Thứ Sáu, 31 tháng 8, 2012

Những Người Việt Công Giáo Mới 3


NHỮNG NGƯỜI VIỆT CÔNG GIÁO MỚI 3 

(Tiếp theo)

III. – LÒNG YÊU NƯỚC. 

Chúng tôi đề nghị chúng ta duyệt xem hai khía cạnh của đề tài : Tình yêu Quê Hương và Tình Đồng bào. 

A. Lịch Sử cận đại Quê Hương Việt Nam. 

1. Chia đôi Lãnh thổ hình chữ S của Dân tộc Việt.

Hội nghị Genève (Thụy Sỹ) về Đông Dương chính thức khai mạc ngày 26.04. 1954. Sau khi các phái đoàn trình bày lập trường của mình về cách giải quyết vấn đề Việt Nam và Đông Dương cho đến ngày 23.06.1954, các cuộc đàm phán bắt đầu và tiến triển rất chậm. Cuối cùng, Pháp và Trung Quốc đã thỏa thuận một giải pháp chung với thảm họa : Lãnh thổ Việt Nam bị chia đôi.

Ngày 20.07.1954, Hiệp định Genève được ký giữa Thiếu tướng Delteil (Pháp) và Tạ Quang Bửu (Việt Nam Dân chủ Cộng hòa) để quy định sự ‘chia đôi lãnh thổ’ này. Trưởng đoàn đại diện Quốc gia Việt Nam Trần Văn Đỗ phản đối và không ký vào văn kiện vì không tôn trọng nguyện vọng sâu xa của người dân Việt, không chấp nhận Quê Hương bị nhuộm đỏ bởi chế độ cộng sản. Lập tức, đồng bào sợ ‘bị cướp, bị giết’ đã bỏ Miền Bắc di cư vào Nam trước khi Đất Nước ngăn cách bởi sông Bến Hải và cầu Hiền Lương, ở vĩ tuyến 17… Ngày nay, năm 2012, đó là một Sự Thật không thể chối cải và đang tiếp diễn hàng ngày.

Từ đó, người Việt miền Nam gọi đây là ‘Ngày Quốc hận’. Chính quyền và quân đội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tập trung về miền Bắc; Chính quyền và Quân đội khối Liên hiệp Pháp tập trung về miền Nam. 

2. Khối đại đoàn kết dân tộc buộc phải phân đôi và sự ‘bị cướp, bị giết’ bởi người cộng sản, mọi người có 300 ngày là thời gian để chính quyền và quân đội các bên hoàn thành việc tập trung. Dân chúng được tự do (?) đi lại giữa 2 miền. Tính từ giữa năm 1954 đến năm 1956, trên 1 triệu người đã di cư từ Bắc vào Nam, trong đó có khoảng 800.000 người Công giáo. Số liệu Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ghi nhận có 140.000 người di cư ra Bắc. Phủ Tổng uỷ Di cư Tỵ nạn Quốc gia Việt Nam thì ghi con số 4.358 người vì đã vội vã bỏ vào Nam sau đổi ý về trở lại ra Bắc. 

3. Miền Bắc từ nay mang danh xưng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nặng mùi chủ nghĩa Cộng sản, nhập nội từ Moscou, Liên xô, được sự công nhận như một chư hầu bị trị. Miền Nam tiếp tục tổ chức theo chế độ quân chủ với quyền hành thuộc Chính phủ do Thủ tuớng điều khiển. Ngày 07.09.1954, Dinh Norodom được bàn giao giữa Thống tướng Paul Ely, Cao ủy Pháp, và Thủ tướng Ngô Đình Diệm. Khi đó, quốc kỳ Pháp được hạ xuống và cờ Việt Nam được kéo lên, tượng trưng cho sự Độc lập Dân tộc và Chủ quyền Quốc gia thuộc về Toàn Dân Việt Nam. Thủ tướng Diệm đặt tên mới cho Dinh là Độc Lập. Như vậy, từ đây, Thủ tướng Ngô đình Diệm dành sự Độc lập cho Quốc Gia và Chủ Quyền cho Toàn Dân là những điều kiện căn bản để bảo đảm cho người dân quyền Tự Do, Dân chủ và Tự Quyết.

4. Giáo quyền tại Tòa Thánh cùng một ý nguyện với người Việt yêu nước. Trong lúc Đất Nước bị Thực dân và Cộng sản chia đôi, vì Sự Thật của một Giáo hội bất khả phân thấm nhuộm một dòng máu anh hùng tử đạo, Đức Thánh Cha Piô XII và hai Đấng kế nhiệm Gioan XXIII và Phao lô VI chỉ cử duy nhất một Đức Khâm sứ cạnh các Đại diện Tông tòa (danh xưng các Giám mục trước khi thiết lập Hàng Giáo phẩm) tại Việt Nam và, từ ngày 24.11.1960, cạnh Hội đồng Giám mục Việt Nam. 

Trong bài ‘Về vụ Tòa Khâm Sứ ở Hà nội’, đăng nơi số 1644 báo ‘Công giáo và Dân tộc’ ngày 15-21.02.2008, linh mục Trương Bá Cần có viết: « … Từ 1955, một vị Khâm sứ nữa được bổ nhiệm ở Sài gòn, song song với Đức Khâm sứ Dooley ở Hà Nội. Vị Khâm sứ của Miền Nam Việt Nam đặt trụ ở đường Hai Bà Trương – Quận I, chứ không phải ở Huế. » (Nguyên văn). Linh mục ‘quốc doanh’ này bịa đặt sự sai trái.

Sự Thật là sau Hiệp định Genève, vì Đức Khâm sứ Tòa Thánh tại Đông Dương John Dooley không liên lạc được với những Đức cha tại các quốc gia thuộc quyền khác, nên ngày 15.02.1956, Tòa Thánh cử Đức cha Giuseppe Caprio làm Visiteur Apostolique (tạm dịch Thanh Tra Tông tòa) đến Sài gòn để liên lạc với giáo quyền tại Việt Nam Cọng hòa, Laos, và Cambodge. Ngày 13.03.1957, vị Thanh Tra Tông tòa ở Sài gòn được nâng lên hàng Đại lý Khâm sứ (Régent Apostolique). Năm 1959, khi Đức Khâm sứ John Dooley rời Hà nội trong một cơn bệnh nguy kịch và, vài tuần sau đó, các nhân viên Toà Khâm sứ bị trục xuất, Tòa Thánh thiết lập Tòa Khâm sứ tại Sài gòn do Ngân sách Tòa Thánh và theo qui chế Ngoại giao, với Đức tân Khâm sứ Mario Brini.

[LM Cần bịa đặt chuyện này để góp phần xuyên tạc Giáo hội khi biến cố đòi lại Tòa Khâm sứ cũ cho Giáo hội.]

B. Bang giao Trung–Việt.

1. Công hàm ngày 14.09.1958. 

Ngày 04.09.1958, Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai đã công khai tuyên bố với quốc tế quyết định của Chính phủ Trung Quốc về hải phận 12 hải lý kể từ đất liền của Trung Quốc và các đảo ngoài khơi, bao gồm cả quần đảo Tây Sa và Nam Sa (tức quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam). Tiếp đó, ngày 06.09.1958, báo Nhân Dân, cơ quan ngôn luận Đảng Cộng sản Việt Nam, đăng bài tường thuật rất chi tiết về Bản Tuyên Bố này và nêu rõ rằng ‘kích thước lãnh hải của nước Cộng Hoà Nhân dân Trung Hoa là 12 hải lý và điều này được áp dụng cho tất cả các lãnh thổ của phía Trung Hoa, bao gồm tất cả các quần đảo trên biển Nam Trung Hoa’. Ngày 14.09.1958, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Phạm Văn Đồng gửi Công hàm cho Thủ tướng Chu Ân Lai, có đoạn nguyên văn như sau: « Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung quốc. Trong mối tương quan với nước Cộng Hoà Nhân dân Trung Hoa trên mặt bể ». 

