Đăng bởi lúc 1:07 Sáng 28/07/13
LTCGVN (28.07.2013) – Geneva, Thụy Sỹ – Chúng tôi theo rõi cuộc Đại Khủng hỏang Tài chánh/ Kinh tế bắt đầu từ năm 2007 và đang diễn ra mạnh lúc này. Có những nước mang hậu quả trầm trọng của cuộc Khủng hỏang, có những nước chịu hảnh hưởng nhẹ hơn.
Kinh tế Việt Nam tụt dốc không phải chỉ nguyên từ ảnh hưởng chung của cuộc Đại khủng hỏang Tài chánh/ Kinh tế Thế giới, mà còn từ những lý nội tại của nước mình dưới quyền quyết định độc tài của đảng CSVN. Chủ đích của chúng tôi không phải nhìn việc tụt dốc Kinh tế như chấp nhận một sự đau thương không thể tránh từ hậu quả chung Thế giới, nhưng là tìm cách đòi hỏi những ĐIỀU KIỆN để nhằm khắc phục họan nạn để từ đó phát triển BỀN VỮNG Kinh tế của Quê Hương Việt Nam.
Nhằm chủ đích viết bài này như vậy, chúng tôi xin đề cập đến những khía cạnh sau đây:
- Kinh tế không lấy quyền sống làm mục đích
- Khủng hỏang Tài chánh/ Kinh tế Thế giới và hậu quả lên Kinh tế Việt Nam
- Điều kiện tiên quyết cho việc Khôi phục và Phát triển bền vững Kinh tế Việt Nam
Kinh tế không lấy quyền sống của người dân làm mục đích
Nên nhắc lại sự thất bại của chế độ Cộng sản trong lãnh vực Kinh tế. Ngòai việc chủ trương nền Kinh tế Trung ương Tập quyền Chỉ huy gồm truất hữu và bỏ tự do cá nhân làm Kinh tế khiến những tác nhân Kinh tế không còn kích thích làm việc, nền Kinh tế của Cộng sản còn coi Kinh tế là để phục vụ cho Chế độ Chính trị của mình, tức là những tác nhân Kinh tế làm việc không phải là cho quyền sống của mình, mà phục vụ cho quyền sống của một Chế độ Chính trị. Những quyết định Kinh tế là do quyền lực Chính trị định đọat.
Kinh tế Cộng sản đã thất bại tòan diện để bụng đói của người Dân đòi hỏi chấm dứt Chế độ Cộng sản tại Nga và những nước Đông Âu. Xin nhắc lại rằng chính cái quyền Dạ Dầy của người Dân của những nước này đã là động lực chính đòi buộc chấm dứt Chế độ Cộng sản, chứ không phải là những ý niệm trừu tương Dân chủ, Nhân quyền.
Tại Việt Nam, chế độ Cộng sản không ra ngòai luật chung thất bại Kinh tế tòan diện. Dân chúng nghèo đói. Một quốc gia sản xuất gạo, tôm cá sông và biển, mà Dân phải ăn bo bo. Đó là cái hậu quả của một thể chế xử dụng sức lao động kiếm cơm của người dân để phục vụ cho mục đích Chính trị của đảng CSVN. Chính chế độ đã phải kêu gào van xin Thế giới “Cứu đói, Giảm nghèo !” Những đồng bằng Việt Nam cung cấp dư thừa lua gạo vẫn còn đó. Những sông chằng chịt, biển dài 1600 cây số là nguồn dồi dào cung cấp thức ăn. Tại sao Dân nghèo đói? Đó chỉ là vì không cho Dân tự do làm Kinh tế để phục vụ cho chính cái Dạ Dầy của họ, mà là để phục vụ cho độc tài đảng trị theo ý thức hệ rỗng tuếch Mác-Lê đã bị ném vào sọt rác.
Vì tình trạng đói nghèo của Dân chúng, thất bại của Kinh tế Cộng sản, mà chế độ buộc lòng phải MỞ CỬA, ĐỔI MỚI.
