LTCGVN (02.09.2013)
Bài đọc liên quan:
+ Trung Hoa không chốn dung thân
+ Bày bình bố trận
+ Thử nhìn toàn cục tình hình
+ Quân bài đã chia - vấn đề còn lại là ta
+ Thế cờ đã rõ
Thế giới như một gia đại đình thu nhỏ. Có chủ, có người làm ra của cải để sinh sống, có những đối tác và đối lập, có tớ để sai vặt và cũng có lắm bất công, nhưng để tất cả cùng nhau chung sống hòa bình là chuyện không phải dễ. Sau chiến tranh thế giới II, Hoa Kỳ trở thành đại ca của toàn cầu có lắm vợ, lắm bạn và cũng lắm đối thủ và kẻ thù. Nhưng Hoa Kỳ chưa bao giờ là bạn hay kẻ thù của bất kỳ quốc gia nào vĩnh viễn. Hãy điểm lại những nét chính xa, gần để có những bài học rút ra nhằm có cái nhìn lâu dài cho những ai nặng lòng với đất nước.
Tháng 12/1972 Nixon gặp Mao bàn tính chuyện bàn giao Đông Dương, và chuyển trục từ Thái Bình Dương sang Trung Đông, thì ngay sau đó, Việt nam Cộng Hòa sụp đổ. Trung Hoa tiếp quản Đông Dương. Mười hai năm kế tiếp, Việt Nam sau thống nhất quay lưng với Trung Hoa, bang giao với Liên Xô, phe cộng sản mất đoàn kết, chiến tranh nội bộ giữa Đông Dương và với Trung Hoa xảy ra. Kế tiếp, cuộc chạy đua vũ trang của chiến tranh lạnh đến cực điểm, khi tổng thống Ronald Reagan đưa ra chiến lược, chiến tranh trên các vì sao. Kết cục Liên Xô và Đông Âu sụp đổ. Chủ nghĩa cộng sản gục ngả ngay cái nôi của nó.
Sau khi chuyển trục của Hoa Kỳ sang Trung Đông, từ cuối thập niên 1970s đến nay, khu vực Trung Đông không ngừng tiếng súng. Hết Iraq với Iran, thì đến Iraq với Kuwait, rồi đến với Libya, sau cùng là hàng loạt cuộc cách mạng Bắc Phi Trung Đông. Đó là chưa kể chuyện Do Thái với khối Hồi giáo.
Nhưng đặc biệt là, sau khi chiến tranh lạnh chấm dứt, Hoa Kỳ một mình múa gậy vườn hoang 20 năm, thì cũng là lúc Trung Hoa vươn mình đứng dậy. Và từ đó, thế giới lại phân cực trở lại, và một cuộc chiến tranh lạnh lần 2 lại bắt đâu.
Tháng 10/2010 bà Hillary Clinton đọc báo cáo chiến lược xoay trục châu Á Thái Bình Dương tại Trung tâm Đông Tây, Honolulu, Hawaii, thì mùa xuân 2011 các cuộc cách mạng xã hội ở Bắc Phi Trung Đông nổ ra như những con cờ domino đã được sắp sẵn, chỉ sau 2 bài phát biểu của Hillary và Obama ở 2 quốc gia Bắc Phi.
Người Mỹ luôn dự đoán, sắp đặt, và hành động trước thế giới một nước cờ, và luôn đạt kết quả mỹ mãn từ khi có cuộc cách mạng công nghiệp ra đời, cho đến nay cuộc cách mạng tri thức - đại diện là không gian mạng - họ đã sử dụng nó thành công ở Bắc Phi Trung Đông.
Hai tháng nay, sôi động với những chuyến ngoại giao con thoi giữa Hoa Kỳ, Nhật Bản và các nước vùng châu Á Thái Bình Dương, làm mọi con mắt đổ dồn về khu vực. Một số đổi màu sắc ngoại giao làm rõ vai trò chuyển trục châu Á Thái Bình Dương của Hoa Kỳ.
