LTCGVN (09.10.2012)
"Bức Tường Hổ Thẹn" xuất phát từ ý tưởng và việc làm của nghệ sĩ người Trung Hoa Trương Bỉnh Kiên (Zhang Bingjian). Ông đã đưa chân dung các quan tham Trung Quốc lên một bức tường với phông nền màu hồng của đồng Nhân dân tệ (hơi đồng) trong một studio của ông ở Bắc Kinh.
Việt Nam với quốc nạn tham nhũng hối lộ, tha hóa, đồi trụy và hàng trăm tội danh khác của đám đầy tớ nhân dân thì tôi thiết nghĩ chúng ta nên đưa hình ảnh của những gương mặt đen, gương mặt mốc... đã bôi đen và gây mùi xú uế cho xã hội trong mấy chục năm qua.
Zhang Bingjian - Wall of shame (the Start) |
Việc làm này hoàn toàn hợp pháp và chắc chắn sẽ có sự đồng tình của toàn thể nhân dân. Đảng và nhà nước CSVN không viện được một lý do gì cấm cản việc làm này một khi các nghệ sĩ của chúng ta có lòng nhiệt huyết và nỗi khát khao làm trong sạch xã hội, bởi một điều hiển nhiên và rõ ràng là mỗi hình ảnh được các nghệ sĩ chúng ta tạo nên (vẽ hay sao chụp lại...) và đưa lên là những gương mặt sâu dân mọt nước, tội phạm đã bị tòa án nhân dân kết tội hoặc từ các vụ việc mà trên báo chí, TV và trên các phương tiện thông tin đại chúng đã truyền tải nhiều lần trong những thời gian qua.
Một tấm gương không soi, không lau chùi lâu ngày sẽ mờ ố, con người không soi gương rửa mặt hàng ngày sẽ không thấy được vết bẩn và không tẩy rửa được vết nhơ... Văn không ôn, võ không luyện thì tất cả sẽ mai một theo thời gian.
Hơn mấy chục năm qua, hàng vạn bậc "phụ mẫu chi dân" ở nước ta đã nhúng tay vô chàm, cố tình bán thân lao mình vào tội lỗi, gây tội ác... thậm chí là làm nguy hại đến tiền đồ Tổ quốc. Rất nhiều người trong số những gương mặt bôi đen xã hội đó đã bị pháp luật trừng trị nhưng qua thời gian rồi cũng chìm vào dĩ vãng, lãng quên... và những lớp kế thừa lại tiếp tục dấy vào vũng sình tội ác. Những gương xấu đó nếu chúng ta không nêu lên để làm gương soi và làm một bức tường ngăn cản cho các bậc tôi tớ ngày nay cảnh tỉnh, né tránh hoặc ít ra cũng làm chùn tay, nhụt chí, kềm chế sự ham muốn khi cơ hội phạm tội đến gần.
Quốc nạn tham nhũng, hối lộ, dã man tàn ác, cướp bóc, tha hóa, dâm ô đồi trụy, đạo đức suy đồi băng hoại... trong xã hội ta hiện nay đã đến hồi báo động nguy cấp.
Không khoanh vùng ở những quốc nạn nêu trên gây ra bởi các đầy tớ nhân dân mà ta còn đưa lên tất cả những gương mặt tội phạm hình sự nguy hiểm, gây nhức nhối cho xã hội và đau khổ cho nhân dân như tội phạm ma túy, cướp của giết người, hiếp dâm v.v... cũng không loại trừ. Những hình ảnh đó chỉ được gỡ xuống một khi đương sự đã phục thiện, cải hóa... và được nhân dân chấp nhận.
Đối với loại tội phạm trong hàng ngũ quan chức nhà nước CSVN nếu chúng ta không có hình thức đấu tranh loại trừ độc lập thì cho dù với thời gian nào chăng nữa cũng khó mà đào thải hay trừng trị có hiệu quả cho được một khi vẫn còn tồn tại hình thức xử lý nội bộ, họp kín hòng bao che, bưng bít, bè cánh khoả lấp cho nhau... kẻ đánh người xoa, cứu nguy để chạy tội... mà nhân dân không được quyền biết.
Với "Bức tường hổ thẹn" VN được đưa lên thì các tội phạm, những con sâu làm suy tàn đất nước mà hình ảnh của chúng đã chìm dần trong dĩ vãng như: Nguyễn Việt Tiến, Bùi Tiến Dũng, Mai Văn Dâu, Phạm Thanh Bình, Trung tá C.A Nguyễn Văn Ninh, Nguyễn Trường Tô, Sầm đức Xương, Dương Chí Dũng... cùng nhiều tội phạm hình sự khác, tội đồ của dân tộc... nay sẽ được nổi bật lên. Tội trạng và gương xấu của chúng sẽ được nêu lên là một bài học, là một lời răn đe hữu ích và sẽ có tác dụng sâu xa trong việc ngăn ngừa tội phạm, tội ác gây điêu tàn xã hội, đau khổ cho nhân dân.
