Thứ Ba, 2 tháng 7, 2013

Phao-lô, vị thánh của mọi thời ( kỳ 22)


KHÁC BIỆT GIỮA LỜI VÀ THUYẾT NGỘ ĐẠO

Nhiều lối mòn đi vào Đạo Chúa, thời mới sớm. Nơi họ, có người bị gọi là Bè ngộ đạo, tức những người sùng đạo được dưỡng nuôi vào cùng thời. Cụm từ “ngộ đạo” theo nghĩa từ vựng lại là “tự biết mình”. Bởi, bè nhóm này tự cho mình biết rõ về chính mình. Rồi, họ còn nghĩ: hồn người có linh có gốc từ trời cao, do Đấng Quyền Uy Thánh Ái sơ xuất bước hụt lầm lỡ nên ra thế. Theo nhóm bè này, thì: ở nơi mình, linh hồn bị nhốt hãm vào thân xác chất thể. Vì thế nên, ta quên mất đường đất gốc nguồn rất thánh thiêng của chính mình. Đấng Cứu Chuộc -mà nhjóm bè này quan niệm là Đấng được Đạo Chúa gọi là Đức Giêsu- đã kêu gọi con người hãy thức tỉnh, đừng ngủ mê.


Từ đó, vấn đề đặt ra cho ta, là: trước kia, ta là người thế nào? Từng thúc thủ, dồn ép vào những đâu? Sao vội vã đi về đâu thế? Ta được cứu vớt khỏi nơi nào? Sản sinh có nghĩa gì? Tái sinh là gì thế? Nghĩ thế rồi, bè nhóm Ngộ đạo bèn triển khai sử liệu của chính con người, như tia sáng chớp đều soi bóng tối. Họ đưa ra nhiều huyền thoại kể lể bằng ảnh hình rất uy lực. Nhưng, trong giòng chảy nhận thức về đạo như thế lại có nhiều giòng nước vẫn song hành. Nói chung, thì bè Ngộ đạo lại đã cách ly Thiên Chúa Đấng Tạo dựng ở Kinh sách của người Do thái khỏi Đức Chúa cứu chuộc mà họ đạt được nhận thức và đã định danh Ngài vào với Đức Giêsu. Nhóm bè này không nhấn mạnh  -và một số vị trong đám người này lại cũng chẳng chấp nhận được-  đến cái chết của D(ức Giêsu trên thập giá. Họ cũng chẳng bận tâm quan niệm rằng Đức Chúa Cứu Chuộc thực sự đã chết. Họ cứ nghĩ Ngài là Đấng linh thiêng vẫn dẫn dắt họ có nhiều nhận thức, ngày càng nhiều hơn nữa.        

Thánh Phaolô lịch sử tuyễt nhiên không thuộc nhóm ngộ đạo nào cả. Thánh-nhân có lẽ cũng không tư-duy về Đức Giêsu Phục sinh ngoại trừ Ngài là Đức Chúa chịu-nạn-chịu-chết-trên-thập-giá đã trỗi dậy từ nơi đó. Thánh nhân vẫn cứ neo chặt vào với thực tại của con người, thực tại của nỗi chết, cả đến thực tại của thứ chính trị bẩn nhơ, và thực tại khủng khiếp gắn liền với thực tại của hành xử đóng đinh Ngài vào thập giá. Thánh-nhân, cuối cùng cũng đạt đến ý niệm để hiểu rằng tình thân thương, yêu mến chính là tên gọi của trò chơi; và không bè nhóm ngộ đạo nào lại trụ vững nơi cung cách của tình thương mến vẫn có giữa Thiên Chúa của Đức Giêsu và cong người của ta. Thánh nhân chẳng bao giờ công khai nhân nhượng hiệp thương với bè nhóm Ngộ đạo nào như thế; nhưng, thánh-nhân vẫn luôn giảng rao thực trạng về tình thương mến ấy trước muôn muôn người ở Athens, nhưng quan điểm lập trường của ông đã bắt rễ thật kiên cố trong các nhận định khác nhau.

Thật tình thì, thư Côlôsê và Êphêsô không thể là nhận định thần học mang tính Ngộ đạp nào hết. Cả đến lời tựa của Tin Mừng do thánh Gioan viết cũng không là ý tưởng ngộ đạo nào cả. Tất cả chỉ là giòng chảy thần học trầm mình trong Đức Khôn ngoan rất Do thái cả ở Do-thái-giáo lẫn Đạo Chúa.



NGỤY THƯ PHAOLÔ           

Xem ra, phần lớn ở Êphêsô, đã thấy xuất hiện một loại hình gọi được  “trường phái Phaolô” gồm những vị đưa ra các bài viết hoặc thừ từ lấy tên vị sáng lập nhóm này.

Nhiều tác giả cũng đã dàn dựng một số vụ việc liên quan đến tác quyền thực thụ mang danh Phaolô ở các thư được viết tiếp theo sau thời buổi đó, ngoại trừ thư gửi giáo đoàn Do thái đồng loạt được coi như không phải là thư thánh Phaolô đích thân đọc cho thư ký mình viết. Bức thư mang danh là “thư gửi cộng đoàn Do thái” được cho rằng không trực tiếp xuất từ thánh Phaolô hoặc trường phái của thánh-nhân. Thực sự đó không là thư viết và có viết cũng không để gửi cho người Do thái nào hết! Tuy nhiên, có sự nhất loạt đồn ý bảo rằng chỉ 7 thư nói ở trên mới thực sự và không còn nghi ngại gì nữa, là do chính thánh Phaolô chủ xướng.    
  

THƯ THỨ HAI THESSALÔNIKÊ

Nhiều ý kiến cho rằng thư này là do chính thánh Phaolô, Silas và đồ đệ của thánh-nhân là Timothê gửi đi, tức cùng một người gửi như trước đầu. Nhưng, địa chỉ người nhận có thể là giả tưởng. Bởi, mục đích của thư thứ hai này, trái nghịch hẳn thư thứ nhất, tức chỉ nói về những ngày sau hết, của con người. Tư tưởng nền tảng trong thư này lại đối nghịch với quan niệm về thời Quang Lâm Chúa Đến Lại đã rõ ràng. Điều này xảy đến là do có nhiều dấu chỉ được nghĩ là sẽ đi kèm với thời này, vẫn chưa thấy. Có vị nghĩ là thời ấy được dời lại, mãi về sau. Kết cuộc thì, Hội thánh cần có như cầu của một trật tự trong cộng đoàn, với tổ chức sẽ phải thế.

Trong các dấu chỉ mà mọi người kỳ vọng sẽ xảy đến, có sự kiện bội giáo, tức tình trạng rã rữa nói chung về luân lý/đạo đức, và hiện tượng đấng bậc được mệnh danh là “người của tình trạng bất cần luật” đã xuất hiện tương đương với hiện tượng xảy ra ở một vài nơi khác vẫn được gọi là Phản-Kitô hay Giả danh Đức Kitô. Ngược giòng lịch sử, người đọc hẳn sẽ nhận ra một số truyền thống được mệnh danh như: phong trào có liên quan đến phong trào Linh Hiển kiểu Antiochus IV, như: Pôm-pê, Ca-li-gu-la, vv…


THƯ MỤC VỤ:
THƯ THỨ NHẤT VÀ THỨ HAI GỬI TIMÔTHÊ & TITÔ

Các thư này được gửi cho cá nhân từng người như đấng làm đầu hội thánh sở tại để đưa ra các đường hướng mục vụ, mà tuân theo. Từ vựng của thừ gần với thần học Hy Lạp, nói chung chứ không mang tính chất rất Phaolô, như thư khác. 
Mai Tá lược dịch
Nguồn: VRNs

0 nhận xét:

Đăng nhận xét