LTCGVN (10.11.2013)
CHÚA NHẬT THỨ BA MƯƠI HAI THƯỜNG NIÊN – BÀI HAI
Sống Cho Chúa Trời
Qủa chúng ta cảm thấy đời mình thật khó khăn,
khổ sở do biết bao lý do đưa đến : như sức khỏe, bệnh tật, già nua, thiếu
tiền bạc, rồi những nan giải khó khăn trong các liên hệ của ta với gia đình, khó
khăn khi mất việc làm, khó khăn khi bị thất nghiệp, khó khăn khi phải sinh con
và nuôi dưỡng chúng, và biết bao khó khăn khác vây quanh đời chúng ta, bao cái đen
tối không giúp được cho chúg ta sự ổn định cuộc sống. Từ đó làm sao cho ta có
thể có con tim cởi mở hơn với tha nhân đây ?
Tuy là thế,
nhưng theo cách sống của người Ki-tô hữu, thi khi chúng ta nghiêm chỉnh đi
theo những lời giáo huấn của Chúa Ki-tô, ắt chúng ta sẽ thường nhận thấy rằng
chúng ta là người không đưa ra một lý tưởng quá cao. Hãy nghĩ đến các anh chị
em khác hơn chính bản thân chúng ta. Chúng ta mở rộng lòng mình để tiếp nhận những
anh chi em nhèo khổ hơn ta nhiều, những người không có gì hết, hãy chia sẻ một
cách quảmg đại những gì chúng ta có và những gì chúng ta chiếm hữu, rồi yêu thương
một cách chân tình, yêu thương cho đến một sự tha thứ toàn diện cùng tha thứ
cho cả kẻ thù ám hại mình : quả không dễ gì cho tất các các việc làm này
chút nào.
Thế nhưng khi chúng ta cảm thấy đời sống khó
khăn, thì một vài tư tưởng tôn giáo có thể thích nghi giúp cho chúng ta, có thể
giải quyết những nạn giải đó. Chúng ta tự nói với lòng mình, ừ thì Thiên Chúa
thấy cho sự cố gắng của ta, và Ngài sẽ thưởng cho sự cố gắng của ta đó một ngày
Ngài định. Vâng, Chúa Trời sẽ ban thưởng cho chúng ta đời sống vịnh cửu : đó
là một ngày mai chúng ta sẽ sống lại. Sống lại với Chúa Ki-tô, và lúc đó, sẽ là
ngày hạnh phúc cho chúng ta, và hạnh phúc đó luôn mãi không mất mát.
Ðẹp thay những ý nghĩ này, thế nhưng người
ta có thể nắm chắc tất cả các sự thực này chăng? Phải chăng chúng ta sẽ sống lại ? Ai đã đưa
ra câu hỏi hỏi ngày này ? Quả thực câu hỏi không phải là mới mẻ gi. Câu hỏi
này đã được đưa ra vào thời Chúa Giê-su rồi, đó là những người Sa-đốc đưa ra câu
hỏi uẩn khúc này. Bởi những người Sa-đốc này tự nghĩ rằng mình không có sự sống
lại, và làm gí có sự sống lại mai sau. Sự khẳng định này quả là nghiêm trọng. Bởi
nó là sự thật, thì không có gì bảo đảm cho chúng ta như lời thánh Phao-lô nói
« nếu chúng ta đặt hy vọng vào Chúa Ki-tô chỉ vì đời này, thì chúng ta là
những kẻ đáng thương hơn hết mọi người » (1Côrintô 15,19). Phải chăng sự sống
lại hiện hữu thật hay nó là một phát minh của loài người ? Ðể trả lời cho
câu hỏi này, là những người Ki-tô hữu, chúng ta cần đối chiếu lời nói của Chúa
Giê-su, qua đó chúng ta tin vào sự sống lại. Lời nói Chúa nói đó ngày hôm nay
chỉ nhắc lại cho chúng ta thôi.
Qua câu hỏi của những người Sa-đốc vặn hỏi,
hoạch họe Chúa Giê-su về sự sống lại sau này, thi Ngài trả lời qua ba khẳng định
sau :
Trước hết, sự sống lại hiện hữu . Chúng ta
sẽ được sống lại. Sự sống lại hiện hữu thật bởi Thiên Chúa mà chúng ta đặt niềm
tin là Thiên Chúa của những người sống. Chúa Trời muốn sự sống, chớ không phải
sự chết.
Lời khẳng định thứ hai, Chúa Giê-su không nói
rõ vế trạng thái đích xác của những người nam và nữ sẽ sống lại . Họ sẽ được ở
bên cạnh Chúa Trời như các thiên thần. Có nghĩa là họ sẽ sống bên Ðấng là sự sống
thật, song là một sự sống khác biệt sự sống hiện tại của chúng ta.
Lời khẳng định thứ ba, là không phải ai cũng
sẽ được vào Nước của những người sống lại. Ðể được vào Nước này. Thì phải được
Chúa phán rằng : « các anh chị xứng đáng được nên phần tử của thế giới
mai sau này ».
Cũng chủ đế sống lại này, hai bài đọc Sách
Thánh chúng ta vừa nghe đó, mang lại một sự rõ ràng thiết yếu cho ta. Những bài
đọc sách Thánh hôm nay mời gọi chúng ta
nên tin một cách bất diệt vào Lời Chúa phán và nắm chặt Lời Ngài cho đến cùng,
dù có đất động, trời xoay, nhưng lòng ta vẫn cứ vững tin vào Lời Chúa.
Vả nữa, qua tấm gương của bảy anh em trong
sách Ma-ca-bê, là chứng thực cho niềm
tin cũa họ về sự sống lại dưới đôi mắt chúng ta. Họ đã tỏ lộ lòng trung thánh của
minh cho đến chịu tử đạo trong niềm hy vọng mình sẽ thấy được một ngày mai mà
« Vua của thế giới này cho họ sống lại để hưởng phúc lại của đời sống vĩnh
cửu với Ngài ». Quả thế, đây là một tấm gương khả dĩ cho chúng ta thêm nghị lực, thêm lòng
phấn chấn cùng an ủi ta trong những giờ khắc khó khăn . Bảy anh em trong sách
Ma-ca-bê chịu tữ đạo, mà những người Ki-tô hữu chúng ta đã thấy đó, là như hình
bóng của Chúa Ki-tô. Chúa Ki-tô cũng phải trải qua chịu sự tử đạo để đạt tới sự
sống lại hiển vinh.
Quả những lời thánh Phao-lô viết cho giáo hữu
cộng đoàn Thê-xa-lô-ni-ca, được tích chứa trong những cảm nghĩ của con người hôm
nay. Thánh Tông Ðồ viết cho một cộng đoàn trẻ, đang gặp những khó khăn về cách
thức sống làm sao phù hợp những đòi hỏi
của Tin Mừng trong một thế giới thù nghịch. Từ đó, thánh Phao-lô mời gọi các tín
hữu cần cầu nguyện chân tình với Chúa. Xin Ngài ủy lạo, nâng đỡ họ làm cho họ
thêm vững mạnh cùng cho phép các tín hữu có thêm niềm tin vững vàng trong sự
mong đợi Chúa Ki-tô, để trong Chúa Ki-tô họ sẽ được sống lại.
Thế đó, chúng ta dám bảo đảm rằng mình đã cầu
nguyện đủ cho sự vững mạnh đức tin trong những bước chân của chúng ta hướng về
sự sống lại. Cũng thế chúng ta có bảo đảm được rằng mình đã cầu nguyện hội đủ để
đức tin của chúng ta vững tin trong sự sống lại. Lý hơn, chính Chúa Trời tạo
cho chúng ta thành những người tin đạo, chính Ngài giữ gìn củng cố đức tin cho
chúng ta.
Ðiểm lưu ý sau cùng, đức tin vào sự sống lại
không phải ban lại cho chúng ta sự sống khác biệt mà chúng ta chúng ta đang sống
mỗi ngày. Sự sống lại không phải dẫn đưa chúng ta đến đời sống không liên kết của
thế giới, của sự thách đố, của những nơi tranh dành của chúng. Trái lại, đó chính
là sự cáng đáng những điều thiện hảo của trách nhiện cùng bổn phận của chúng ta
ở trần gian này, để từ đó chúng ta có thể có được những điều tốt đẹp mà quy hướng về thế giới của những người sống
lại.
Tin vào sự sống lại, chính là dấn thân vào
sự sống của mình trong một ý nghĩa trao ban. Sự sống lại, đó chính là ngay từ bây
giờ trao ban sự hiện hữu của mình với một chiều kích vĩnh cửu. Sự sống lại, đó
chính là mạo hiểm việc phó thác tất cả vào
Thiên Chúa và Lời Ngài. Một mạo hiểm phó thác tuyệt với vào sự sống lại – Ðó chính
là Chúa Ki-tô, đó chính là các Thánh. Amen!
Lm. Phêrô Lê Quang Dũng,
0 nhận xét:
Đăng nhận xét