Thứ Ba, 23 tháng 7, 2013

Có phải tôi vui nghĩa là tôi không được buồn?

LTCGVN (23.07.2013)

CÓ PHẢI TÔI VUI NGHĨA LÀ TÔI KHÔNG ĐƯỢC BUỒN ?

Les lecteurs pressentent que la tâche du nouveau Pape François sera fort ardue.  Photo MAXPPPVào một ngày kia trên trang Facebook của tôi, tôi có đăng một đường dẫn về bài viết của Đức Giáo Hoàng Phanxicô về bài giảng ứng khẩu của Ngài về việc kháng lại “sự buồn” trong cộng đoàn các Chủng Sinh, Tu Sĩ và Tập Sinh. Tôi thấy, đa số các bình luận đều thể hiện đồng tình trong vui vẻ, song lại có một số cho rằng Đức Giáo Hoàng hình như, hoặc là coi thường bệnh tâm thần, hoặc là cho rằng Kitô Hữu là những người không được phép buồn. Nhưng theo tôi, thì Đức Giáo Hoàng không có ý nói về hai điều này. Nhưng điều Ngài muốn diễn tả ở đây là thái độ chọn lựa quá lo âu, quá buồn khổ mà đôi khi lại hình thành nên tính cách của những người mang niềm tin tôn giáo chính thống.
Vậy thì câu hỏi “liệu vui tươi có nghĩa là không được phép buồn ?” là một câu hỏi phổ biến, và trên thực tế là câu mà tôi hay hỏi nhất khi chia sẻ với những người Công Giáo. Và để trả lời cho câu hỏi này, tôi muốn đưa ra một vài suy tư khiêm tốn ( Bài này được lấy từ tập sách Between Heaven and Mirth – Giữa Thiên Đàng và Niềm Vui, từ một chương của tập sách nói về vấn đề thường gặp nhất về niềm vui ).

Vậy vui vẻ có nghĩa là tôi phải luôn vui vẻ hạnh phúc ? Không.
Đây chính là điểm mà tôi muốn nhấn mạnh, bởi vì nó là một ý niệm đặc biệt quan trọng cần được hiểu cho đúng trong một tập sách nói về niềm vui. Buồn là một sự đáp trả tự nhiên cho một nỗi đau, một sự chịu đựng, hay một bi kịch nào đó trong cuộc đời. Đó chính là tâm lý tự nhiên của con người: buồn là một sự phản ứng lại với một biến cố đau thương nào đó của con người, và điều đó cho thấy bạn đang thật sự đang sống thật về cảm xúc. Nếu bạn không bao giờ biết buồn, điều đó có nghĩa là bạn là một cái gì đó dưới mức bình thường của một con người. Cha William A. Barry, một Linh Mục Dòng Tên, là một nhà tâm lý y khoa, đã nói lên điều này. “Nếu bạn không cảm thấy buồn vì một vài điều gì đó thì bạn không phải là người bình thường – ví dụ như khi người thân yêu của bạn qua đời, hoặc khi phải đối diện với những thảm hoạ tự nhiên. Buồn là một phần của cuộc sống.”
Chẳng hạn khi chúng ta cùng nhau thảo luận về khả năng việc Chúa Giêsu mỉm cười và cười thành tiếng, thì Kinh Thánh Tân Ước khẳng định ngay – chúng ta không thấy dòng nào ghi nhận lại việc này – nhưng việc Chúa khóc thương về cái chết của bạn hữu thì có. Khi Ladarô, một người em của những người bạn của Ngài là Maria và Martha chết vị một cơn bạo bệnh, Chúa Giêsu đã đến thẳng mộ, và trong một vài bản dịch, và một trong những câu ngắn gọn và đơn giản nhất của Kinh Thánh cho chúng ta biết, “Chúa Giêsu bắt đầu khóc.” ( Ga 11, 1 – 44 ).
Việc Chúa Giêsu khóc là một bằng chứng của lòng trắc ẩn nơi Ngài. Về nhân tính của Ngài. “Hãy nhìn xem ông ta yêu thương người này thế nào !” đám đông đã thốt lên như thế. Nếu Chúa Giêsu biết buồn, thì chắc chắn chúng ta cũng có thể buồn.
