Thứ Năm, 14 tháng 11, 2013

Cộng đồng quốc tế muốn VN đối diện với áp lực nhân quyền khi ngồi vào ghế UNHRC

LTCGVN (14.11.2013)

Sài Gòn – Việt Nam đã trở thành thành viên Hội đồng nhân quyền LHQ (UNHRC) khu vực Á Châu, cho nhiệm kỳ 2014 – 2016, vào ngày 12.11.2013. Việt Nam có số phiếu tín nhiệm cao nhất trong số các nước được bầu kỳ này.
Trả lời với phóng viên Thông tấn xã Việt Nam, Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh cho rằng: “Điều này cho thấy sự ghi nhận, đánh giá cao của cộng đồng quốc tế đối với chính sách, nỗ lực và thành tựu của Việt Nam trong công cuộc Đổi mới toàn diện, trong đó có việc xây dựng Nhà nước pháp quyền, phát huy dân chủ và bảo đảm ngày càng tốt hơn các quyền của người dân.”
Lsư Nguyễn Văn Đài nhận xét: “NHÂN QUYỀN HAY TRÒ CHƠI CHÍNH TRỊ? Trong khu vực Đông Nam Á, sau khi Miến Điện tiến hành cải cách chính trị, dân chủ hóa xã hội. VN trở thành nước có thành tích nhân quyền kém nhất khu vực Đông Nam Á và thế giới. 100% các tổ chức bảo vệ nhân quyền có uy tín nhất thế giới thường xuyên lên án chính phủ VN vi phạm nhân quyền trong các lĩnh vực như: tự do ngôn luận, tự do báo chí, hội họp, lập hội, quyền tự do đi lại, internet, …. Tổ chức Phóng viên không biên giới còn xếp Chính phủ VN là kẻ thù số 1 của internet và tự do báo chí. Ngày 12/11 VN đã giành được 184/192 phiều để trở thành viên của Hội đồng NQ của LHQ. Việc VN giành số phiếu cao không thể hiện sự tôn trọng của cộng đồng quốc tế với VN về thành tích nhân quyền. Mà cộng đồng quốc tế muốn VN vào Hội đồng NQ để phải chịu áp lực cải thiện tình trạng nhân quyền và tôn trọng các quyền con người. Nhân dân VN cũng mong muốn rằng, đây là cơ hội và thách thức để chính phủ và đảng CSVN thực tâm cải thiện tình trạng nhân quyền, trả tự do cho tù chính trị, tôn trọng các quyền con người của nhân dân VN.”
Ngay sau khi VN trở thành thành viên của UNHRC thì nhiều tổ chức nhân quyền trên thế giới như Human Rights Watch, UN Watch… tỏ ra bất bình và thất vọng.
1311148
Theo báo Người Việt cho biết: “Tuần trước, nhiều tổ chức quốc tế và dân biểu các quốc gia châu Âu, Hoa Kỳ, Canada, Anh, Úc, đã đồng loạt ký tên vào một kháng thư, phản đối Việt Nam tham gia UNHRC.”

Trên báo Thông tấn xã VN, Ông Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh nhận định: “Việc Việt Nam được bầu là thành viên Hội đồng Nhân quyền với số phiếu rất cao, thể hiện sự tín nhiệm mà đông đảo các quốc gia thành viên Liên hợp quốc dành cho Việt Nam, có ý nghĩa to lớn về nhiều mặt.”
Nhật ký yêu nước mong rằng: “Việc VN tham gia UNHRC là một lợi thế để nhân quyền ở VN được bảo đảm hơn. Điều này đồng nghĩa với việc VN sẽ tuân thủ nghiêm ngặt các chuẩn mực và cách diễn giải của quốc tế về nhân quyền đặc biệt là các quyền dân sự chính trị. Trong suốt nhiệm kỳ 3 năm (2014-2016), có thể các tiếng nói đối lập ôn hòa trong nước sẽ được nới lỏng kiểm soát hơn, các cuộc tụ tập biểu tình phản đối trong ôn hòa sẽ công khai hơn,…. Ngồi vào ghế hội đồng này, VN sẽ không thể giải thích luật quốc tế theo cách của mình mà phải tôn thủ gắt gao các chuẩn mực quốc tế về nhân quyền.”
Thông tấn xã VN cho biết thêm, Ông Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh nói: “Trong sự kiện chính trị quan trọng hàng đầu của đất nước là sửa đổi Hiến pháp, vấn đề quyền con người cũng được chú trọng, theo hướng vừa thể hiện chính xác hơn chức năng cơ bản của Hiến pháp trong việc ghi nhận, bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, đồng thời hiến định một số nguyên tắc và quyền con người cụ thể trong các công ước quốc tế về nhân quyền mà Việt Nam là thành viên.”
Tuy nhiên, vào ngày 11.11 vừa qua, Nhóm Kiến Nghị 72 đưa ra Bản dự thảo Lời kêu gọi dừng việc thông qua Dự thảo Hiến pháp nước CHXHCNVN năm 1992 (sửa đổi 2013). Bởi “Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, như đang được thảo luận và chuẩn bị thông qua tại Kỳ họp thứ 6 của Quốc hội khóa XIII, về cơ bản vẫn như Hiến pháp hiện hành, thậm chí có một số điểm còn thụt lùi hơn trước.”
Khi VN là thành viên của Hội Đồng Nhân Quyền LHQ liệu nhà cầm quyền cs VN có tôn trọng nhân quyền nếu như Hiến pháp VN sửa đổi năm 2013 vẫn không tam quyền phân lập, không sở hữu đất đai toàn dân và phi chính trị hóa quân đội hay không?
Huyền Trang, VRNs

0 nhận xét:

Đăng nhận xét