+ Trung Hoa không chốn dung thân
+ Bày bình bố trận
+ Thử nhìn toàn cục tình hình
+ Quân bài đã chia - vấn đề còn lại là ta
+ Thế cờ đã rõ
Thế giới như một gia đại đình thu nhỏ. Có chủ, có người làm ra của cải để sinh sống, có những đối tác và đối lập, có tớ để sai vặt và cũng có lắm bất công, nhưng để tất cả cùng nhau chung sống hòa bình là chuyện không phải dễ. Sau chiến tranh thế giới II, Hoa Kỳ trở thành đại ca của toàn cầu có lắm vợ, lắm bạn và cũng lắm đối thủ và kẻ thù. Nhưng Hoa Kỳ chưa bao giờ là bạn hay kẻ thù của bất kỳ quốc gia nào vĩnh viễn. Hãy điểm lại những nét chính xa, gần để có những bài học rút ra nhằm có cái nhìn lâu dài cho những ai nặng lòng với đất nước.
Tháng 12/1972 Nixon gặp Mao bàn tính chuyện bàn giao Đông Dương, và chuyển trục từ Thái Bình Dương sang Trung Đông, thì ngay sau đó, Việt nam Cộng Hòa sụp đổ. Trung Hoa tiếp quản Đông Dương. Mười hai năm kế tiếp, Việt Nam sau thống nhất quay lưng với Trung Hoa, bang giao với Liên Xô, phe cộng sản mất đoàn kết, chiến tranh nội bộ giữa Đông Dương và với Trung Hoa xảy ra. Kế tiếp, cuộc chạy đua vũ trang của chiến tranh lạnh đến cực điểm, khi tổng thống Ronald Reagan đưa ra chiến lược, chiến tranh trên các vì sao. Kết cục Liên Xô và Đông Âu sụp đổ. Chủ nghĩa cộng sản gục ngả ngay cái nôi của nó.
Sau khi chuyển trục của Hoa Kỳ sang Trung Đông, từ cuối thập niên 1970s đến nay, khu vực Trung Đông không ngừng tiếng súng. Hết Iraq với Iran, thì đến Iraq với Kuwait, rồi đến với Libya, sau cùng là hàng loạt cuộc cách mạng Bắc Phi Trung Đông. Đó là chưa kể chuyện Do Thái với khối Hồi giáo.
Nhưng đặc biệt là, sau khi chiến tranh lạnh chấm dứt, Hoa Kỳ một mình múa gậy vườn hoang 20 năm, thì cũng là lúc Trung Hoa vươn mình đứng dậy. Và từ đó, thế giới lại phân cực trở lại, và một cuộc chiến tranh lạnh lần 2 lại bắt đâu.
Tháng 10/2010 bà Hillary Clinton đọc báo cáo chiến lược xoay trục châu Á Thái Bình Dương tại Trung tâm Đông Tây, Honolulu, Hawaii, thì mùa xuân 2011 các cuộc cách mạng xã hội ở Bắc Phi Trung Đông nổ ra như những con cờ domino đã được sắp sẵn, chỉ sau 2 bài phát biểu của Hillary và Obama ở 2 quốc gia Bắc Phi.
Người Mỹ luôn dự đoán, sắp đặt, và hành động trước thế giới một nước cờ, và luôn đạt kết quả mỹ mãn từ khi có cuộc cách mạng công nghiệp ra đời, cho đến nay cuộc cách mạng tri thức - đại diện là không gian mạng - họ đã sử dụng nó thành công ở Bắc Phi Trung Đông.
Hai tháng nay, sôi động với những chuyến ngoại giao con thoi giữa Hoa Kỳ, Nhật Bản và các nước vùng châu Á Thái Bình Dương, làm mọi con mắt đổ dồn về khu vực. Một số đổi màu sắc ngoại giao làm rõ vai trò chuyển trục châu Á Thái Bình Dương của Hoa Kỳ.
Việt Nam tuyên bố chung 9 điều với Hoa Kỳ, khi tuyên bố chung 10 điều với Trung Hoa chưa ráo mực. Phillipines sau 20 năm từ chối sự có mặt quân đội Hoa Kỳ, nay ký kết sự có mặt luân phiên của quân đội Hoa Kỳ ở nước này. Thủ tướng Nhật Bản làm một vòng công du hơn 10 quốc gia ở các châu lục Á, Phi, Âu và kể cả Mỹ.
Trung Hoa vẫn hung hăng trên biển Nhật Bản và biển Đông về chủ quyền lãnh thổ, thậm chí đang hành động để muốn Đài Loan trở thành một Hongkong thứ hai trong tương lai gần, và trì hoãn đi đến thỏa thuận COC trên biển Đông. Trong khi 10 nước Asean họp nhau ở Thái Lan mà vắng mặt Cambodia để đi đến thỏa thuận COC sẽ đàm phán với Bắc Kinh vào tháng 9. Và một Cambodia đang sôi động sau thắng lợi mà, xem như thất bại trong bầu cử của đảng ông Hunsen sau 28 năm ông độc quyền lãnh đạo.