Đảng và nhà nước CSVN dốc ngân khố chi ra hàng ngàn tỉ đồng để xây dựng bức tường gốm sứ dài hàng chục km ra mắt trong dịp lễ Ngàn năm Thăng Long với mục đích giới thiệu cho thế giới biết về một nền văn hóa rực rỡ của VN. Thế nhưng đảng và nhà nước CSVN có thấy rằng cái tốt đẹp của nền văn hóa rực rỡ đó đã bị bôi đen bởi một bầy sâu được sinh ra từ lò đào tạo Mác-Lênin? Trong mắt của người ngoại quốc hình ảnh của một xã hội VN thời CS là một địa ngục đã "cầm tù" tự do, nhân quyền và công lý, là hố rác về thể chế chính trị, bãi lầy về văn hóa bị tha hóa suy đồi, đạo đức bị băng hoại trầm trọng...
Muốn hội nhập với thế giới "Đại nghĩa" chứ không phải "Đại đồng" và được mọi người chấp nhận thì chỉ có một con đường duy nhất là phải tắm rửa non sông, đào thải rác rưởi trong xã hội, nâng cao trong sáng văn hóa và trau giồi đạo đức làm người.
Những hạng người là tội đồ của dân tộc, hút từng giọt máu của nhân dân mà ngạo nghễ phát ngôn cho rằng "Dân trí thấp" và không hiểu vị T.S giấy "học giả" của viện vật lý địa cầu cho rằng "Người dân kém hiểu biết!" có trình độ "học thực" đến đâu? có lẽ trong tương lai gần sắp đến hình ảnh các vị này cũng sẽ được đưa lên "Bức tường hổ thẹn", đồng thời hình ảnh của các quan chức chóp bu mang phương diện quốc gia, trụ cột triều đình mà phản bội tổ quốc, mãi quốc cầu vinh, bòn rút nguyên lực quốc gia lên hàng đầu của "bức tường hổ thẹn" để toàn thể nhân dân thấy rõ từng nét trên gương mặt bẩn thỉu của chúng mà mỗi người có một cách hành xử riêng của mình.
Ở TQ ngày xưa có một Ngô tam Quế mãi quốc cầu vinh mà sau này có hình nộm ở Sơn Hải Quan để cho nhân dân phỉ nhổ. Ngày nay tại Bắc Kinh lại có một "Bức tường hổ thẹn" trong một studio của một nghệ sĩ... Rồi đây sẽ được nhân rộng ra hơn nữa khắp mọi nơi...
Ở VN tại sao không? hay chưa có? một việc làm hoàn toàn chính đáng và tích cực gấp vạn lần tiêu chí, cương lĩnh đường lối của đảng, những sách giáo khoa, trang giáo án mà đội ngũ "Giáo dục vì thành tích" khổ công biên soạn, qua bao lần cải cách và đang đưa thêm ra chương trình cải cách GD trong hội nghị TƯ 6 lần này?
"Bức tường hổ thẹn" của VN theo tôi thiết nghĩ phải thay thế cho bức tường gốm sứ hoang phí và vô tác dụng mà tốn kém hàng ngàn tỉ đồng xương máu của nhân dân, hàng ngàn nghệ sĩ, họa sĩ, kiến trúc sư phải dày công, đổ mồ hôi ra tạo dựng rồi cũng nhạt phai, sụp đổ trong tương lai gần. Theo tôi nghĩ phông nền của "Bức tường hổ thẹn" VN sẽ có màu vàng và xanh thể hiện cho "Vàng và Đô la" mà cả bầy đầy tớ đã và đang lao vào như loài thiêu thân bất kể sĩ diện quốc gia, sống còn của dân tộc.
Ngày 9/10/2012
*
'Tham quan sỉ nhục đường' ở Trung Quốc
Martin Patience (BBC News, Bắc Kinh) - "Tham quan sỉ nhục đường" - bức tường ô nhục tại Trung Quốc – với hàng chục chân dung các quan chức bị bỏ tù vì tham nhũng trong những năm gần đây.
Trương Bỉnh Kiên bắt đầu dự án từ ba năm về trước
Tất cả đều được sơn một màu hồng hồng, màu của tờ 100 nhân dân tệ Trung Quốc, biểu tượng của tham nhũng, và được treo trên bức tường của một studio nhỏ ở Bắc Kinh.
Nghệ sĩ Trương Bỉnh Kiên nói ông bắt đầu dự án này hồi ba năm về trước, sau khi xem một tường thuật trên truyền hình nhà nước Trung Quốc về các quan chức nhận hối lộ.
Ông cho biết ông thấy tức giận về mức độ tham nhũng.
"Nếu không có tiền ở Trung Quốc, bạn sẽ gặp vấn đề," ông nói. "Nhân dân đã mất niềm tin. Họ không tin vào bất cứ điều gì, ngoại trừ tiền. Đồng tiền quyết mọi chuyện ở nước này."
1.600 bức chân dung
Ông Trương thuê một số trợ lý, những người chuyên tìm tòi trên internet thông tin về các vụ quan chức đã bị bỏ tù vì tham nhũng.
