Vatican – Trong một trong cuộc phỏng vấn của nhật báo Ý với Đức Tổng Giám Mục Claudio Maria Celli, chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Truyền Thông Xã Hội, trước ngày khai mạc phiên họp khoáng đại của Hội Đồng Giáo hoàng về Truyền Thông vào ngày 19 tháng 9 và bế mạc ngày 21 tháng 9 với buổi triều kiến Đức Thánh Cha. ĐTGM Celli phát biểu: “Trang Tweet của Đức Thánh Cha có tới trên 9.300.000 người theo dõi thường xuyên, đồng thời có ít nhất 60 tỉ người dùng điện thoại di động I-phone và I-pad có thể liên kết với Đức Thánh Cha qua mạng Tweet; thêm vào đó còn có 10.260.000 người hàng ngày thăm viếng các trang Web của Tòa Thánh được phát hành bằng nhiều ngôn ngữ tại www.news.va hay qua trang Facebook”. Đây là đúc kết thống kê mạng lưới truyền thông xã hội của Tòa Thánh trong sáu tháng đầu của giáo triều của Đức Thánh Cha Phanxicô; và đây là thành công có thể nói ít có các nhà lãnh đạo nào khác trên thế giới đã đạt được”.
Trả lời câu hỏi: Đường lối của Đức Thánh Cha Phanxicô đã đem lại những gì cho truyền thông Vatican?
ĐTGM Celli trả lời: Tôi tin rằng điều cải tiến chính yếu là khả năng của ĐTC đã khiến cho tất cả mọi người thuộc mọi nguồn gốc có thể hiểu biết ngài. Đây là bài học chính chúng tôi đã tìm cách áp dụng cho phương cách làm việc của chúng tôi. Thể loại truyền thông của Đức Thánh Cha cho thể được tóm lược trong bốn đặc tính rõ ràng:
Trước hết, ngài dùng thể loại ngôn ngữ giản dị, trực tiếp và đối thoại, một ngôn ngữ người thời nay hiểu được rõ ràng.
Thứ hai, ngài luôn có một nội dung là hay đặt câu hỏi với lương tâm và trái tim của mọi người, là đáp ứng với những đau khổ của nhân loại, và khát vọng tìm kiếm nội tâm của con người, vì Đức Thánh Cha biết rõ trái tim con người ôm ấp những gì. Ngài cũng giải thích sự tàanh công của ngài đối với những người không tin, với những người thuộc các tôn giáo khác, và với rất nhiều Kitô hữu ở những nơi rất xa xôi.
Yếu tố thứ ba là cách ngài dùng các cử chỉ. Đức Thánh Cha Phanxicô không chỉ nói, ngài còn dùng cử chỉ để nhấn mạnh điều ngài nói, để chuyển tiếp sự phồn thịnh của con người, được nối kết với một tâm linh sâu xa. Cuối cùng ngài cũng biết làm kích động trí tưởng tượng và sự tinh tế của con người qua cách dùng các thành ngữ bóng. Chẳng hạn, như khi ngài dùng các từ ngữ bóng bẩy, giúp chuyển tiếp nhiều hơn là lời nói thường, hay dùng các câu giản dị để diễn tả các khái niệm phức tạp. Ai có thể quên được khi ngài mời gọi các linh mục và giám mục “hãy biết mùi của các con chiên của mình?”
Bùi Hữu Thư
0 nhận xét:
Đăng nhận xét