Qua những lời tuyên bố của các Lãnh đạo đảng CSVN, thì việc đổi mới là chấp nhận nền Kinh tế Tự do và Thị trường và thêm cái đuôi là định hướng XHCN. Trên thực tế, nền Kinh tế Việt Nam vẫn bị xử dụng vào mục đích phục vụ cho quyền lực Chính trị độc đảng CSVN và tệ hơn nữa là phục vụ cho túi tham cá nhân của tầng lớp nắm quyền Chính trị. Đảng CSVN vẫn chủ trương một CƠ CHẾ cho quyền độc tài Chính trị nắm trọn độc quyền Kinh tế. Khía cạnh Tự do và Thị trường trong cái CƠ CHẾ này là việc chuyển Kinh tế của Trung ương Tập quyền sang Kinh tế của những đảng viên và những liên hệ gia đình với đảng viên. Nếu nền Kinh tế Trung ương Tập quyền Chỉ huy hòan tòan để phục vụ Chính trị đảng, thì nền Kinh tế mở cửa và đổi mới Tự do và Thị trường không những để phục vụ Chính trị đảng mà còn để phục vụ cá nhân những đảng viên.
Nếu phải so sánh, chúng ta thấy nền Kinh tế Trung ương Tập quyền Chỉ huy còn mang tính cách nhân đạo hơn nền Kinh tế mệnh danh Tự do và Thị trường định hướng XHCN dưới CƠ CHẾ hiện hành. Thực vậy, nền Kinh tế Trung ương Tập quyền Chỉ huy còn nhận trách nhiệm BAO CẤP dân chúng, nhưng nền Kinh tế mệnh danh Tự do và Thị trường dưới CƠ CHẾ hiện hành một đàng phủ nhận BAO CẤP, một đàng lợi dụng nguồn lực kinh tế quốc gia phục vụ quyền lực đảng và cho sự giầu có vơ vét cá nhân của đảng viên. Đời sống dân chúng luôn luôn bị bỏ rơi.
Trước khi xẩy ra cuộc Đại Khủng hỏang Tài chánh/Kinh tế Thế giới, CƠ CHẾ hiện hành đã khai thác những nguồn lực kinh tế quốc gia như:
- Cấu kết với tài phiệt nước ngòai để khai thác triệt để sức lao động của dân Việt Nam nhằm sản xuất những hàng hóa để xuất cảng. Đây không phải là việc phát triển Kinh tế mà là việc bán rẻ sức lao động Việt Nam cho tài phiệt nước ngòai.
- Tài nguyên thiên nhiên của quốc gia bị khai thác và bán thô cho nước ngòai
- Bán mặt bằng cho nước ngòai, thậm chí tịch thu những đất đai nông nghiệp để nhường cho tài phiệt nước ngòai khai thác.
- Cho những Tập đòan Kinh tế Nhà Nước thực hiện những Dự án to lớn nhằm làm vẻ vang chế độ. Những Tập đòan này tham nhũng, ăn hối lộ và chi tiêu lãng phí ngân qũy.
- Kinh tế VN có ưu thế tự nhiên và lịch sử là nông nghiệp và ngư nghiệp. Nhưng CƠ CHẾ hiện hành đã bỏ ra một bên vì lý do rất đơn giản là việc phát triển nông nghiệp và ngư nghiệp không cho phép đảng và những cá nhân đảng viên ăn tham nhũng mau chóng làm giầu cho mình.
Những họat động gọi là Kinh tế trên đây không phải là việc phát triển Kinh tế Đất nước phục vụ cho đời sống dân chúng, mà là nhằm ăn xổi ở thì cho đảng và cho túi tham của cá nhân thuộc đảng.
Nền Kinh tế Trung ương Tập quyền Chỉ huy đã thất bại và nền Kinh tế gọi là Tự do và Thị trường định hướng XHCN dưới CƠ CHẾ hiện hành không thể nào gọi là vĩ mô phát triển bền vững được. CƠ CHẾ hiện hành chỉ tạo cái hố sâu Giầu-Nghèo trong Xã hội Việt Nam. Một thiểu số thuộc đảng và liên hệ đã trở thành rất giầu có. Đại đa số Dân chúng trở thành nghèo khổ cùng cực.
