LTCGVN (27.07.2013)
Kiên tâm, bền chí là í tưởng chính trong bài Phúc Âm hôm nay. Dụ ngôn người bạn nửa đêm đến gõ cửa xin thực phẩm cho người bạn khác cho thấy chính nhờ kiên tâm bền chí giúp anh đạt được điều anh mong muốn. Câu chuyện này cũng cho chúng ta thấy mức độ khác nhau trong tình bạn. Tất cả có ba người đều là bạn của nhau. Hai người đầu có vẻ nghèo và người thứ ba có của ăn, của để. Họ nghèo thực sự, ngay cả trường hợp khẩn cấp bạn đến bất tử vào đêm khuya mà trong nhà không có gì cho bạn ăn chống đói. Người kia có lẽ cũng nghèo không tiền mua thực phẩm trên đường đi. Tình bạn thân thiết, chân tình như thế quả hiếm thấy. Người bạn thứ ba có dư của ăn hay ít nhất còn có thực phẩm trong kho. Anh từ chối giúp bạn không phải vì không có để giúp mà đưa ra lí do cửa đã gài then, anh đã lên giường, con cái ngủ say không muốn phiền. Người gõ cửa cảm thông với anh vì những phiền toái đó nhưng anh lâm vào tình trạng túng quẫn không lối thoát. Anh muối mặt tiếp tục gõ xin thực phẩm. Tiếng gõ không làm người bạn mở cửa mà chính là nhờ anh bền chí, kiên trì xin cho bằng được. Kiên tâm, bền chí giúp anh đạt được điều mong muốn, dù gặp khó khăn, tủi nhục.
Thực tế cho thấy có thành công đáng giá nào mà không phải trả giá. Giá càng cao thành công càng rực rỡ. Nhiều năm chăm chỉ học hành mới có kiến thức sống đời. Đôi khi phải cố gắng, chuyên cần gần như vượt quá khả năng để có thể thành công trên đời.
Trong phục vụ tha nhân cũng cần kiên trì. Kẻ thù chính của kiên trì là cám dỗ bỏ cuộc. Lí do chính vì ma quỷ cũng dùng biện pháp tương tự nên chúng rất sợ người Kitô hữu kiên tâm, bền chí trong đức tin. Biện pháp chính của ma quỷ là lì ra, ù lì hay đấu lì. Vì thế cơn cám dỗ thường đến rồi đi rồi lại đến năm lần, bảy lượt nó vẫn đến. Mày chai, mặt đá đến thế. Khi nói đến đấu lì là nói đến vượt quá mọi lí luận hợp lí bình thường. Kẻ đấu lì mong đạt mục đích đen tối, bất kể tai hại gây cho người khác. Trong khi kiên tâm, bền chí cũng là cách 'đấu lì' nhưng mục đích mang lợi ích cho người khác, thành tâm vì yêu mến chân thành. Đó là điều khác biệt giữa đấu lì và kiên tâm, bền chí.
Một khi bị cám dỗ Kitô hữu cần kiên tâm trong cầu nguyện. Bền vững trong đức tin. Ai có thể nói kiên tâm cầu nguyện, bền vững trong đức tin là xấu. Điều bình thường xảy ra cho mọi người đó là khi phục vụ và làm chứng nhân cho Chúa, lúc tinh thần cao vời, lúc ngất ngưởng, chao đảo và lúc mệt mỏi, chồn chân, mỏi gối muốn bỏ ngang. Muốn bỏ ngang là một cám dỗ xem có vẻ vô hại nhưng là rất hại, đại hại. Kiên tâm bền chí là kẻ thù của bỏ ngang. Người bền đỗ đến cùng là người kiên tâm trong cầu nguyện, bền vững trong đức tin, dù ngay cả khi muốn bỏ ngang vẫn cố gắng trung kiên, bền chí. Điều rõ ràng là đau khổ, khó khăn đến rồi đi, mà không bao giờ đến ở vĩnh viễn trong ta. Đừng tưởng rằng mọi hy sinh cố gắng phục vụ của mình như sóng biển đại dương biếng mất sau tiếng vỗ bờ. Dù sóng biển có biến mất sau tiếng vỗ nó cũng làm thay đổi bờ cát. Kiên tâm bền chí cũng vậy có sức mạnh chuyển dời mọi cám dỗ. Với kiên trì trong cầu nguyện ơn Chúa chắc chắn thắng mọi cám dỗ của tà thần.
Học từ ơn khôn ngoan của người bạn nghèo kiên tâm, bền chí xin thì sẽ được, gõ thì sẽ mở cho. Người kiên tâm luôn là người thành nhân.
LmVũđình Tường
TiengChuong.org
Thứ Bảy, 27 tháng 7, 2013
Ý Chí
00:30
No comments
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét