hiện đại này, có khả năng hủy diệt nền văn minh này một cách dễ dàng. 

Do thê hình thức đối thoại thông qua các tổ chức quốc tế như thế, hầu như chưa bao giờ xảy ra trong tương quan quốc tế trước thập niên 1930, khi phe Trục tung quân gây chiến, mở đầu cho một cuộc chiến kinh hoàng hồi Thế Chiến thư II. 

Từ ý nghĩ này, khi các bên chấp nhận đối thoại, mặc nhiên họ nhìn nhận rằng giữa họ với nhau vẫn còn một số mâu thuẫn. Do thế các bên đều ra sức tìm kiếm một giải pháp cho sự mâu thuẫn quyền lợi giữa hai bên. Thực tế lịch sử cho thấy rằng, khi con người có những mâu thuẫn về quyền lợi sinh tử của mình, thì luôn dẫn đến sự đụng độ, co thể tạo chiến tranh, làm suy yếu tiềm lực, để rồi dẫn đến sự tan rã của một trong hai bên tương tranh. 

Do đó, việc đối thoại về chiến lược-kinh tế giữa Mỹ và Hoa hiện nay, được xem như đánh dấu một thời kỳ hai bên cố tìm cách tránh đụng độ trực tiếp, trong khi đó cả hai vẫn tìm cách hạ địch thủ nhằm khẳng định vị trí lãnh đạo thế giới của mình. Một cuộc chiến như vậy sẽ hủy diệt sức mạnh của phe này hoặc phe kia, sẽ mở ra cơ hội cho thế lực khác nổi lên chi phối chính trường thế giới. Lịch sử nhân loại đã chứng mình như thế rất nhiều lần từ Đông sang Tây. 

Tuy nhiên, các diễn đàn đối thoại giữa Đông-Tây, giữa Bắc-Nam (nước giàu với nước nghèo) trong suốt thời gian chiến tranh lạnh xảy ra giữa Liên Sô và Phương Tây. Phương Tây, thì được lãnh đạo trực tiếp bởi Hoa Kỳ, thường là các diễn đàn vô thưởng vô phạt. 

Cuộc đối thoại có thực chất trong chiến tranh lạnh, chính là việc giữa Nga và Mỹ đồng ý trao đổi quan điểm liên quan đến vũ khí chiến lược, được gọi tắt dưới tên là Strategic Arms Limitation Talk, SALT (Strategic Arms Limitation Talks or Treaty, Thỏa Hiệp Giảm Bớt Các Loại Vu Khi Chiến Lược Tầm Xa, loại Hoả Tiễn Liên Luc Dia mang đầu đạn nguyên tử). Các cuộc trao đổi này đã dẫn đến chỗ hai bên Nga, Mỹ đồng ý thiết lập đường dây điện thoại đỏ, nồi liền trực tiếp giữa cấp lãnh đạo cao nhất của hai Nước. 

Thỏa Hiệp SALT 2 được hai bên ký kết vào năm 1972. Tuy không chấm dứt việc chạy đua vũ khí giữa hai đại cường, nhưng ít ra cả hai bên đều đồng ý với nhau điều căn bản. Đó là cần tránh tối đa các hiểu lầm giữa quân đội hai bên.Các hiểu lầm hai bên khi xảy ra, dễ dàng dẫn đến các cuộc lgia tăng trả đũa lẫn nhau bằng các loại vũ khí tấn công hiện đại của chiến lược thời nay, nguy hại không thể tưởng đối với tương lai của nhân loại. Trong suốt cuộc chiến tranh lạnh, hai bên Nga-Mỹ đều quyết tâm tung ra các chiêu hiêm độc đánh vào đối thủ, dựa trên lý thuyết chiến tranh toàn bộ. Thế nhưng hai bên không đặt ra vấn đề mâu thuẫn về quyền lợi kinh tế của nhau, như chun1g ta đang chứng kiến trong mối tương quan giữa Trung Cộng với Mỹ hiện nay. 

Riêng Liên Sô tự mình tuyên bố bỏ cuộc tỷ thí chạy dua chế tạo vũ khí tối tân. Đó chính là đế quốc Nga được khoác cho bộ áo Cộng Sản, còn bên kia Phương Tây với quân lực hàng hải không quân, lục quân hùng mạnh, hiện đại và kỷ thuật cao, được Hoa Kỳ lãnh đạo, kéo dài trong cuộc chiến tranh lạnh từ năm 1945 đến 1990. Chính thời điểm Liên Sô và Mỹ ký kết với nhau thỏa hiệp SALT 2, đó cũng chính là sự đánh dấu thời kỳ Mỹ chuẩn bị giảm bớt chiến tranh trên khắp mọi mặt trận ở các lục địa Á, Phi, Mỹ, và Nam Mỹ Latinh… 

Sự giảm bớt chiến tranh này, nó được đánh dấu bởi Hiệp Dịnh và Thông Cáo Chung Thượng Hải. Hiệp Định Và Thông Cáo Chung đó được ký kết giữa Chu Ân Lai và Richard Nixon Tổng Thống Mỹ. Trong khi Mỹ chuẩn bị rút quân lính trên lục địa, và một phần binh lính trên vài vùng hải phận đầy tranh chấp (như vùng Biển Đông Nước ta), đây chính là thời kỳ đánh dấu giai đoạn Mỹ củng cố con bài Hoa Lục dưới quyền lãnh đạo của Mao Trạch Đông. 

