LTCGVN (01.11.2013)
Ngày 31/10/2013, website bộ Giao thông Vận tải vừa ra thông cáo báo chí xác nhận việc xóa bỏ tập đoàn kinh tế nhà nước Vinashin – nơi từng được hứa hẹn sẽ là “quả đấm thép” của hệ thống kinh tế thị trường theo định hướng XHCN.
Dựa theo quyết đinh số 3287/QĐ-BGTVT của bộ này, một doanh nghiệp mới có tên Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy (SHIPBUILDING INDUSTRY CORPORATION, gọi tắt là SBIC) sẽ chính thức đi vào hoạt động, do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
SBIC được thành lập sẽ là doanh nghiệp thay thế cho tập đoàn Vinashin từng gây nhiều tai tiếng do tham nhũng và ăn chia, gây thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng tiền thuế nhân dân.
Như vậy, quyết đinh số 3287 của bộ Giao Thông Vận tải đã chính thức xác nhận về việc phá sản của tập đoàn Vinashin qua cách gọi 'chấm dứt hoạt động'.
Trên thực tế, Vinashin đáng lý đã phải tuyên bố phá sản từ rất lâu. Tuy nhiên, đảng cộng sản vì muốn che đậy sự dốt nát trong chính sách điều hành kinh tế nên vẫn sử dụng thây ma của tập đoàn này qua chiêu bài 'tái cơ cấu Vinashin'. Tác giả của sáng kiến 'tái cơ cấu' không ai khác chính là bộ đôi chuyên ăn tục nói phét Nguyễn Tấn Dũng và Nguyễn Sinh Hùng.
Với chủ trương kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, việc đổi tên Vinashin thành SBIC cũng chỉ giống như con tắc kè đổi màu. Ai cũng biết, bản chất của nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN vẫn chỉ là sự tham nhũng và dốt nát. Đổi tên cũng đồng nghĩa với việc đổi chác quyền lợi giữa các phe nhóm lợi ích trong đảng cộng sản.
Ngoài việc tham nhũng gây thiệt hại hàng chục nghìn tỷ đồng tiền thuế nhân dân, tập đoàn kinh tế Vinashin cũng đang phải gánh khoản nợ khổng lồ lên đến hơn 80.000 tỷ đồng. Việc đổi tên kèm theo cụm từ 'chấm dứt hoạt động' cũng là thủ đoạn xù nợ của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam.
Sau cuộc thoát lưới ngoạn mục của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, những sai phạm nghiệm trọng tại Vinashin cũng đã chính thức được cho chìm xuồng. Đối với nền kinh tế VN, những 'sáng kiến' kiểu như đổi tên để xù nợ có lẽ là điều duy nhất mà cựu y tá rừng U Minh có thể nghĩ ra được. Điều chắc chắn, sắp tới hoạt động kinh doanh phế liệu tại Việt Nam sẽ hết sức nhộn nhịp sau khi những chiếc tàu cũ của Vinashin được mang ra bán đồng nát.
Bảng Đỏ
0 nhận xét:
Đăng nhận xét