Cũng vậy, sự mặc định là chúng ta phải tỏ ra luôn vui vẻ trong mọi lúc để chứng tỏ niềm tin của chúng ta vào Thiên Chúa là một điều vớ vẩn ! Nhưng điều ấy lại thường có ở trong cuộc sống. “Hãy ra khỏi mồ !” là một lời nói có ý nghĩa tốt cho tôi biết rằng khi tôi nói với người ấy rằng tôi rất buồn về cái chết của cha tôi. “Bạn không phải là người có Đức Tin ?” ( Người ấy muốn nói đến một ý niệm về sự chết trên giác độ phục sinh ). Và ngay cả các Thánh, là những mẫu gương về Đức Tin, cũng phải buồn nhiều phen. Cũng giống như Chúa Giêsu, các vị ấy thỉnh thoảng cũng cảm thấy buồn bởi vì các vị cũng là con người.
Tôi không tin vào điều được biết đến như “Tin Mừng Giàu Có” đã cho mọi người biết rằng nếu họ tin vào Đức Giêsu Kitô thì cuộc đời của họ cũng sẽ đạt tới sự thành công viên mãn. Điều này rõ ràng là một sự sai lầm. Hãy lấy một ví dụ tỏ tường, các môn đệ tin vào Đức Kitô, và nhiều trong số các vị ấy gặp những kết cục rất khó khăn, đau đớn, và thậm chí là bi thảm. Liệu có ai đó nghĩ rằng Thánh Phêrô, người đã bị đóng đinh, đã không có đủ Đức Tin ? Mục Sư Dr. Martin Luther King, Jr., một trong những nhân vật tôn giáo vĩ đại nhất của thời đại chúng ta, đã phải chịu nhiều đau khổ, đã bị bỏ tù và bị ám sát chết. Liệu rằng ông đã không có đủ Đức Tin ? Mẹ Têrêsa cho đến cuối đời vẫn phải chịu cơn đau thể xác cách khủng khiếp. Thậm chí Mẹ đã phải chịu đựng đêm tối kinh khiếp trong nội tâm, một “đêm tối tâm hồn”. Vậy Mẹ đã không có Đức Tin ? Đau khổ – cả bên ngoài lẫn nội tâm – là phần của đại đa số chúng ta, kể cả người tin, kể cả người tin cách nhiệt thành, và kể cả những ai nỗ lực để có được cuộc sống vui vẻ.
Trong khi Tin Mừng Giàu Có đưa ra một số điểm nhấn quan trọng – sự tập trung tin mừng này vào niềm vui cần phải được điều chỉnh ở trong nhiều cộng đoàn Kitô Hữu; sự nhấn mạnh vào một niềm tin giật gân vào Thiên Chúa là điều trọng yếu của tin mừng này; sự khuyến khích tin vào Chúa là đấng mong muốn ta hưởng niềm vui trọn vẹn là một liều thuốc giải độc cho rất nhiều hình ảnh kinh khiếp về Thiên Chúa – sự khước từ đau khổ cũng có nghĩa là tin mừng này đã không bao quát hết được tình trạng của phận người. Đây chính là một lý do giải thích vì sao nhiều người tin đã cảm thấy xấu hổ và ngoảnh mặt đi với phục vụ ngày Thứ Sáu Tuần Thánh.
Tôi cũng không tin rằng khi người ta phải chịu đau khổ hoặc bệnh tật thì có nghĩa là bằng cách nào đó họ đã không nghĩ “tích cực”. Barbara Ehrenreich ( tác giả cuốn Vũ khúc đường phố ) nhắm đến ý tưởng đó trong tập sách rất thú vị của bà Bright-Sided ( Phía Ánh Sáng ): Bằng Cách Nào Mà Việc Cổ Võ Không Ngừng Nghĩ Về Việc Tư Duy Tích Cực Lại Bị Xem Thường Ở Mỹ. Trong khi thường thì thật là hữu ích khi nhìn phía tốt đẹp của cuộc sống, vui vẻ chiến đấu để được vui vẻ, và tin rằng việc ốm đau là sự thiếu “tư duy tích cực”. Niềm tin như thế ta dễ tìm thấy hồi kết của nó nơi các bệnh nhân ung thư, nhưng ta thử lấy một ví dụ, là làm thế nào người ta có thể “chịu trách nhiệm” về tình trạng bệnh của mình, chỉ vì thất bại trong các mô thức tư duy tích cực. Cách tiếp cận đó tạo nên nỗi thống khổ cho người bệnh. Ehrenreich, là một người vượt qua được căn bệnh ung thư, viết, “Rõ ràng là, việc thất bại trong đường lối tư duy tích cực có thể tạo nên gánh nặng cho bệnh nhân ung thư như thể họ phải mang thêm căn bệnh thứ hai.”
