ài Gòn – Phiên tòa xét xử 2 Nhạc sĩ Trần Vũ Anh Bình và Việt Khang sẽ diễn ra vào ngày 30.10.2012 tới, với tội danh Tuyên truyền chống nhà nước XHCN, theo khoản 2 điều 88 Bộ luật hình sự Việt Nam. Theo đó, bản án sẽ từ 10 đến 20 năm, nếu bị tuyên án là có tội.
Nội dung các nhạc phầm của Trần Vũ Anh Bình (TVAB) như Người Việt Nam và Rạng Ngời Nước Nam do ca sĩ Đan Trường trình bày, hoặc bài Cho Con Ngày Mai do nhóm Mắt Ngọc trình bày… bị nhà cầm quyền cs VN quy kết cho là phản động, tuyên truyền chống phá nhà nước.
Nhưng với ông Thanh Liêm, sinh sống tại Hoa Kỳ, một người Việt xa xứ, sau khi thưởng thức những bài hát trên đã chia sẻ về con người của Nhạc sĩ TVAB như sau:
“Sau khi nghe xong tôi cảm thấy xúc động về tình cảm yêu nước chân thật của Nhạc sĩ Trần Vũ Anh Bình. Thật sự, trong lòng tôi ngưỡng mộ một tài năng can trường như vậy, cùng lúc đó, trong lòng tôi có một chút xấu hổ cho những người đi trước như chúng tôi, không đóng góp gì được nhiều cho tổ quốc, vì ở xa. Ngay cả khi tôi sống ở môi trường giống như Anh Bình thì tôi cũng không có lòng can đảm để đóng góp như Anh Bình. Và trước hiểm họa xâm lăng của Trung Cộng ở phương Bắc, Anh Bình đã không ngần ngại đóng góp bằng những bài hát, bằng những bài ca. Ngoài ra là một người Kitô Hữu, Anh Bình còn nhiệt thành với Giáo Huấn của Giáo Hội, chủ động dùng khả năng của mình để xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn, có ý thức nhân bản hơn trong nguyên tắc Bổ Trợ, đoạn 189 trong Học thuyết xã hội Công Giáo, có dạy rằng “…Tham gia là một nghĩa vụ mà mọi người phải chu toàn một cách có ý thức, với tinh thần trách nhiệm và nhắm tới công ích.” Không những thế, Anh Bình còn noi gương Đức Cố Hồng Y Phaxico Savie Nguyễn Văn Thuận, qua một đoạn trích dẫn nhỏ “một người công giáo phải yêu tổ quốc gấp bội” trong tác phẩm “Có Một Tổ Quốc” của Đức Cố Hồng Y.”
Nhà cầm quyền csVN cho rằng những bài hát trên mang tính phản động, chống đối và tuyên truyền chống đối nhà nước, nhưng theo bà L.Hương, sinh sống tại Hoa Kỳ, một người Việt xa xứ, nhận xét:
“Nội dung các bài hát trên hay, bày tỏ tấm lòng của một người yêu nước và tự hào với những gì tổ tiên đã gầy dựng. Bày tỏ lòng yêu giống nòi thì không có gì là phản động cả. Có bao nhiêu người cùng tâm trạng khi nghe bài hát này thì đồng cảm nhưng không nói lên. Nếu cho rằng người viết thành lời thành nhạc là phản động, là chống đối nhà nước thì thật là vô ý thức. Như vậy, nhà nước không yêu nước? Không yêu quê cha đất tổ mình ư?”
Còn ông Thanh Liêm nhận định:
“Nội dung các bài hát trên kêu gọi toàn thể đồng bào yêu quê hương đất nước thì không thể nào gọi là chống đối nhà nước được, trừ khi nhà nước csVN dâng cái đất nước này cho ngoại bang rồi, thì chống lại ngoại bang là chống lại nhà nước tay sai. Với một nhân cách [của Nhạc sĩ Anh Bình] như thế, với một tình cảm [cho quê hương] như vậy, thì không thể xem là một tội phạm mà phải xem là một thanh niên gương mẫu cho thế hệ ngày hôm nay, và đã làm chạnh lòng cho thế hệ đi trước còn thờ ơ, lẩn trốn với trách nhiệm của tổ quốc và với dân tộc VN.”
Có một thắc mắc được đặt ra là, các bài hát của Nhạc sĩ Anh Bình sáng tác bị cho là vi phạm điều 88 BLHS, vậy các ca sĩ biểu diễn những bài hát này có bị chung số phận với Nhạc sĩ Anh Bình không?
Ông Thanh Liêm nói:
“Các điều 79 và 88 của BLHS VN đã được đưa ra bàn luận rất là nhiều, cả các luật sư trong nước cũng như ngoài nước và chính phủ các nước như EU, Hoa Kỳ… đã thông qua nghị quyết cũng như gây áp lực cho VN để bỏ các điều luật này, nhưng nhà cầm quyền csVN [đã làm ngơ] và còn vi phạm vào cả Công ước Quốc tế đã được ký kết vào năm 1982. [Mặt khác] tham gia vào Công ước Quốc tế thì VN phải chỉnh sửa luật pháp cho phù hợp với Công ước Quốc tế [quy định]. Như thế bản thân của điều 88 đã là vô hiệu lực rồi vì vậy chẳng có ai vi phạm pháp luật cả. Người sáng tác đã không vi phạm pháp luật thì làm sao người hát vi phạm pháp luật được. [Đồng thời], nhà nước csVN dùng điều luật này với tính chất mơ hồ của nó để đàn áp những người dân lên tiếng chỉ ra những thất bại và chỉ ra những cái xấu xa mà nhà nước làm. Như vậy nhà nước csVN này càng lộ rõ cái bản chất độc tài của mình.”
Bà L. Hương cùng đồng tình với ý kiến của ông Thanh Liêm và bổ sung thêm:
“Nhà cầm quyền VN cần được con cháu dạy lại bài học yêu nước thương nòi”.
Rất khó mà đoán được bản án dành cho 2 Nhạc sĩ Anh Bình và Việt Khang ra sao với một xã hội bưng bít thông tin như thế. Bà L. Hương nhận xét:
“Phiên toà ở VN diễn ra chỉ cho có lệ và che mắt những người không biết gì. Chẳng có gì là dân chủ cả. Tội đã đặt dù có biện hộ cũng vẫn bị kết tội. Pháp luật VN không có tự do dân chủ.”
“Hiện nay, với bản chất ngoan cố của của nhà cầm quyền và với chế độ độc tài của họ để giữ các quyền lợi của phe nhóm và cá nhân, thì họ thà mất nước còn hơn. Do đó, một lần nữa bản án ô nhục của ngành tư pháp nô lệ vẫn có thể không tha cho Nhạc sĩ Anh Bình và Việt Khang, và có một bản án nặng giống như phiên tòa xét xử 3 Bloggers vào ngày 24.09.2012 và 3 Thanh Niên Công Giáo ở Nghệ An, vào ngày 26.09.2012 vừa qua” – Ông Thanh Liêm nhận xét.
Ông Thanh Liêm hy vọng rằng:
“Các bản án này sẽ có tác dụng ngược, nghĩa là sẽ làm thức tỉnh giới trẻ VN. Từ đó càng nhiều người trẻ tri thức đứng dậy, đồng lòng chống ngoại xâm và bè lũ tay sai bán nước, và đòi lại nhân quyền cho những người tù lương tâm chính trị”.
PV. VRNs ghi
0 nhận xét:
Đăng nhận xét