LTCGVN (03.10.2013)
Tuổi của cậu bé mới ngày nào, vèo một cái,nay, cũng đã leo được lên xấp xỉ tuổi ông bác “minh triết” có “tầm nhìn xuyên suốt thế kỷ”, có tấm gương đạo đức “đã lan tỏa đi sâu vào lòng người, quần chúng, tạo nhiều chuyển biến tốt đối với xã hội...” khi ông đi chầu hai ông tổ của ông ấy; nhểnh một chút trên tuổi ông cụ “Ngô Tổng Thống muôn năm” ngày ông bị “cách” mất “mạng” sau 9 năm trị vì. Nhưng nó chỉ muốn làm thằng bé, là thằng bé thuở nào để “bi bô” chút chút về hai ông – hai con bậc “vĩ nhân” đã đi qua đời nó một chặng-- vì “thói đời”, như lời tục ngữ ca dao, có khuynh hướng thiên về “... về nhà hỏi trẻ”.
Trước hết xin “trích ngang”... xương “lý lịch” của nó đôi dòng, hầu qúy vị khỏi vừa đọc vừa run, sợ tin tặc giả dạng thường dân, tức CAM gài bẩy.
Nó oe oe chào đời giữa “quanh đây những xác người”. Xác người ở đây không phải do người Việt giết người Việt trong vụ Huế Mậu Thân 1968, như lời nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, nhưng xác người chết đói do quân phiệt Nhật chiếm đóng tàn ác tham lam,vưà thu gom hết lúa gạo, vưà bắt dân ta phá lúa trồng đay. Nó sống sót được là nhờ quân lính lùn (hồi đó lùn; bây giờ thì người Nhật cao hơn người Việt, vì ăn phải bã tư bản hơi “bị” trước người Việt khá lâu) sớm phải đầu hàng quân Đồng Minh, bị tước khi giới và thui thủi cuốn cờ mặt trời về nước.
Khi biết chạy lon ton thì nó cứ phải đi núp bom tàu bay Pháp. Lúc có trí khôn thì nó hiểu ra “không có gì quý hơn độc lập tự do”, nên mỗi lần hát “đêm qua em mơ gặp bác Hồ”,” là nó ngoác mồm hết cỡ vì nhờ bác đã “ra đi tìm đường kíu nước” mà có được bản Tuyên Ngôn Độc Lập mở đầu bằng câu bất hủ "Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc", mà bọn đế quốc Mỹ mưu ma chước qủy thế nào đã biết trước được bác sẽ nói sau này (1945) để ghi vào bản Tuyên Ngôn Độc Lập của nước Mỹ năm 1776! Mỹ nó giàu là phải vì toàn đi chôm trước của người ta khi người ta chưa làm ra ! Khi nghe kể chuyện lúc bác gặp được cẩm nang kíu nước, bác mừng quá khóc hu hu, nó cũng khóc rống lên theo điệu hu hu.. Nó chỉ hơi thắc mắc,là bọn nhi đồng như nó kêu ông ấy bằng “bác” đã đành, nhưng sao cha mẹ, ông bà nôi, ông bà cố nội, ai ai cũng gọi một tiếng “bác”.
Nó bóp đầu vò tóc vắt tai suy đoán. Có lẽ vì bác là cha già dân tộc, tức là cha cả dân tộc Việt Nam nên mọi người bất chấp tuổi tác kể cả ông Bành Tổ giá như còn sống,đến đứa nhỏ mới tập nói tiếng đầu lòng “con gọi bù Sịt Ta Lin” đều gọi “bác” cũng là lô-gic thôi, lại vừa ma-gic nữa. Nhưng rồi nó lại thắc mắc, “ Ồ mà sao họ lại không gọi là “tổ Hồ” nhỉ, hay ít ra cũng “cha Hồ”, như bà con bên đạo gọi Chúa Trời là cha, trong khi bác còn “chảnh” hơn ông Trời nữa: "Thằng trời đứng xuống một bên, để cho nông hội đứng lên làm trời". Thật khó hiểu, nhưng mặc kệ; nó cứ thế mà ca bài “đêm qua em mơ gặp bác Hồ”, vì không gì sướng bằng nằm mơ được sờ râu bác và nghĩ cảnh thiên đàng nhất định... mai sau. Khi được các chú du kích đến nhà “mời” không chịu đi, phải đợi bị lùa ra đồng giữa đêm trời rét căm căm lất phất mưa phùn để đứng run run vưa đập muỗi vưà xem phim tài liệu chiếu bác đi Liên Xô, bác điTrung Quốc., thấy tận mắt, đi đến đâu bác cũng xông nhào vào ôm hun hun hít hít có khi chủ nhà trở tay không kịp... tránh bèn chịu trận để khách làm gì thì làm.
À thì ra như bài hát “Dân Liên Xô”, mà nó tập nhảy trẹo cả cẳng, có câu “thắm thiết tình Việt Trung Xô...” té ra đi vào cụ thể, “thắm thiết” là ôm siết cổ và hun chùn chụt là như vậy.
Nghe hát, nào là “Dân Liên Xô trên cách đồng hoa” mà thấy thơm phức, nào là “Mặt trời Đông” mà sáng trưng mặt mày, cái đầu..nắm chắc mai này Việt Nam cũng sẽ hưởng thiên đàng như vậy. Nó nghĩ, không yêu bác Hồ, nhất là giai cấp nhi đồng được bác yêu không ai có thể sánh bằng, kể cả ông bà nội ngoại, ông bà cố ông bà sơ... thì chỉ có đứa đầu óc không bình thường.
.......
Nhưng chính vì yêu ông bác nhường ấy mà nó thành thằng khùng điên điên cái đầu không hiểu việc ông bác làm. Ơ hay: làng nước đang an lành đầm ấm, hiền hoà yêu thương nhau, sao bổng dưng lại có đám “người lạ” mang xắc cốt, nón dép, phục sức y hệt bác Hồ về làng “phát động phong trào quần chúng đấu tranh” quậy tơi bời tình nghĩa xóm làng, đạo lý ông cha..như mọi người đã biết qua tài liệu nhan nhãn trên mạng do chính những người trong cuộc như nhà văn Tô Hoài, nhà văn Vũ Thư Hiên, con ông Vũ Đình Huỳnh ông cựu bí thư riêng của bác, cựu Phó chủ tịch ủy ban hành chánh Hà Nội cụ Nguyễn Minh Cần... khiến cả nhà nó đã phải trốn đi khỏi quê cha đất tổ..
Đến phương Nam, ngồi trên xe cam nhông do chú lính Tây đen lái từ Quảng Trị vào Huế, khi thấy tấm băng rôn treo vắt qua đường ghi hàng chữ "Truất phế Bảo Đại, ủng hộ Ngô Đình Diệm", nó “ủa sao ngoài ấy cũng chửi Bảo Đại" (qua câu hò “mặt Bảo Đại như cái vại đựng cà...” ra rả từ miệng mấy cán bộ trong làng). Ý nghĩ chỉ thoáng qua vì nó đang buồn ngủ gặp chiếu manh mấy cục kẹo Tây của chu lính dí cho ngon chưa từng thấy. Bây giờ ngồi vuốt râu nhớ lại, nó tự hỏi, lúc đó lần đầu gặp và ngồi kề bên một người lính Tây trước đây ném bom bắn phá làng xóm khiến nó trốn chạy tá hoả, suýt chết mấy lần, mà nó từng căm thù trông lớn sẽ đi bộ đội cụ Hồ đi đánh giặc, lại là anh Ma Rốc Canh (Marocain) nổi tiếng đồn hãm hiếp phụ nữ, mổ bụng con nít, sao nó lại có cái cảm giác bình an vui sướng chưa từng có như thế.
Rồi nó được đến trường học miễn phí và còn được cấp sách vở bút mực. Nó thích mấy chữ in ngoài bì trước cuốn tập “Ngày Nay Học Tập Ngày Nay Giúp Đời”. Khác với lớp học ngoài Bắc treo hinh ảnh ba ông Mác- Xít- Mao trên đầu hình ông Hồ, và những khẩu hiểu dài thòng “Chủ nghĩa Mác bách chiến bách thắng muôn năm”, “Đảng Lao Động Việt Nam muôn năm” “ Không ai yêu bác Hồ bằng các em nhi đồng” “Tình hữu nghĩ Việt Trung Xô thắm thiết muôn năm”, ở trong Nam chỉ treo hình Tổng thống Nghô Đình Diệm; cũng có treo các khẩu hiệu nhưng rất ngắn, như “Tiên Học Lễ Hậu Học Văn” “Yêu Bạn Kính Thầy”, “Có Học Phải Có Hạnh”,dài lăắ m thì “Ngọc Bất Trác Bất Thành Khí, Nhân Bắt Học Bất Tri Lý”...