Cái chứng cớ hiển nhiên của việc không có vĩ mô và không bền vững là sự tụt dốc hiện nay khi va chạm với Khủng hỏang Tài chánh/Kinh tế Thế giới lúc này.
Khủng hỏang Tài chánh/ Kinh tế Thế giới và hậu quả lên Kinh tế Việt Nam
Chính nền Kinh tế Trung quốc lệ thuộc vào xuất cảng ăn xổi ở thì cũng đang chịu hậu quả khốc liệt của Khủng hỏang Tài chánh/ Kinh tế Thế giới, huống chi là Kinh tế Việt được xây dựng èo ọt với tham nhũng lan tràn phát sinh và được nuôi dưỡng bởi CƠ CHẾ.
Nói về tình trạng tụt dốc Kinh tế hiện nay, thì chúng ta thấy nhan nhản những thông tin từ báo chí trong nước về: đình công, đóng cửa công ty, chủ công ty nước ngòai bỏ trốn qụyt luong, thất nghiệp tăng vọt, lao động du mục trở về miền quê với hai bàn tay trắng…
Chúng tôi chỉ xin trích ra đây những nhận xét của World Bank:
“World Bank khuyến cáo Việt Nam phải cải tổ
Ngân hàng Thế giới tức World Bank nói người Việt Nam còn thua về thu nhập cá nhân tới 51 năm so với Indonesia, 95 năm so với Thái Lan và 158 năm so với Singapore”.
Báo cáo ‘Vietnam Development Report 2009′ ra 4-5/12 tại Hà Nội đánh giá các lĩnh vực kinh tế, cơ cấu vốn, mô hình phát triển của Việt Nam trong hơn 10 năm qua và nói nước này vẫn “cạnh tranh kém”.
Báo cáo Phát triển Việt Nam 2009 cho biết hầu hết các tiêu chí cạnh tranh trong kinh doanh của Việt Nam đều dưới trung bình, không vượt quá năm điểm.
Nhưng dù có chịu tác động bên ngoài, tương lai Việt Nam những năm tới tùy thuộc hoàn toàn vào “các quyết định về chính sách kinh tế”.
Không cải thiện gì
Báo cáo trích ý kiến của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam nói ba năm qua gần như không có cải thiện trong việc thực hiện năm tiêu chí: vốn, đào tạo lao động, đất đai, cải cách hành chính, cơ sở hạ tầng.
Ngân hàng Thế giới tin rằng Cải cách hành chính công nếu thành công sẽ giúp Việt Nam tiết kiệm được từ 800 triệu đến 1.3 tỉ USD.
Tương lai Việt Nam những năm tới tuỳ thuộc vào các quyết định về chính sách kinh tế. Giới cấp viện cũng thừa nhận rằng việc đánh giá tác dụng của viện trợ nước ngoài cho Việt Nam là “khó khăn”, nhất là trong các dự án cụ thể.
Điều không thuận lợi cho Việt Nam, tính từ cuối 2008, là thế giới bên ngoài đang ngày càng trở nên “khó đoán trước” (uncertain).
Không chỉ Ngân hàng Thế giới mà giới chuyên gia gần đây cũng cho rằng lạm phát cao, xuất khẩu giảm và các vụ tham nhũng, thất thoát đầu tư khiến bức tranh kinh tế Việt Nam tới đây tụt dốc.
Với thu nhập bình quân đầu người năm 2007, Việt Nam còn thua xa Indonesia (1918 USD) Thái Lan (3850 USD), và Singapore (35163 USD).
Lấy chỉ số tăng thu nhập trung bình căn cứ vào giá mua hàng từ 2001-2007 so với con số tương tương ứng của ba nước này, thời gian để Việt Nam đuổi kịp các họ đó là hơn nửa thế kỷ đến một thế kỷ rưỡi.