Trong 11 thành viên Asean mà theo ông Lý Quang Diệu phát biểu là, Asean đã sai lầm khi đồng ý cho Việt Nam, Lào, Cambodia và Miến Điện gia nhập. Nhưng hôm nay, đi đầu là Cambodia đã tách ra khỏi hình thái xã hội đơn nguyên rõ ràng nhất. Miến Điện cũng đang và sẽ trở thành một xã hội chính trị đa nguyên tự do dân chủ, với những quyết định cởi trói truyền thông và thả tù chính trị, cho phép đảng đối lập ngồi vào quốc hội để lo chuyện quốc gia, một cách rất êm thắm đến bất ngờ.
Mấy ngày hôm nay, ở Việt nam bắt đầu có nhiều nhân vật trong đảng cộng sản, tuyên bố muốn thành lập đảng mới để tạo lực lượng đối lập với đảng cộng sản đang cầm quyền ở Việt Nam. Đó là quy luật của xã hội học phải chuyển động khi lượng đã chuyển thành chất, không tránh được. Mọi chống đối có tính cực đoan đều có thể dẫn đến tình trạng không tốt như ở các nước Trung Đông và Bắc Phi hiện nay.
Trong 11 thành viên Asean mà theo ông Lý Quang Diệu phát biểu là, Asean đã sai lầm khi đồng ý cho Việt Nam, Lào, Cambodia và Miến Điện gia nhập. Nhưng hôm nay, đi đầu là Cambodia đã tách ra khỏi hình thái xã hội đơn nguyên rõ ràng nhất. Miến Điện cũng đang và sẽ trở thành một xã hội chính trị đa nguyên tự do dân chủ, với những quyết định cởi trói truyền thông và thả tù chính trị, cho phép đảng đối lập ngồi vào quốc hội để lo chuyện quốc gia, một cách rất êm thắm đến bất ngờ.
Mấy ngày hôm nay, ở Việt nam bắt đầu có nhiều nhân vật trong đảng cộng sản, tuyên bố muốn thành lập đảng mới để tạo lực lượng đối lập với đảng cộng sản đang cầm quyền ở Việt Nam. Đó là quy luật của xã hội học phải chuyển động khi lượng đã chuyển thành chất, không tránh được. Mọi chống đối có tính cực đoan đều có thể dẫn đến tình trạng không tốt như ở các nước Trung Đông và Bắc Phi hiện nay.
Đàm phán vòng thứ 19 Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương ở cấp bộ trưởng đang diễn ra ở Brunei, xem như là vòng áp chót để đi đến kết thúc ở vòng thứ 20 trong tháng 10 tới, cho một Hiệp định kinh tế của Hoa Kỳ trong việc chuyển trục về Thái Bình Dương, sau đúng 40 năm bỏ Thái Bình Dương sang Trung Đông - 1973 - 2013.
Tháng Tám này thế giới lại đổ dồn về khu vực Bắc Phi Trung Đông, sau mùa Xuân Ả Rập 2011. Bắc Phi Trung Đông bấn loạn với cuộc đàn áp bất ngờ, đẫm máu những người ủng hộ đảng Anh Em Hồi giáo ở Ai Cập - 14 và 16/8/2013 - theo sau vụ lãnh đạo quân đội nước này phế truất ông Mohamed Morsi, tổng thống dân cử thuộc đảng Anh Em Hồi giáo, sau hơn 1 năm nắm quyền. Có đến khoảng 1.000 người tử vong và 5.000 người thương tích. Nhưng Liên Hiệp Quốc và Hoa Kỳ chỉ lên tiếng quan ngại, và kêu gọi lãnh đạo quân đội nước này cần phải kiềm chế và ôn hòa hơn khi đối xử với dân mình.
Chưa hết, một chính quyền al Assad đệ nhị ở Syria dưới sự bảo trợ của Nga lại có chuyện đánh bom hóa học làm 1.300 người chết, trong đó có rất nhiều trẻ em. Liên Hiệp Quốc đã điều quan sát viên khẩn cấp đến Syria để thanh tra. Pháp khẳng định chính quyền al Assad đệ nhị đã là thủ phạm tội ác của loài người. Hoa Kỳ bình tĩnh hơn, tổng thống Obama đã ra lệnh cho CIA điều tra thủ phạm là al Assad hay quân nổ dậy, để có hành động cụ thể đối với thủ phạm, trong khi đó cả 2 bên đang đổ lỗi cho nhau.