Thời kỳ này, là việc đánh dấu giai đoạn đầy tế nhị và bí ẩn trong quan hệ giữa Mỹ với các nước đồng minh của Mỹ, một thời là nằm trong chính sách chiến tranh lạnh. Chién tranh lạnh này, cũng chính là thời kỳ uy tín của Mỹ bị soi mòn nhiều nhất trước các chính sách « bỏ bạn cũ bắt bạn mới ». 

Hơn nữa, cũng chính là thời kỳ các quân nhân Mỹ tham chiến một cách gian khổ trong cuộc chiến ác liệt ở Việt Nam. Người lính Mỹ phải chấp nhận đánh chỉ để thua, chứ không được phép huề hay thắng trên chiến trường. Hàng loạt sách kế chính trị, tình báo được tung ra trong giai đoạn này, đã tạo ra đầy dẫy sự ngộ nhận đối với quần chúng thông thường, đồng thời sự việc đó cũng đẩy Liên Sô đến chỗ phải lao vào cuộc chạy đua chiến lược sinh tồn : một mất một còn đối với Mỹ và PhươngTây. 

Nhưng chiêu chiến lược gây nhiều tranh luận nhất, chính là xây dựng sức mạnh cho Trung Cộng : Trong luc đó Mỹ và Âu Châu kể cả Nga đều biết rất rõ là: Trung Cộng chủ trương với chính sách bành trướng lãnh thổ trên lục địa cũng như trên biển và không gian. Và chính Trung Cộng mới là hiểm họa lớn nhất đối với phần còn lại của thế giới, vô luận là phương Tây hay phương Đông. 

Chiến lược cùng Sách Kế của Mỹ, tạo ra con bài Hoa Lục, tức dẫn đến chỗ Đài Loan bị đá ra khỏi Liên Hiệp Quốc. Còn Việt Nam Cộng Hòa, thì bị thí không thương tiếc, để quân Cộng Sản Miền Bắc thi hành chủ trương thân với Liên Sô, tạo nên nhanh chóng chiếm trọn Miền Nam. Vài sự kiện lịch sử chúng tôi vừa kể đây, là một phần nhỏ trong toàn chính sách nhắm vào Hoa Lục trong cuộc chiến tranh lạnh với Liên Sô. 

Chính Sách này của Mỹ, đã âm thầm giúp Mao Trạch Đông nắm vững quyền lực tại Hoa Lục, cho dù Lâm Bưu là người thân Nga muốn chủ trương lật đổ Mao để nắm toàn quyền lực tại Hoa Lục vào thời điểm năm 1969, khi Mao quyết định theo Mỹ. Trong suốt thập niên 1960, cái thế của Mao khá bấp bênh trong việc đu giây giữa Mỹ với Liên Sô dưới thời Kruschev. Do đó, Lâm Bưu sẵn sàng lật đổ Mao để đưa Trung Cộng đứng hẳn trong hàng ngũ với Nga. Chính sự trợ giúp kỹ thuật cũng như tin tức tình báo mà Mỹ thâu thập được, đã giúp cho Mao Trạch Đông cùng Chu Ân Lai, lật ngược được thế cờ lúc ấy, khiến Lâm Bưu cùng giới tướng lãnh thân cận phải bôn ba tìm đường chạy trốn sang Nga. 

Sự kiện lịch sử này này xảy ra vào năm 1969, khi quân đội Nga, Hoa đụng độ trực tiếp trên hai bờ sông Ussurr, là nơi phân chia lãnh thổ hai Nước. Nhưng trên đường chạy trốn sang Nga, máy bay chở Lâm Bưu bị không quân Trung Cộng bắn hạ trên lãnh thổ Nội Mông. Từ đó Mao Trạch Đông cho phát động chiến dịch « cách mạng văn hóa », nhằm mục đích đè bẹp các nhóm chống đối chủ trương chuyển hướng chiến lựợc của Mao, là : từ bỏ con đường thân Nga, theo Mỹ để phát triển Hoa Lục thành thế lực kinh tế, quân sự, chính trị, hầu tạo nên hùng mạnh đúng theo truyền thống Hán Tộc thời xưa. 

Nhờ vậy, Mao Trạch Đông mới đứng vững trên đỉnh cao quyền lực, qủa là do sự trợ giúp bí mật của Mỹ về tin tức tình báo, cũng như khoa học kỹ thuật trong việc chế tạo hỏa tiễn cùng kỹ thuật chế bom nguyên tử. Những thứ đó, Nga không dám cung cấp cho Mao Trạch Đông, mặc dù Mao nhiều lần khẩn khoản yêu cầu Nga trợ giúp cho mình. 

Vả nữa, Mỹ còn trợ giúp Mao Trạch Dông nhiều hơn trong giai đoạn chuyển quyền từ Mao qua Đặng Tiểu Bình. Trong đó, vai trò của nhóm Tứ Nhân Bang được lãnh đạo bởi Giang Thanh, Vương Hồng Văn, thực ra chỉ là những khuôn mặt qúa khich còn sót lại của thời kỳ cách mạng văn hóa thôi. Đặng Tiểu Bình mới là con người thực tiễn, ông nhìn thấy rõ nhu cầu cấp bách của Hoa Lục, chính là phải gấp rút cải tổ toàn diện kinh tế Trung Hoa trong tiến trình dài hạn, hầu thực hiện dân chủ Hoa Lục theo phương cách Trung Hoa. Đặng Tìẻu Bình cũng thấy rõ chỉ có sức mạnh quân sự không thôi, thì sẽ trở nên vô nghĩa, nếu không nói là sẽ trở thành gánh nặng khủng khiếp đối với xã hội Trung Hoa. Vì sức mạnh quân sự đó, là sự kìm hãn đà tiến của xã hội như kinh nghiệm tại Liên Sô đã chứng nghiệm tõ tương. 

Trung Cộng nếu muốn vươn lên thành đại cường, thì cần biết vận động sự tương quan với Mỹ và Phương Tây trong việc xây dựng sức mạnh kinh tế. Việc xây dựng kinh tế đó, chính là bằng vào việc sử dụng vị thế của mình trong các tranh chấp giữa Nga và Mỹ, để đòi hỏi các nhượng bộ từ phía Mỹ đối với việc chuyển giao những kỹ thuật tinh xảo cho Hoa Lục, được xem là nèn tảng cho sự thành công của Trung Cộng trên bước đường canh tân toàn diện về mọi mặt, trước khi vươn cánh tay sắt bọc nhung đi xâm lăng thế giới. 

Trong thời gian Đặng Tiểu Bình bị Mao Trạch Đông trù dập xuyên qua cuộc cách mạng văn hóa, chính con trai của Đặng Tiểu Bình, y bị tra tấn và đánh đập đến đỗi bị bại. Việc trù dâp này cần được xem là cách thức để Mao Trạch Đông dắn mặt thành phấn chống đối ông, hầu củng cố quyền lực cho mình, vào thời điểm được xem là tế nhị nhất trong việc chuyển hướng chủ trương của Mao Trạch Đông theo Mỹ. 

Như thế chúng ta thấy chủ nghĩa cộng sản chỉ còn là cái vỏ bọc bề ngoài thôi, nhưng mặt khác, là để thử thách lập trường của giai cấp lãnh đạo tương lai sau Mao Trạch Dông và Chu Ân Lai. Đặng Tiểu Bình là nhân vật sáng chói nhất trong tất cả nhóm Ủy Viên Cao Cấp của Bộ Chính Trị Trung Cộng. Đặng đã từng chỉ huy quân đội ở cấp cao, là người thực tiễn trong sách lược thân Mỹ, để phát triển Nước Trung Hoa đã bị tàn phá nặng nề bởi chính chủ nghĩa cộng sản không tưởng : « ngu dân hoá và nghèo đói hoá », nên Đặng Tiểu Bình là người đủ uy tín để thay Mao-Chu trong việc canh tân Hoa Lục. Câu nói bất hủ của Đặng Tiểu Bình là « mèo đen hay mèo trắng không thành vần đề (quan trọng), mèo nào bắt chuột giỏi mới là mèo để ta nuôi ». 

Chủ trương và sách lược của Đặng Tiểu Bình và nhóm lảnh đạo canh tân của Đạng này, rất phù hợp với yêu cầu của Mỹ. Mỹ cũng như Phương Tây không thể chuyển giao kỹ thuật hiện đại, nếu Trung Cộng không đề ra được một chính sách, một đường lối cụ thể khả thi, và được lãnh đạo bởi những người canh tân, đủ bảo đảm cho sự thành công của các dự án đầu tư sâu rộng vào Hoa Lục của Phương Tây. 

Trong trường hợp này, để cụ thể hóa vấn đề chính trị và kinh tế giữa Hoa Lục và Mỹ Quốc: chúng ta hãy quan niệm như việc Mỹ trở thành nhà ngân hàng, công ty đầu tư (Investment Corp), Hoa Lục được ví như người đi vay, mặc dù hai bên đã có Hiệp Dịnh Thượng Hải và Thông Báo chung được ky kết vào năm 1972 làm căn bản (Hiệp Dịnh Thượng Hải ký kết giửa Mỹ và Trung Cộng ». Tuy nhiên Trung Cộng vẫn phải trình cho nhà đầu tư « Business Plan » cái khả thể của nó, và cần thực hiện các cải tổ tối thiểu để tiếp nhận đầu tư quốc tế vào khu vực chế tạo và sản xuất hàng loạt của Hoa Lục. Đó chính là những gì đã diễn tiến và biến chuyển tại Trung Cộng từ sau khi hai bên ký Hiệp Dịnh Thượng Hải và Thông Báo chung vào năm 1972 đến nay. 


(còn tiếp)


NLB

Tác giả gửi trực tiếp cho LTCGVN

0 nhận xét:

Đăng nhận xét