Bệnh không phải là một lỗi về đạo đức hoặc là sự thất bại của ý chí. Bệnh đơn giản chỉ là sự phản ảnh của thân phận con người.
Mặt khác, nền văn hoá vạch lá tìm sâu và than phiền về những chuyện không đâu đang xâm chiếm trong nhiều lãnh vực của cuộc sống. ( Tôi sẽ để cho các phê bình của xã hội minh xác vì sao ). Ai cũng biết có một số người là nhà vô địch than, luôn luôn than vãn về một vài điều mới mà số phận chợt ập xuống trên họ, than phiền một cách liên tu bất bận về bi kịch mới, nhắc cho bạn biết về những sự ngõ quanh kinh khiếp sắp tới mà người ta cho là sẽ chắc chắn xảy đến, và lo lắng cách bao đồng về tình trạng của mọi người xung quanh họ. Chính xác những người này khá là hướng về mình. Và cũng chính xác là họ cũng không phải là người dễ chịu để sống quanh họ. Tôi đã từng biết một số người ái khổ toàn tập ( một điều gì đó mà tôi phải chịu đựng ). Bạn đã biết rõ trước khi hỏi, “Bạn khoẻ không ?” thì giờ đây bạn hãy khám phá, trong một chi tiết chả có ý nghĩa gì, nỗi thống khổ mới nhất của họ.
Một trong số những người bạn của tôi nói về việc than vãn như thể là tìm kiếm một giọt sơn đỏ trong một can sơn trắng. Một hình ảnh thật tuyệt vời để minh hoạ điều tôi đang muốn nói: giọt sơn đỏ chính là vấn đề của bạn. Bạn vẫn còn cả một can sơn trắng – để thử liệt kê nào là công việc, một mái nhà, một gia đình yêu thương, hoặc bạn có thể chọn thay vì tập trung vào giọt sơn đỏ – một sai lỗi nào đó trong cuộc đời bạn. Rồi bỗng dưng tất cả đều trở thành màu đỏ: đó là tất cả mọi thứ mà bạn có thể thấy.
Đó là cách thể mà một chọn lựa đã đi vào cuộc sống. Đôi khi, khi cuộc sống phơi bày ra một mớ hỗn độn của nó, chúng ta có thể chọn lựa tập trung vào điều khiến chúng ta hạnh phúc, đó chính chọn lựa dễ dàng đưa chúng ta nhanh đến với niềm vui của cuộc sống hơn.
Hình thức tâm lý trị liệu mà chúng ta gọi là trị hiệu hành vi nhận thức cũng rất hữu dụng. Như tôi được hiểu về nó, thì ngôi trường mà ngành tâm lý này xuất phát là từ giả định rằng bởi vì các tư tưởng của chúng ta hình thành lên kinh nghiệm của chúng ta về thế giới, nên việc nghĩ không lành mạnh và thiếu chính xác có thể dẫn đến việc đánh giá thiếu chuẩn xác của một người về cuộc sống, và từ đó dẫn đến bất hạnh.
Ví dụ như nếu bạn là người nghĩ rằng bạn “luôn luôn” phải đối diện với một vài điều bất hạnh nào đó, trong khi trong thực tế cuộc đời bạn là một mớ pha trộn giữa điều tốt và điều chưa tốt, thì cuộc sống của bạn có thể kết thúc trong đau thương – không phải vì hoàn cảnh của bạn, nhưng là vì cách bạn nghĩ về nó. Một lần nữa, tôi đang không nói ở đây về một con người đang sống giữa những bi kịch lớn lao hoặc đang kinh nghiệm một nỗi đau thật. Tôi cũng không phủ nhận nhu cầu cần thiết thỉnh thoảng đi tâm lý trị liệu hoặc đi tư vấn để giải quyết các vấn nạn tâm lý và trầm cảm của bản thân.