Trong khi đó, ở châu Âu khủng hoảng kinh tế khối Liên Minh châu Âu vẫn chưa khắc phục được. Và một sự thai nghén Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Đại Tây Dương - Transatlantic Partnership: TAP - giữa Washington và Liên minh châu Âu đang hình thành, để các nước đã phát triển tự cứu lấy mình sau 3 thập niên nằm chờ sung rụng, từ việc lấy Trung Hoa làm cái xưởng sản xuất, đồng thời là nơi lao động nô lệ của mình. Hậu quả là gậy ông đập lưng ông. Các đại tư bản của họ ngày càng giàu hơn, nhưng chính phủ ngày càng nợ nần chồng chất. Việc làm cho dân chúng của họ bị cướp mất bỡi Trung Hoa, và Trung Hoa ngày càng mạnh lên nhờ kinh tế phát triển không ngờ.
Mặc dù vậy, kinh tế Trung Hoa bắt đầu giảm phát triển. Một chính sách bàn tay sắt của chính phủ mới ở Trung Hoa đang cố gắng tái cơ cấu lại nền kinh tế hướng nội trong tiêu dùng, giảm nợ, từ bỏ kích thích tăng trưởng bằng đầu tư công. Một nguy cơ giảm phát kinh tế có thể làm cho cả thế giới bị ảnh hưởng theo.
Tất cả điều trên, làm nên một thế giới đang phụ thuộc lẫn nhau, trong đó, quy luật xưa nay vẫn vậy, các cường quốc vẫn là nơi dựa dẫm tin cậy cho các nước nhỏ.
Bài học đầu tiên trong ngoại giao là, sách lược ngoại giao đa phương cho các quốc gia nhỏ bé, có địa chính trị quan trọng, vẫn là sách lược còn tương đối đúng đắn nhất cho tới hiện nay. Vì những quốc gia nhỏ có chính sách ngoại giao thiên lệch đều dẫn đến hậu quả khó lường. Điều này đã đúng từ sau chiến tranh thế giới II cho đến hôm nay.
Cũng qua đó cho thấy, khi ngoại giao dựa dẫm nghiêng hẵn về một phía hắc hoặc bạch thì hậu quả nồi da nấu thịt có thể diễn ra trong quá khứ ở bán đảo Triều Tiên và Việt Nam, giờ thì ở Bắc Phi Trung Đông. Chính quyền al Assad ở Syria đã dựa quá nhiều vào Nga, để làm những điều xằng bậy, mà từ 2 năm qua, mỗi ngày trung bình ở nước này có khoảng 1.000 người chết vì đồng bào tự giết nhau. Ai Cập đã hy vọng ở phương Tây, để rồi chính quyền độc tài quân sự ở đây vẫn tồn tại sau khi ông Mubarak đã ra đi. Tunisia, Jordan, Libya, Sudan, Arabia Saudi, Iraq, etc... vẫn còn nằm trong đe dọa hoặc hỗn loạn sau mùa Xuân Ả Rập.
Về đối nội, các quốc gia có chính quyền xem dân như kẻ thù - như Trung Hoa, Syria, Libya, ... - thi hầu như đều dẫn đến cảnh đổ máu.
Bài học thứ hai về chiến tranh là, Hoa Kỳ chuyển trục đến đâu thì y như rằng chỉ trong vòng một thập niên ở đó có chiến tranh. Chưa kể đến, hễ có đại khủng hoảng kinh tế toàn cầu, thì có chiến tranh thế giới. Nhưng điều này khó diễn lại, vì các yếu tố chiến tranh hủy diệt ngày nay làm cho khả năng chiến tranh thế giới khó xảy ra.
Bài học thứ ba về lực lượng quyết định cho cách mạng xã hội là không gì ngoài quân đội. Mọi lực lượng khác không là quyết định cho sự chuyển đổi bình yên hay loạn lạc, mà chỉ đóng vai trò góp phần vào cho tiến trình đi đến chỗ tốt hơn hay xấu hơn mà thôi.