Ngân hàng Thế giới đặt câu hỏi liệu Việt Nam sẽ đi theo số phận của Liên Xô cũ hoặc thành công như Mauritius, một quốc gia nhỏ bé đã cải tổ thắng lợi.
Việt Nam mất 51 năm mới theo kịp Indonesia.
Tăng trưởng GDP hàng năm luôn ở mức cao, thậm chí trong thời điểm kinh tế khó khăn, luôn làm nức lòng người dân. Thế nhưng, tính toán mới đây của Ngân hàng Thế giới cho thấy Việt Nam sẽ phải mất hàng chục năm, thậm chí là cả trăm năm mới có thể đuổi kịp các nước láng giềng.
Báo cáo phát triển Việt Nam 2009 của Ngân hàng Thế giới (WB) công bố đầu tháng này đưa ra những thống kê gây sốc cho những ai đang kỳ vọng lớn vào “con hổ Việt Nam”. Theo đó, Việt Nam có thể mất tới 51 năm mới đuổi kịp Indonesia và thậm chí 158 năm nữa mới bằng được Singapore về thu nhập trên đầu người.
Mặc dù đã mào đầu rằng công việc dự báo xu hướng tăng trưởng lâu dài là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn ngay cả với các nhà kinh tế giỏi, nhưng WB cũng đưa ra những căn cứ rõ ràng để chứng minh cho phán đoán của mình.
WB còn đưa ra một cách tính toán nữa là tính bằng đồng đôla. Theo đó, tốc độ tăng trưởng thu nhập trên đầu người tính bằng đôla của các nước Việt Nam, Indonesia, Thái Lan và Singapore tương ứng là 12,5%, 6,4%, 4,9% và 6,0%. Nếu sử dụng các con số này thì thời gian để Việt Nam theo kịp các nước trên sẽ là 15 năm với Indonesia, 22 năm bằng Thái Lan và 63 năm thì ngang với Singapore.
Chúng tôi cũng trích dẫn ra đây nhận định của hai Kinh tế gia sống tại Việt Nam.
Bà Phạm Chi Lan, Cố vấn Kinh tế mà chúng tôi gọi là nịnh thần Kinh tế cho chế độ, cũng phải than lên:
“Tình trạng mất việc làm, thất nghiệp gia tăng là mối lo hàng đầu của mọi quốc gia trong bối cảnh suy thoái, khủng hoảng kinh tế.
Trong bối cảnh khủng hoảng toàn cầu và khó khăn kinh tế trong nước, các ngành dùng nhiều lao động ở nước ta đều bị chấn động, buộc phải thu hẹp sản xuất, kinh doanh, cắt giảm việc làm. Nhiều nhà đầu tư nước ngoài cũng không thể thực hiện các cam kết của họ ở Việt Nam, thậm chí có những nhà đầu tư đã lặng lẽ đóng cửa nhà máy ra đi.
Rõ ràng giảm việc làm là điều khó tránh khỏi, trong khi nhu cầu tạo việc làm cho hàng triệu người đến tuổi lao động và tạo việc làm mới cho những người cần chuyển đổi việc làm vẫn là nhu cầu thường xuyên ở nước ta, và hoàn toàn không dễ giải quyết trong thời buổi khó khăn này.
Nếu Bà Phạm Chi Lan không dám đụng chạm đến cái CƠ CHẾ hiện hành phát sinh và nuôi dưỡng Tham nhũng, lý do quan trọng của tụt dốc Kinh tế, thì Ông Bùi Kiến Thành, Cố vấn Kinh tế độc lập, thẳng thắn nêu ra lý do cốt lõi THAM NHŨNG của CƠ CHẾ:
“Ông Bùi Kiến Thành cho rằng quản lý nhà nước thế nào cho thông thoáng, tạo điều kiện, tạo môi trường hoạt động bình đẳng.