Do đó, năm 1974, khi Trung Cộng đánh chiếm các đảo thuộc Quần đảo Hoàng Sa từ tay Hải quân Việt Nam Cọng Hòa, người cộng sản Miền Bắc ‘im mồn’ để được viện trợ những súng đạn để giết đồng bào Miền Nam và ngụy biện Thống nhất Đất Nước mà chính chúng đã chia đôi. Năm 1977, đề cập đến công hàm do chính mình đã ký, Phạm văn Đồng gượng gạo bảo rằng ‘đó là thời chiến nên phải nói như vậy thôi’. Ông Đồng đâu phải ‘nói như vậy thôi’.

Đây là một công hàm bất hợp pháp, nhưng do chính ông Thủ tướng ký với lời lẽ hết sức trịnh trọng. Ngày nay, Việt cộng nói ‘công hàm bất hợp pháp, vô giá trị’ trong khi Trung cộng nói ‘xài được’ và mọi người trong chúng ta đều biết : ‘Trung cộng mạnh về vũ khí lẫn tiền bạc’.

2. Hội nghị Thành Đô 1990.

Lang thang trên ‘xa lộ thông tin’, chúng ta đọc được bài ‘Phải chặn đứng nguy cơ tái diễn kịch bản Thành Đô 1990’, viết bởi ông Nguyễn Trung, tại : http://boxitvn.blogspot.fr/2012/08/phai-chan-ung-nguy-co-tai-dien-kich-ban.html

Xin được tóm tắt : « Sau ngày 30.04.1975, Trung Quốc đã tạo ra cái ‘bẫy Campuchia’. Nước này được Tàu cộng vũ trang đánh Việt Nam và tiến hành chiến tranh lớn, tấn công vùng biên giới Tây Nam nước ta từ tháng 04.1977. Mặt khác, ngày 17.02.1979, Trung Quốc tiến quân đánh phá biên giới phía Bắc Việt Nam, với tên ‘Dạy cho Việt Nam một bài học’.

Cuối những năm 1980 và đầu thập niên 1990, Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ, Việt Nam phải chấp nhận hai đòi hỏi quan trọng của Trung Quốc là rút quân khỏi Campuchia và loại bỏ Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch để mở đầu cho quá trình bình thường hóa quan hệ. Ngày 03 và 04.09.1990 cuộc họp cấp cao Thành đô được tiến hành, Việt Nam liên minh với Trung Quốc để cùng bảo vệ chủ nghĩa xã hội, dù họ vừa đánh chiếm thêm 7 đảo và bãi đá của ta ở Trường Sa. 

3. Bốn Tốt và Mười sáu chữ vàng.

Mối bang giao giữa hai nước anh em cộng sản Việt Nam – Trung cộng được đặt trên :

- tứ hảo đại ngôn: ‘Láng giềng tốt, Bạn bè tốt, Đồng chí tốt, Đối tác tốt’.

- tháng 11.2000, khi hội đàm với tân Tổng bí thư Cộng đảng Việt Nam Nông Đức Mạnh đến bái yết Thiên triều, Giang Trạch Dân đã giảng giải phương châm quan trọng đó như sau: « Ổn định lâu dài là nhấn mạnh tình hữu nghị Trung - Việt phù hợp với lợi ích căn bản của hai đảng, hai nước và nhân dân hai nước, nên bất cứ lúc nào, bất cứ tình hình nào đều phải giữ sự ổn định và phát triển lành mạnh của quan hệ hữu nghị, khiến nhân dân hai nước đời đời hữu nghị với nhau. Hướng tới tương lai là phải xuất phát từ hiện nay, nhìn về lâu dài, kế thừa truyền thống, mở ra tương lai tốt đẹp hơn cho quan hệ Trung Việt. Hữu nghị láng giềng là yêu cầu hai bên phải làm người láng giềng tốt, người bạn tốt, trước sau xử lý mọi vấn đề trong quan hệ hai nước với tinh thần láng giềng hữu nghị: Hợp tác toàn diện là phải không ngừng củng cố, mở rộng và sâu sắc sự giao lưu và hợp tác giữa hai đảng, hai nước trong mọi lĩnh vực, để mưu cầu hạnh phúc cho hai nước và nhân dân hai nước, đồng thời góp phần cho việc giữ gìn và thúc đẩy nền hoà bình, ổn định và phát triển trong khu vực ». 

(Còn tiếp)

Hà Minh Thảo

0 nhận xét:

Đăng nhận xét