Bài học thứ tư về sau cách mạng xã hội là, tất cả các cuộc cách mạng vô sản hoặc cách mạng bạo lực sau khi thành công đều không thể xây dựng thành công một xã hội dân chủ tự do, mà cuối cùng mâu thuẫn xã hội vẫn còn tiếp tục. Và xã hội mới hoặc diễn ra những cuộc nồi da nấu thịt mới, hoặc là quay về với nền chính trị độc tài.
Bài học cuối cùng là, các toan tính của các cường quốc trong vai trò phân chia thị trường, và cai trị toàn cầu. Đặc biệt, 3 quốc gia Hoa Kỳ, Nga và Trung Hoa đóng vai trò quyết định thế giới phân cực sau chiến tranh thế giới thứ II.
Những bài học trên, chúng như những tiếng chuông cảnh báo cho các nước nhỏ phải biết giữ mình, và cần sự khôn khéo trong ngoại giao, cũng như biết đặt quyền lợi tổ quốc và dân tộc lên trên quyền lợi cá nhân.
Asia Clinic,
Bài học đầu tiên trong ngoại giao là, sách lược ngoại giao đa phương cho các quốc gia nhỏ bé, có địa chính trị quan trọng, vẫn là sách lược còn tương đối đúng đắn nhất cho tới hiện nay. Vì những quốc gia nhỏ có chính sách ngoại giao thiên lệch đều dẫn đến hậu quả khó lường. Điều này đã đúng từ sau chiến tranh thế giới II cho đến hôm nay.
Cũng qua đó cho thấy, khi ngoại giao dựa dẫm nghiêng hẵn về một phía hắc hoặc bạch thì hậu quả nồi da nấu thịt có thể diễn ra trong quá khứ ở bán đảo Triều Tiên và Việt Nam, giờ thì ở Bắc Phi Trung Đông. Chính quyền al Assad ở Syria đã dựa quá nhiều vào Nga, để làm những điều xằng bậy, mà từ 2 năm qua, mỗi ngày trung bình ở nước này có khoảng 1.000 người chết vì đồng bào tự giết nhau. Ai Cập đã hy vọng ở phương Tây, để rồi chính quyền độc tài quân sự ở đây vẫn tồn tại sau khi ông Mubarak đã ra đi. Tunisia, Jordan, Libya, Sudan, Arabia Saudi, Iraq, etc... vẫn còn nằm trong đe dọa hoặc hỗn loạn sau mùa Xuân Ả Rập.
Về đối nội, các quốc gia có chính quyền xem dân như kẻ thù - như Trung Hoa, Syria, Libya, ... - thi hầu như đều dẫn đến cảnh đổ máu.
Bài học thứ hai về chiến tranh là, Hoa Kỳ chuyển trục đến đâu thì y như rằng chỉ trong vòng một thập niên ở đó có chiến tranh. Chưa kể đến, hễ có đại khủng hoảng kinh tế toàn cầu, thì có chiến tranh thế giới. Nhưng điều này khó diễn lại, vì các yếu tố chiến tranh hủy diệt ngày nay làm cho khả năng chiến tranh thế giới khó xảy ra.
Bài học thứ ba về lực lượng quyết định cho cách mạng xã hội là không gì ngoài quân đội. Mọi lực lượng khác không là quyết định cho sự chuyển đổi bình yên hay loạn lạc, mà chỉ đóng vai trò góp phần vào cho tiến trình đi đến chỗ tốt hơn hay xấu hơn mà thôi.
Bài học thứ tư về sau cách mạng xã hội là, tất cả các cuộc cách mạng vô sản hoặc cách mạng bạo lực sau khi thành công đều không thể xây dựng thành công một xã hội dân chủ tự do, mà cuối cùng mâu thuẫn xã hội vẫn còn tiếp tục. Và xã hội mới hoặc diễn ra những cuộc nồi da nấu thịt mới, hoặc là quay về với nền chính trị độc tài.
Bài học cuối cùng là, các toan tính của các cường quốc trong vai trò phân chia thị trường, và cai trị toàn cầu. Đặc biệt, 3 quốc gia Hoa Kỳ, Nga và Trung Hoa đóng vai trò quyết định thế giới phân cực sau chiến tranh thế giới thứ II.
Những bài học trên, chúng như những tiếng chuông cảnh báo cho các nước nhỏ phải biết giữ mình, và cần sự khôn khéo trong ngoại giao, cũng như biết đặt quyền lợi tổ quốc và dân tộc lên trên quyền lợi cá nhân.
Asia Clinic,
Bs. HỒ HẢI
0 nhận xét:
Đăng nhận xét