LTCGVN (11.09.2013)
Đại diện Mạng lưới Blogger Việt Nam trao Tuyên bố 258 cho bà Veronique Arnault, đại diện Phái đoàn EU sang dự phiên Đối thoại Nhân quyền 2013 với Việt Nam.
Chiều ngày 10/9, 4 thành viên của Mạng lưới Blogger Việt Nam đã có cuộc gặp với đại diện Phái đoàn EU tại Việt Nam để đưa bản Tuyên bố 258 và trao đổi về tình hình nhân quyền trong nước. Đáng chú ý là cuộc gặp này diễn ra ngay trước phiên đối thoại nhân quyền 2013 giữa EU và Việt Nam.
Bà Véronique Arnault, Giám đốc phụ trách nhân quyền của Cơ quan Hành động Đối ngoại châu Âu (EEAS, tương đương với một Bộ Ngoại giao chung của EU), vừa đến Hà Nội để bắt đầu đối thoại nhân quyền EU-Việt Nam. Đối thoại nhân quyền năm nay diễn ra vào ngày 11/9, và bà đã dành riêng cho các blogger thuộc Mạng lưới Blogger Việt Nam một cuộc gặp chính thức.
Tham dự cuộc gặp, ngoài bà Véronique Arnault, còn có một số quan chức cấp cao của EU: bàDelphine Malard, Cố vấn thứ nhất, phụ trách Ban Chính trị, Báo chí và Thông tin; ông Juan Jose Almagro Herrador, cố vấn Ban Chính trị, Báo chí và Thông tin; ông Konstantin Von Mentzingen, quan chức về Việt Nam và Đông Nam Á; và bà Rose Ieremia, Đại sứ Hy Lạp tại Việt Nam. (Hy Lạp cùng với Ireland và Litva giữ chức chủ tịch Hội đồng Liên minh châu Âu nhiệm kỳ 2013-2014).
Phó Đại sứ Thụy Điển Elenore Kanter, người từng tiếp các blogger Việt Nam trong cuộc gặp “nghẹt thở” ngày 7/8 khi 5 blogger phải khó khăn lắm mới qua được hàng rào an ninh để vào Đại sứ quán, cũng tham dự.
Phía Mạng lưới Blogger Việt Nam có 4 blogger với đầy đủ đại diện từ ba miền đất nước:Nguyễn Tường Thụy, Nguyễn Chí Tuyến (Hà Nội), Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (tức bloggerMẹ Nấm, ở Nha Trang), Châu Văn Thi (blogger Yêu Nước Việt, ở Sài Gòn).
Mạng lưới Blogger Việt Nam sẽ có bài tường thuật chi tiết về cuộc gặp này với Phái đoàn EU.
Đại diện Mạng lưới blogger Việt Nam và phái đoàn EU trao đổi về tình hình nhân quyền Việt Nam
Đối thoại nhân quyền EU-Việt Nam
EU tổ chức đối thoại định kỳ về nhân quyền với hơn 30 nước ngoài EU. Mỗi cuộc đối thoại đều được tiến hành căn cứ vào Nguyên tắc chung của EU về đối thoại nhân quyền.
Các vấn đề đưa ra trong mỗi cuộc đối thoại được quyết định theo từng trường hợp cụ thể. Tuy nhiên, một số vấn đề thuộc diện ưu tiên thì sẽ luôn ở trong chương trình nghị sự của mỗi cuộc đối thoại. Đó là việc ký, phê chuẩn và thực hiện các công ước nhân quyền quốc tế, hợp tác với các thủ tục và cơ chế nhân quyền quốc tế, chống tra tấn, xóa bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử, bảo đảm quyền trẻ em, quyền phụ nữ, tự do biểu đạt và vai trò của xã hội dân sự.
Tham gia đối thoại là các quan chức nhà nước về nhân quyền, bao gồm cả đại diện từ các cơ quan chức năng như quốc hội, bộ tư pháp, bộ nội vụ, công an, thi hành án, v.v. Đối thoại giữa EU và các tổ chức xã hội dân sự ở nước sở tại thường diễn ra song song, bên lề những cuộc đối thoại cấp nhà nước.
Ngay sau cuộc gặp với Mạng lưới Blogger Việt Nam, Phái đoàn EU đã tiếp tục gặp gỡ (không chính thức) một số quan chức, để chuẩn bị cho đối thoại nhân quyền chính thức vào ngày 11/9.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét