Chủ Nhật, 22 tháng 9, 2013

Điều 258 Bộ Luật Hình Sự của nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam có ngăn được Internet?


LTCGVN (22.09.2013) - Để trọn quyền lừa bịp, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam dùng "đảng sách" (chính sách của đảng) thời Lênin-Mao "bưng tai, bịt mắt", hằng ngày dùng báo giấy, loa đầu ngõ trấn áp lỗ tai người dân với thủ thuật: "nghe hoài, nghe mãi một chiều thì lời dối trá thành sự thật." 

Những "đảng sách" đó chỉ áp dụng vào thời Hồ từ hang Pac Pó mới về, thời đấu tố cải cách ruộng đất và những năm đầu cưỡng chiếm miền Nam. Nay, thế kỷ 21, thế kỷ Internet, bức màn sắt trở thành màng giấy bị đâm thủng tan nát, Internet chui vào các hang cùng ngõ hẻm, đến tận những bàn giấy của công ty, gia đình, quán cafe, công viên... đem sự thật đến cho người dân trên thế giới trong đó có Việt Nam.

Trong bài trước "Điều 258 Bộ Luật Hình Sự CHXHCNVN có ngăn chận được Internet (bài 1)". Khi thấy nguy cơ về tuyên truyền dối trá của đảng cộng sản bị lột trần qua hệ thống Internet thì "thiên đường" cộng sản nay trở thành "địa ngục" trần gian. Ở đó, mọi sự thật trên quả đất này bị phơi bày nên con người dưới chế độ cộng sản chỉ có giá trị ngang với "loài thú" biết ăn và bài tiết, mọi quyền làm người đều bị ngăn chận và bóp nát từ tư tưởng. Nhờ Internet, bàn tay thiên thần lột trần bộ mặt xảo trá lừa bịp của chế độ cộng sản, từng phút từng giây tấn công không ngừng vào thành trì của chế độ độc tài toàn trị. Kỳ diệu thay, cánh thiên thần này càng ngăn chận thì nó càng lớn mạnh, như cơn nước lũ tràn bờ đê, sức tấn công rộng khắp và đa dạng gấp bội lần sự ngăn chận của cộng sản.

Mặc dù CSVN đặt ưu tiên hàng đầu, bỏ rất nhiều tiền của ra thuê chuyên viên điện toán nước ngoài sáng chế bức tường lửa (firewall) ngăn chận Internet. Kiểm soát những đường truyền wire (bắt trực tiếp vào máy điện toán). Nhưng với đầu óc "vô sản chuyên chính" lạc hậu, rừng rú làm sao chận được cơn nước lũ Internet. Chận "wire" thì có Wireless dùng WI-FI (không cần đường dây, nối internet bằng sóng). Với những phương tiện truyền thông bằng điện thoại cầm tay qua hệ thống satellite, người dùng có thể ở trong rừng, trong rẫy, ngoài đồng ruộng, trong công viên, trong tiệm ăn, ngoài đường phố, nơi công cộng, hoặc bất cứ nơi nào cũng có thể dùng Wireless để liên lạc... Không biết nhà độc tài csVN có khả năng nào ngăn chận người dùng Internet!

Qua những điện thoại cầm tay hiện nay, những phương tiện miễn phí chuyển tin và lời nhắn từ quốc gia này sang quốc gia khác bằng nhiều chương trình khác nhau như Skype, Viber, WhatsApp v.v... có cả hằng trăm tin cụ làm cho đảng cộng sản Việt Nam bối rối chóng mặt, điên đầu không biết đâu mà mò, cuối cùng cho nó là "Diễn biến hòa bình" nguy hại cho an ninh quốc gia, rồi cho rằng "Diễn biến hòa bình" như một bóng ma khi ẩn khi hiện quả là nguy hại... mà đảng csVN đang ra sức "phòng chống Diễn biến hòa bình" từ các công sở đến trường học và trên các phương tiện truyền thông "lề đảng".

Nỗi ám ảnh của "Diễn biến hòa bình" mà đảng cộng sản Việt Nam đang đề phòng và chống chọi là Internet... ở đó sự tác dụng internet là một thách thức nghiêm trọng đối với đảng csVN mà trước đây họ từng lớn lối "ai thắng ai".

Bổn cũ soạn lại, CSVN lại ra "Nghị định 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 về dịch vụ Internet và thông tin trên mạng".

Nghị định này dùng để chận Internet... đây chỉ là trò "đói ăn vụng, túng làm càng". Thử đặt vài câu hỏi đơn giản để nhà cầm quyền csVN có trả lời nỗi hay không? 

- Internet ngày nay không còn là một công cụ truyền thông đơn dạng, mà nó gắn chặt với kinh tế thị trường, nó là phương tiện chuyên chở công việc của thương mãi toàn cầu từng phút từng giây, trong đó có thị trường chứng khoán. Internet là đứa con song sinh với kinh tế thương mãi. Vậy csVN có đủ can đảm đóng cửa toàn bộ kinh tế hiện hành bằng cách cấm tuyệt đối không cho sử dụng Internet tại Việt Nam? 

- Khi đã vào được hệ thống Internet, người dùng có thể dễ dàng vượt tường lửa để qua những mạng xã hội khác đọc tin tức. Chế độ cai trị csVN có đủ khả năng kiểm soát hàng triệu người vào ra Internet mỗi ngày? 

- Internet là bộ óc sáng tạo của loài người, mỗi ngày các nhà khoa học càng phát minh những áp dụng về tin cụ miễn phí, nhanh và có giá trị truyền thông cao như Viber, Line, WeChat, WhatsApp... khi csVN chưa đủ sức ngăn chận cái cũ thì hàng chục cái mới đã ra đời. Liệu rằng CSVN có đủ khả năng ngăn chận nó không? 

Như vậy Nghị Định 72/2013/NĐ-CP chỉ là trò ruồi bu, dùng để hù dọa trẻ con và những người yếu bóng vía. Kèm theo với Nghị Định này, Điều 258 mơ hồ để "thà bắt lầm hơn bỏ sót" (chiến lược độc ác cố hửu của đảng cộng sản) để trấn áp những ai truy cập Internet.

Cuộc trực chiến giữa "cộng đồng dân mạng (internet)" đã vùng lên.

Bloggers là một trong muôn ngàn tin cụ của Internet, khi Nghị Định 72/2013 của csVN ra đời để làm công cụ cho điều 258, giới blogger trong nước không đầu hàng điều 258, đồng loạt đứng lên tranh đấu cho tự do bloggers, vùng lên thành lập Mạng Lưới Blogger Việt Nam với những lời tuyên bố:

Trích Tuyên bố 258Để hoàn thành những hành động có trách nhiệm này, chúng tôi kêu gọi chính quyền Việt Nam và HĐNQ xem xét lại Điều 258 của Bộ luật Hình sự năm 1999, sửa đổi năm 2009 – “tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”. 

Trong tháng Năm năm 2013, hai blogger đã bị tạm giữ ngay sau khi họ phân phát bảnTuyên ngôn Quốc tế nhân quyền và công an cáo buộc họ “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước”. Chỉ vài tuần sau đó, hai blogger khác cũng bị tam giữ sau khi tham gia một cuộc dã ngoại để thảo luận về các nội dung của Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền. 

Gần đây nhất, trong tháng Năm và tháng Sáu năm 2013, điều 258 đã được sử dụng để bắt blogger Trương Duy NhấtPhạm Viết Đào và Đinh Nhật Uy vì đã thực hiện quyền tự do biểu đạt bằng các đăng tải các bài viết ôn hòa lên blog của họ.

Điều này vi phạm điều 19 của Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền: “Mọi người đều có quyền tự do tư tưởng và biểu đạt. Quyền này bao gồm sự tự do tư tưởng mà không bị cản trở, được tự do tìm kiếm, thu nhận và quảng bá tin tức và ý kiến qua mọi phương tiện truyền thông bất kể biên giới”. 

Sẽ là một trọng trách khi phụng sự như một quốc gia thành viên của HĐNQ, và là cơ hội để thúc đẩy nhân quyền ở trong cũng như ngoài quốc gia đó. Để thành công trong việc ứng cử vào HĐNQ, chúng tôi tin rằng Việt Nam phải bãi bỏ hoặc sửa đổi điều 258 để đảm bảo rằng nhân dân Việt Nam được tự do để tự học hỏi về nhân quyền cũng như thúc đẩy nhân quyền. 

Chúng tôi hy vọng rằng Việt Nam sẽ xem xét việc hủy bỏ điều 258 để chứng tỏ cam kết của mình và đóng góp cho việc xúc tiến và bảo vệ nhân quyền, và chúng tôi hy vọng các thành viên Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc sẽ thúc đẩy Việt Nam thực hiện điều đó trong thời gian vận động tranh cử.

Chúng tôi yêu cầu Việt Nam thể hiện các cam kết về nhân quyền của họ như một ứng cử viên tốt trước cuộc bầu cử, để tạo điều kiện cho các thành viên Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đánh giá các cam kết nhân quyền của họ. Việc bãi bỏ điều 258 phải là một trong các cam kết đó.

Như Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon đã nói – “Tất cả các nạn nhân của việc vi phạm nhân quyền có thể trông cậy vào Hội đồng nhân quyền như một diễn đàn và một bàn đạp cho các hành động”. Là những người vận động cho tự do biểu đạt ở Việt Nam và là nạn nhân của các vi phạm nhân quyền vì các hoạt động của mình, chúng tôi xem việc ứng cử của Việt Nam vào Hội đồng Nhân quyền như một cơ sở cho các cuộc thảo luận có tính xây dựng về nhân quyền ở đất nước chúng tôi. Hết trích

Với khẩu hiệu: "mỗi người chúng ta là một chiến sĩ thông tin" - Mạng Lưới Blogger Việt Nam đã lần lượt gặp các cơ quan nhân quyền quốc tế, các tòa Đại Sứ và Lãnh Sự các nước tự do để kêu gọi tự do Internet, xóa bỏ Điều 258, lên án Nghị Định 72/2013/NĐ kiểm soát Internet.

Cuộc đấu tranh công khai trực diện của những chiến sĩ truyền thông với nhà cầm quyền csVN đang diễn ra đầy ngoạn mục, hào hứng và quyết liệt.

Hãy vùng lên "một người chúng ta là một chiến sĩ thông tin", khi truyền thông được tự do chuyển tải thì sẽ đánh bậc được nhiều bế tắc trong xã hội, csVN sẽ đuối sức trước dòng nước lũ Internet.

20/9/2013

0 nhận xét:

Đăng nhận xét