Nó thấy đã nhất là giờ học môn “Vê Sinh”, nó không phải nạp đuôi Chuột và xác Ruồi để tính điểm, và cái cổ nó thảnh thơi chứ không bị choàng cái khăn quàng đỏ có khi muốn nghẹt thở. Hết giờ học là nó cũng như tất cả bạn học về nhà mà không phải đi học thêm đâu cả. Mùa Hè thì sách vở “đi chỗ khác chơi” suốt ba tháng, trừ đứa nào muốn “gạo” thêm chứ không ai bắt buộc; Khác với cảnh khi giang sơn về một mối, nhìn học sinh không kể giỏi hay dốt, từ thành thị đến thôn quê, đứa nào cũng phải đi học thêm, khiến nó không phân biệt được học ở trường hay học thêm, cái nào là chính cái nào là phụ.
Thời ông Diệm có những Quán cơm Xã hội, ở các tỉnh thành nói là dành cho học sinh và người lao động, nhưng nó vào ăn cũng gặp những công chức và cô thầy vào ăn vì họ khen rẻ mà ngon. Nghe nói rẻ ai cũng nghĩ “của rẻ là của ôi”, nhưng sỡ dĩ giá rẻ vì do nhà nước đài thọ phần lớn.
Hồi mới vào Nam định cư tuốt mãi trên miền cao nguyên đất đỏ, bà con đang sống trong lều vải mới dựng lên giữa rừng, đêm Noel năm đó gặp buổi trời mưa đất kết dính queo, vậy mà Tổng thống Diệm bất ngờ ghé thăm chui vào lều thăm hỏi từng người, nó liên tưởng đến câu “mấy khi rồng đến nhà tôm”.
Nó được học hết Trung Học mà chẳng phải đóng đồng nào để xây dựng trường, bảo quản bàn ghế, hay mua qùa cho thầy cô biếu thầy cô bao giờ... Thầy cô dạy học xong là về lo chấm bài vở và soạn bài hôm sau. Chứ không giống như sau 1975, thầy cô đi dạy còn mang kè kè bên xe đạp cái giỏ đựng vài xi rượu không phải để uống mà để sau giờ dạy là giọt lẹ đi bỏ mối kiếm đồng tiền nuôi..thân, vì làm sao cô thầy sống nổi với tiêu chuẩn tháng tháng xếp hàng chờ vài lạng thịt nhiều khi đến phiên mình phải trở về tay không; mỗi năm được mấy tấc vải không che kín chỗ cần che.Vợ nó đã là cô giáo qua hai chế độ nên rành sáu câu chuyện này. Nó không viết ngoa đâu, xin đừng kết tội dựng chuyện bôi bác chế độ ưu việt nha bà con. Nó vừa kể vừa sợ đồng bào có tin nó không?
Nó không thuộc diện ca sĩ, kể cả ca sĩ hát Karaoke, nhưng nó cứ thích nghe ai hát, thật không ngoa với thực tế Miền Nam thời ấy::
“Ai vô Nam ngơ ngẩn vì muôn câu hò. Những tiếng đó khơi nguồn nơi sống ấm no” (*)
Cùng là báo TIME cả (không phải báo của bọn phản động)
Nó hay nghĩ lại chuyện xưa, đặc biệt là vào đầu Tháng Mười Một hàng năm, và tự hỏi nếu gia đình nó không chạy thoát khỏi ông “bác” năm 1954, và nếu vào Nam không được đồng bào Miền Nam rộng lượng cưu mang, và hưởng được thời “cụ Ngô” thịnh trị, không biết bây giờ nó và con cái nó ra sao. Và càng tiếc hùi hụi, giá như “ông bác” đừng cho quân vào quậy phá “ông cụ” quá sớm, đưới danh Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam thành lập ngày 20 tháng 12 năm 1960, chỉ để cho dân Miền Nam hưởng thái bình được có mấy năm. Không thì ngày nay thiếu nữ Việt Nam đâu phải cỡi truồng đứng xếp hàng cho đàn ông Đại Hàn Đài Loan..tuyển làm... đủ thứ, thanh niên Việt Nam khỏi cầm nhà nhà thế đất vay nợ để được đi làm cu li mãi Phi Châu, và đầu lâu đưới biển Đông, trên rừng núi không dân tộc nào chất đống bằng người Việt Nam. Một đất nước xà bần mọi phương diện, lại tự bó tay cho xâm lược tung hoành, từ rừng núi xuống đồng bằng, trền đất liền, ngoài biển cả. Ai lên tiếng thì bị... đạp vào mặt, chụp giật nón... Thương ôi !!
Chú thích:
0 nhận xét:
Đăng nhận xét