Ông kết luận vấn đề then chốt là kinh tế càng khó bao nhiêu thì nhà nước càng phải tránh vấn để tham nhũng, bởi vì:
“Vấn đề tham nhũng được nêu ra nhiều lần trước quốc hội mà giải quyết không xong. Tham nhũng là từ nơi có quyền lực, mà quyền lực nằm trong tay ai? Đó là hoàn toàn trong phạm vi nhà cầm quyền phải giải quyết để đưa nền kinh tế tiến lên, tránh nguy cho thất nghiệp và nguy cơ mất an ninh xã hội.”
Điều kiện tiên quyết cho việc khôi phục và Phát triển bền vững Kinh tế Việt Nam
Nhật báo LE MONDE, ngày 24.02.2009, đăng bài với tựa đề FACE A LA CRISE, L’ASIE CHERCHE SA PROPRE VOIE (ĐỐI DIỆN VỚI KHỦNG HỎANG, Á CHÂU TÌM CON ĐƯỜNG RIÊNG CỦA MÌNH), tuyên bố tóm tắt hai điều:
- Le modèle de croissance fondé sur l’exportation s’effondre (Mẫu phát triển dựa trên xuất cảng sụp đổ)
- Orientation des investissements et de la production vers les consommateurs de la région (Chuyển hướng đầu tư và sản xuất cho những người tiêu thụ trong vùng).
Trung quốc, khi tuyển bố trong tháng 11.2008 Chương trình kích cầu USD.530 tỉ, đã ý thức về việc tạo khả năng tiêu thụ nội địa vì thấy rằng Kinh tế của mình tùy thuộc việc đặt mua hàng từ Hoa kỳ và Liên Âu. Kinh tế tụt dốc, xí nghiệp đóng cửa và thất nghiệp lan tràn vì thiếu đặt mua hàng từ hai khối tiêu thụ lớn này.
Việt Nam, để có thể ngăn chặn tụt dốc Kinh tế hiện nay và để phát triển, cũng cần phải:
1) Bỏ những Tập đòan Kinh tế Nhà Nước, bỏ tập trung quyền lực Kinh tế dưới quyền quyết định của độc đảng Chính trị CSVN.
2) Cho tư nhân quyền Tự do Kinh tế thực sự, nghĩa là không chịu sự quyết định trực tiếp hay gián tiếp của độc tài Chính trị
3) Chú trọng đặc biệt đến Nông nghiệp, Ngư nghiệp, lãnh vực của đại đa số quần chúng và thuộc khả năng phong phú tự nhiên của Đất nước. Đây là phương diện tạo khả năng tiêu thụ của đại đa số dân chúng và là đà xây dựng cho công nghệ tương lai.
Thực hiện những hướng đi trên đây, điều kiện tiên quyết tất nhiên là phải dứt bỏ cái CƠ CHẾ hiện hành. Đó là cái CƠ CHÊ chủ trương ĐỘC TÀI CHÍNH TRỊ nắm trọng ĐỘC QUYỀN KINH TẾ. Đây là cái CƠ CHẾ làm phát sinh và nuôi dưỡng lan tràn THAM NHŨNG, LÃNG PHÍ.
Đảng CSVN cố thủ giữ lấy CƠ CHẾ ấy vì muốn độc quyền cai trị và muốn thâu tóm Kinh tế phục vụ cho đảng mình và những cá nhân thuộc đảng.
Mặc dầu chai lì bấu víu lấy quyền hành, nhưng đến một lúc, dân chúng đói nghèo quá, họ sẽ bạo động phá tan cái CƠ CHẾ tội lỗi này. Những cuộc bạo động chống lại lực lượng công an đàn áp đã bắt đầu tại Hưng Yên, Long Xuyên và Đồng Nai gần đây nhất.
Dân càng nghèo, càng đói, thì sức bạo động nổi dậy càng mạnh để đạp đổ CƠ CHẾ hiện hành. Đó là định mệnh của tất cả những cuộc Cách Mạng.
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Nguồn: VRNs
0 nhận xét:
Đăng nhận xét