Vậy đâu là dấu chỉ cho thấy một người đang ở trong tình trạng tiêu cực ? Ngôn từ chung mà mọi người hay dùng là: “Tôi không bao giờ đạt được điều tôi muốn !” “Tôi luôn luôn bịnh !” “Mọi người ghét bỏ tôi !” “Tôi chỉ là người sinh ra để đón nhận phần xấu cho mình !” “Chả ai thèm gọi tôi !” “Sếp tôi luôn làm tôi mệt mỏi !” Những lời nói cửa miệng này rất có khả năng là bạn không nghĩ đến rõ như bạn sẽ dùng đến. 
Đối với một số người, đơn giản thì cũng đơn giản, khó thì cũng khó, để thường xuyên tập trung vào những khía cạnh tích cực của cuộc sống. Đối với những người khác, việc gặp gỡ chuyên gia tư vấn hoặc nhà trị liệu sẽ giúp họ dễ dàng nhìn mọi thứ rõ ràng hơn. Nhưng một lần nữa, điều này không có nghĩa là bi kịch sẽ không bao giờ xảy đến, hoặc bạn sẽ không bao giờ biết buồn nữa. Nó chỉ đơn giản là một cái nhìn thực tế hơn về những ơn lành của một người trong cuộc sống.
Ví dụ như vài năm trước đây, tôi đã than vãn với giám đốc linh hướng của tôi về cuộc sống khó khăn của mình. Quá nhiều chiến đấu ! Quá nhiều việc phải làm ! Quá nhiều khó khăn về thể lý ! Quá nhiều vấn đề trong các mối quan hệ ! Và những điều tương tự. Tôi đã nói với vị ấy rằng tôi đã bộc bạch hết cho Chúa trong lời cầu nguyện của tôi, nhưng tôi vẫn buồn.
“Vậy cha có trung thực với Chúa không ?” – Vị ấy hỏi.
“Da, đương nhiên là có, con chia sẻ hết với Chúa những khó khăn của con trong giờ cầu nguyện,” tôi trả lời.
Vị ấy nói, “À, nhưng trung thực nghĩa là hoàn toàn trung thực với Chúa về thực tại của mình. Vật thì cha có nhìn vào toàn cảnh đời sống của cha không ? Cả tốt lẫn chưa tốt ?” Cha có thật lòng phơi bày hết đời cha ra cho Chúa không, hay chỉ tập trung vào các vấn đề ?” Điều đó giúp tôi nhìn tại tôi quá đỗi tiêu cực, trong đời sống cầu nguyện và trong đời sống thường của tôi.
Vậy nên người có niềm tin phải phân định giữa hạnh phúc giả tạo, ngẫu tượng, và luôn mỉm cười và bất hạnh có vẻ khó chịu, rên rỉ, than van. ( Xin lưu ý lại là tôi đang không nói về sự trầm cảm y học ở đây, một vấn đề mang tính tâm lý nhiều hơn ). Nói chung, người có niềm tin sẽ vui và buồn vào những thời điểm khác nhau của cuộc sống; nhưng niềm vui thì vẫn khả dĩ giữa bi kịch khi niềm vui ấy đặt trên nền tảng Đức Tin của người ấy và tín thác vào Thiên Chúa.
Để kết luận, tôi xin trích một trong những câu nói về tôn giáo xuất phát từ triết gia người Scottland, Macmurray, ông đã phân định tôn giáo “ảo tưởng” với “tôn giáo thật.”
Tôn chỉ của tôn giáo ảo tưởng là: “Đừng sợ; hãy tin vào Thiên Chúa và Ngài sẽ thấy rằng không có điều gì trong số những điều bạn sợ sẽ xảy đến cho bạn.”
Macmurray nói rằng tôn giáo thật thì có tôn chỉ khác: “Đừng sợ; những điều bạn sợ sẽ rất có khả năng xảy đến cho bạn, nhưng chúng chẳng là gì để bạn phải sợ hãi.”
Cách quan sát mang tính thiền của Macmurray đã chỉ rõ cho ta thấy điều trái ngược giữa niềm vui sâu thẳm và hạnh phúc chóng qua.
Niềm vui có thể len lỏi vào trong cuộc sống của chúng ta và bắt giữ lấy ta ngay giữa những lúc tăm tối của cuộc đời. Kathleen Norris, một tác giả về tinh thần, đã kể cho tôi nghe trong khi bà đi thăm chị bà ở bệnh viện thì một niềm vui len lỏi vào:
“Tôi đang rất lo lắng chăm chú nhìn màn hình theo dõi ôxy trong phòng của chị tôi ở bệnh viện, thì một người dọn phòng bước vào. Với giọng nhỏ nhẹ, rất dễ nghe, bà hát một bài mà tôi biết, một tình khúc từ kênh âm nhạc Broadway. Tôi đưa ra lời nhận xét về bài hát, và bà bắt đầu hát lớn hơn, với một giọng ca đầy nhiệt huyết và hay hơn. Nhưng có một chuyện nhỏ là khi bà ra khỏi phòng thì chị tôi và tôi đã được phục phụ ba bài, và một bài có ý nghĩa quan trọng trong câu chuyện cuộc đời chị tôi. Niềm vui là một phương dược thần kỳ.”
Norris kết luận: “Tôi tin rằng niềm vui là một loại trái cây, bởi nó thật là ngọt ngào.” Và đó cũng là cách thế tuyệt vời để hiểu lời của Thánh Phaolô khi Ngài liệt kê niềm vui trong danh mục “những hoa trái “của Chúa Thánh Thần.
Hơn nữa, một người đang ở trong tình huống khó khăn vẫn có thể tìm thấy yếu tố hài hước trong câu chuyện của mình và vẫn có thể bật cười. Bên cạnh đó, người ấy có thể chọn trở thành người vui vẻ xung quanh những người khác, không phải trong cách thế bị tước đi niềm vui nhưng là một cách thế không trở thành gánh nặng cho mọi người bằng những lời than vãn. Điều này không có nghĩa là một người không bao giờ nói về những vật lộn và những gánh nặng đời mình cho người khác. Như Thánh Phaolô nói: “Trong mọi hoàn cảnh !” Trong lúc gặp khó khăn thử thách thì việc tâm sự với một người bạn thân, người thân trong gia đình, một vị Linh Mục, hay một vị Mục Sư, hay một nhà tâm lý trị liệu là điều quan trọng, vì mọi thứ đang rất khó khăn. Và cũng thật là quan trọng khi chia sẻ những cuộc chiến của chúng ta với Chúa trong giờ cầu nguyện.
Điều tôi phản đối là kiểu phàn nàn và than vãn dông dài mà nhiều người – trong đó có tôi mà nhiều khi và đôi khi có dính đến.
Gần đây, tôi đang tập để thinh thặng về một số vấn đề tôi đang vật lộn, điều đó có nghĩa là không chia sẻ quá nhiều gánh nặng cá nhân của tôi với nhiều người mà cuộc sống của họ đã vốn đang khó khăn. Một lần nữa, điều đó không có nghĩa là tôi không chia sẻ những chiến đấu của tôi với bạn hữu, với giám đốc linh hướng, hoặc với Chúa trong cầu nguyện. Nhưng hơn thế, việc ta trao ban cho anh em niềm vui của mình ngay trong giữa những đau khổ của bản thân thật là một món quà quý giá. Đây chính là một số điều mà Mẹ Têrêsa đã nói: “Mỗi khi bạn mỉm cười với ai, đó là một hành vi yêu thương, một quà tặng cho người ấy, một điều tốt đẹp.”
Khả năng thực hiện việc đó xuất phát từ niềm vui có gốc rễ sâu xa thậm chí cả trong giữa những nỗi đau.
Lm. JAMES MARTIN, Dòng Tên,
Joseph C. Pham 
chuyển ngữ từ tạp chí America Magazine

0 nhận xét:

Đăng nhận xét