Kể từ khi dự án bắt đầu, ông Trương cho biết ông đã đặt hàng thực hiện hơn 1.600 bức chân dung, và có vẻ như quá trình này sẽ không kết thúc.
Thế hệ lãnh đạo tiếp theo của Trung Quốc sẽ bắt đầu đón nhận quyền lực vào kỳ Đại hội Đảng lần thứ 18, diễn ra vào tháng tới.
Sự tức giận ngày càng tăng trong công chúng về tình trạng tham nhũng trong giới quan chức sẽ là một trong những thách thức to lớn nhất của họ.
Quy mô của vấn đề thật đáng kinh ngạc.
Hồi năm ngoái, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc sơ suất công bố một bản phúc trình trên trang web của mình và sau đó đã nhanh chóng gỡ xuống.
Bản phúc trình cho biết có khoảng từ 16.000 đến 18.000 quan chức chính phủ và nhân viên quốc doanh đã đưa lậu hơn 120 tỷ đô la ra nước ngoài trong thời gian từ giữa thập niên 1990 đến 2008.
Tính ra, trung bình mỗi quan chức hoặc nhân viên đó yểm hơn 6 triệu đô la.
Hồi đầu năm, Thủ tướng Ôn Gia Bảo cảnh báo rằng tham nhũng là mối đe dọa lớn nhất đối với sự cầm quyền của Đảng Cộng sản.
Người dân Trung Quốc có thể đọc được tin tức về các chiến dịch chống tham nhũng hầu như mỗi ngày.
Tháng trước, Bạc Hy Lai, chính trị gia nằm giữa tâm điểm vụ bê bối chính trị lớn nhất Trung Quốc trong những năm qua, đã bị khai trừ khỏi Đảng Cộng sản.
Trong số những cáo buộc mà ông Bạc phải đối mặt là đã nhận những khoản hối lộ “lớn”.
Thế nhưng nhiều người Trung Quốc lại xem những trường hợp như thế này là cuộc tranh giành chính trị nội bộ chứ không phải là chống tham nhũng thực sự.
Chịu trách nhiệm trước công chúng
Các tấm chân dung được vẽ với sắc màu giống đồng 100 nhân dân tệ
Người dùng internet ở Trung Quốc đang ngày càng đóng vai trò tích cực hơn.
Trong tháng Tám, một quan chức bị chụp ảnh mỉm cười tại hiện trường một vụ tai nạn xe buýt chết người.
Các blogger đã giận điên lên vì điều mà họ coi là sự nhẫn tâm của quan chức này và bắt đầu điều tra.
Hình ảnh của ông ta sau đó được đăng lên cho thấy tại các sự kiện, cuộc họp khác nhau, ông ta đã đeo những chiếc đồng hồ sang trọng, quá đắt đối với mức lương công chức.
Giới chức sau đó thông báo rằng ông ta đã bị sa thải.
Trong khi các quan chức cấp thấp và cấp trung thường được đề cập tới ở mức độ vừa phải, thì chuyện tài chính của các nhà lãnh đạo hàng đầu và gia đình của họ lại được hạn chế nghiêm ngặt đối với các phương tiện truyền thông Trung Quốc, trừ một số rất ít các trường hợp nổi bật.
Trong một hệ thống nơi các quan chức chỉ chịu trách nhiệm với đảng thay vì với công chúng thì rất khó diệt trừ từ gốc nạn tham nhũng.
"Không thể xử lý vấn đề tham nhũng trong hệ thống nếu không có các cơ quan độc lập," phân tích gia chuyên về Trung Quốc, Willy Lam từ Hong Kong nhận xét.
"Các quan chức hàng đầu đã ngừng điều tra và từ chối kêu gọi các quan chức cao cấp khác công bố tài sản gia đình."
'Không có sự lựa chọn’
Nhiều trong số hàng ngàn các vụ bạo động ở Trung Quốc mỗi tháng bắt nguồn từ tham nhũng - chẳng hạn như việc xử lý đất đai của các quan chức địa phương.
Ông Lam tin rằng trừ khi thực hiện cải cách chính trị, các nhà lãnh đạo Trung Quốc sẽ phải đối mặt với "tình trạng bất ổn xã hội ngày càng tăng".
Trong một xã hội mà tham nhũng lan tràn, nhiều người Trung Quốc chấp nhận nó như một phần của cuộc sống hàng ngày. Họ biết họ thường sẽ phải trả tiền hối lộ để được điều trị y tế tốt hơn, hoặc để thắng kiện tại tòa.
Chen Wei muốn con trai năm tuổi của mình, Lu Siyuan, được vào học ở một trường công tốt tại Bắc Kinh.
Tuy nhiên, để kiếm được một suất cho con, cô nói rằng cô sẽ phải trả hơn 10.000 đô la tiền hối lộ cho các quan chức giáo dục.
"Đây là chi phí mà chúng ta phải đối mặt," cô nói. "Chúng tôi không có sự lựa chọn."
Giống như nhiều người ở đây, cô Chen muốn thế hệ các nhà lãnh đạo mới của Trung Quốc phải giải quyết vấn đề tham nhũng.
Nếu không làm, họ sẽ gây rắc rối cho tương lai.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét