LTCGVN (02.11.2013)
Kiến thức về Luyện Ngục
Đơn giản hóa!
Một trong các giáo huấn của Giáo
hội bị hiểu sai, và có thể là điều ít được suy nghĩ, đó là luyện ngục (luyện
hình). Để có thể hiểu và bao quát, giáo huấn này không đòi hỏi nghiên cứu sâu
xa về thần học. Cách giải thích và ngắn gọn nên bỏ kiểu giải thích lệch lạc khiến
nhiều người nghi ngờ hoặc khinh suất.
Nói một cách đơn giản, nếu một
người chết trong ơn nghĩa Chúa – nghĩa là, nếu họ “được cứu độ” khi họ bước vào
đời sau – vẫn có thể “dùng thời gian ở trong luyện ngục” trước khi vào thiên
đàng. Cần phải biết rằn luyện ngục không là “cơ hội thứ hai” đối với ơn cứu độ.
Nếu một người chết khi xa cách Thiên Chúa, người đó không còn cơ hội thứ hai: “Phận con người là phải chết một lần, rồi sau đó chịu
phán xét” (Dt 9:27).
Lòng Chúa Thương Xót (LCTX) không làm
ngơ những khiếm khuyết và tội lỗi, nhưng LCTX tẩy xóa chúng và sửa chữa tình
trạng hư hại… và chúng ta được mời gọi thông hiệp với LCTX. Người Cha giàu
lòng thương xót đã vui đón đứa con hoang đàng trở về nhà, và tha mọi tội lỗi
cho nó. Điều này thường thấy trong tương quan với sự hoán cải, ăn năn và tha
thứ trong cuộc sống. Nhưng chúng ta cũng thấy các yếu tố đối với luyện hình. Hãy
cân nhắc hành trình trở về của đứa con hoang đàng, can đảm đứng dậy và trở về
từ nơi xa xăm. Trong kiếp sau, không có sự chấp nhận ngay lập tức. Một hành
trình cực nhọc có thể vẫn có trong tương lai của chúng ta. Người Cha chờ đợi
với đôi tay rộng mở, nhưng chúng ta vẫn phải đến với Ngài. Đứa con được
tha thứ từ lúc tìm kiếm sự tha thứ, nhưng hành trình về nhà chưa hoàn tất.
Bí tích Hòa giải có tẩy sạch tội lỗi? Chúng ta có được tha thứ?
Chắc chắn chúng ta được tha thứ, tội
lỗi của chúng ta được tháo gỡ khi chúng ta thật lòng ăn năn, nhưng có hai hình phạt vì tội lỗi. Việc xưng
tội miễn giảm hình phạt nào? GLCG đã nói về hậu quả của tội lỗi: “…Tội lỗi có hai hậu quả. Tội trọng tước mất
sự kết hiệp với Thiên Chúa, do đó khiến chúng ta không thể được sống đời đời, sự
thiếu đó gọi là “hình phạt đời đời” vì tội lỗi. Mặt khác, mọi tội lỗi, dù là tội
nhẹ, đều có liên lụy với các thụ tạo, phải được thanh tẩy trên thế gian hoặc ở luyện
ngục. Sự thanh luyện này giải thoát chúng ta khỏi “hình phạt tạm thời” vì tội
lỗi. Hai hình phạt này không được hiểu là dạng báo thù do Thiên Chúa bắt chịu, mà
là hệ lụy của chính tội lỗi. Sự hoán cải xuất phát từ lòng bác ái tha thiết có
thể đạt được sự thanh luyện hoàn toàn của tội nhân theo cách đó mà không còn
hình phạt nào” (Giáo lý Công giáo – GLCG, số 1472).
Như vậy, có hai dạng hình phạt vì
tội lỗi, vĩnh viễn và tạm thời. Hình phạt vĩnh viễn được tha thứ qua Bí tích
Hòa giải. Giáo huấn về luyện ngục là tín điều của Giáo hội và phải được công
nhận bằng đức tin…. Những người chết trong ân sủng nhưng vẫn mắc tội nhẹ, hệ
lụy với tội lỗi hoặc bất kỳ hình phạt tạm thời nào vì tội lỗi, đều được thanh
tẩy trong luyện ngục nhờ tình yêu của Thiên Chúa: “Mọi người chết trong ơn nghĩa Chúa, dù chưa được thanh tẩy hoàn toàn, thực
sự đã chắc được hưởng ơn cứu độ; nhưng sau khi chết họ phải chịu thanh luyện để
đạt được sự thánh thiện cần thiết thì mới được vào hưởng niềm vui Nước Trời” (GLCG,
số 1030).
Lợi ích của gương lành
Khi tôi còn là một thiếu niên, tôi làm
tổn hại tài sản của người hàng xóm. Người đó là cha của người bạn thân của tôi.
Cái tôi làm hư rất mắc tiền, người cha kia không chấp nhận cho tôi thay thế cái
khác. Tôi sợ hãi và buồn lắm. Trong vài phút, chúng tôi đối diện với nhau. Tôi
bắt đầu khóc, rồi người bạn đã ôm tôi và hứa chắc mọi điều sẽ ổn – tôi đã được
tha thứ bằng lời nói và hành động. Sau khi bình tĩnh, chúng tôi ngồi ở bậc thềm
trước nhà, người bạn nói với tôi: “Chúng
mình cùng nghĩ cách đền bù”. Chúng tôi quyết định rằng tôi sẽ cắt cỏ. Vì
không đủ tài chính để đền bù, nhưng tôi đã được nhờ người bạn. Đây là ví dụ đơn
giản, nhưng cũng giống như tội lỗi được tha hình phạt đời đời nhờ Bí tích Hòa
giải, và việc cắt cỏ để đền bù cũng như hình phạt tạm thời của tội lỗi.
Hoàn hảo trong đức mến
Như vậy, luyện ngục có thể được dễ hiểu
hơn theo cách nói là “bệnh viện” dành cho tội nhân, hoặc như nhà tắm nước ngọ ở
bãi biển, chứ không như nhà tù. Có bệnh thì phải chữa, bụi bẩn thì phải rửa
sạch, và “giá tạm thời” còn lại phải thanh toán, trước khi chúng ta được vào
Nước Trời. Không phương diện nào trong đó là “tấm vé” cho phép chúng ta vào – đó
là ơn cứu độ của Đức Kitô trên Thánh Giá, là công trạng của Ngài được áp dụng
cho chúng ta khi chúng ta đáp lại lời mời gọi của Ngài và hợp tác với ân sủng. Đó
là phương tiện chúng ta hợp tác với Ngài để trở nên hoàn hảo trong tình yêu của
Ngài.
Chúa Giêsu bảo chúng ta phải hoàn
thiện: “Anh em hãy nên hoàn thiện,
như Cha anh em trên trời là Đấng hoàn thiện” (Mt 5:48). Kinh Thánh nói
rõ rằng ai không hoàn thiện thì không được vào Nước Trời. Trong sách Khải Huyền,
chúng ta được biết thị kiến về Thành Giêrusalem mới qua trích đoạn ngắn gọn: “Trong thành, tôi không thấy có Đền Thờ, vì
Đức Chúa, Thiên Chúa Toàn Năng, và Con Chiên là Đền Thờ của thành. Thành chẳng
cần mặt trời mặt trăng chiếu sáng, vì đã có vinh quang Thiên Chúa toả rạng, và
Con Chiên là ngọn đèn chiếu soi. Các dân ngoại sẽ tiến bước theo ánh sáng của
thành, và vua chúa trần gian đem kho tàng vinh quang tới đó. Ngày nọ qua ngày
kia, cửa thành không bao giờ đóng, vì ở đấy sẽ chẳng có đêm. Thiên hạ sẽ đem
tới đó kho tàng vinh quang và sự giàu sang của các dân ngoại. Tất cả những gì ô
uế cũng như bất cứ ai làm điều ghê tởm và ăn gian nói dối, đều không được vào
thành, mà chỉ có những người có tên ghi trong Sổ Trường Sinh của Con Chiên mới
được vào” (Kh 21:22-27).
Thiên Chúa đã mở cửa Nước Trời cho
chúng ta. Chúa Giêsu đã buộc chúng ta phải hoàn thiện như Chúa Cha là Đấng
hoàn thiện. Không gì chưa thanh sạch có thể vào Nước Trời. Chúng ta sẽ không
đạt được sự hoàn thiện ở đời này hoặc sau khi chúng ta chết nếu thiếu ơn Chúa, nếu
chúng ta đạt được ơn cứu độ thì chúng ta sẽ hoàn thiện trong lòng thương xót
của Chúa và công lý nơi luyện ngục trước khi vào Nước Trời. Càng tới gần Chúa
thì chúng ta càng có thể hoàn thiện. Sự thật đơn giản này không được Martin
Luther nắm bắt, ông đã xây dựng một lý thuyết hoàn toàn mới về sự cứu độ và sự
thánh hóa mà kết luận rằng con người luôn luôn chẳng là gì hơn là một đống phân
(pile of dung) được bao phủ bằng tuyết trắng. Nhưng lý thuyết mới này không duy
trì. Một đống phân vẫn chỉ là đống phân dù được bao phủ bằng tuyết trắng. Nó vẫn
không sạch và không thể vào Nước Trời. Sự hợp tác của chúng ta đới với ơn Chúa,
làm cho chúng ta xứng đáng, làm cho chúng ta hoàn hảo trong tình yêu – tẩy rửa
chúng ta sạch mọi hệ lụy của tội lỗi và mọi điều bất toàn. Thiên Chúa muốn gỡ
bỏ mọi khuyết điểm của chúng ta, không che giấu chúng.
Cầu nguyện cho người chết
Chúng ta có thể giúp những người
đang chịu thanh luyện trong luyện ngục bằng những lời cầu nguyện của chúng ta. Tôi
không thể giải thích như thế nào, nhưng tôi có thể nói rằng chúng ta được hướng
dẫn trong Kinh Thánh về việc cầu nguyện cho nhau. Chúng ta được biết rằng những
lời cầu nguyện của người công chính có hiệu quả lắm! Theo cách nào đó, Thiên
Chúa dùng những lời cầu nguyện đó để tẩy sạch những người đã qua đời. Đó là sự
thực hành và niềm tin của Giáo hội ngay từ buổi đầu. Có nhiều người biết về hiệu
quả của lời cầu nguyện cho những người đã qua đời. Đủ để nói rằng những gì
chúng ta làm đều có thể là nguyên nhân thứ hai làm cho những điều khác xảy ra. Điều
này nghĩa là hợp Ý Chúa. Những điều tốt có thể xảy ra cho người khác nhờ lời
cầu nguyện của chúng ta, nếu không thì Ngài đã không nói vậy.
Như thế, chúng ta hãy tạo thói quen hằng ngày cầu nguyện cho
những người đã qua đời. Tặng phẩm quý giá nhất chúng ta có thể trao cho những
người đã chết là dâng lễ cầu nguyện cho họ. Nếu họ không cần, Thiên Chúa sẽ trao
ban cho những linh hồn khác.
Mọi vinh quang, vinh dự và chúc
tụng đều thuộc về Thiên Chúa!
TRẦM THIÊN THU (Chuyển ngữ từ IntegratedCatholicLife.org)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét