Thứ Hai, 11 tháng 11, 2013

Cơ Vàng bay trên nóc nhà Đông Dương

LTCGVN (11.11.2013)

Hà Nội – Tôi thường bảo sức lực mình không biết có còn nhiều để trèo lên nóc nhà Đông Dương không? Câu hỏi ấy hiện lên trong khi nhiều bạn trẻ tôi quen ở Việt Nam khuyên tôi nên leo Fan một lần cho biết.
Fansipan không phải là một ngọn núi cao mà tôi chưa vượt qua được khi còn trẻ. Ngày trẻ tôi rất thích núi và thích leo núi nên cũng đã từng leo núi bằng tay, bằng dây, bằng đôi chân khỏe của mình nhưng bây giờ với số tuổi này leo ngọn núi 3120 mét thì quả không phải là một chuyện dễ. Nói như thế không có nghĩa là sức khỏe của mình không leo nổi, nhưng cái ý chí, nhiệt huyết của mình không còn như ngày xưa nữa. Thật ra với nhiều người hơn tuổi tôi, nhất là những người ngoại quốc thì đó là chuyện thường (nếu họ thích leo). Nhiệt huyết và ý chí của tôi thường không còn như ngày xưa nữa, qua năm tháng đã tàn lụi đi nhiều rồi, nhưng lần này với một ý nghĩ được thấy lá cờ Việt Nam Cộng Hòa bay trên một ngọn núi cao nhất Đông Dương (nói cho oai chứ Đông Dương thì chỉ có 3 nước là Việt Nam, Lào và Campuchia mà thôi). Tôi có nhiều hứng phấn.
Vậy là lần thứ hai ra ngoài Bắc, lần thứ hai một mình lang thang trên rừng Bắc Việt vào mùa lúa chin đẹp nhất. Nhiều người muốn đến chỉ để chụp hình cảnh đẹp thiên nhiên thì tôi đã đi một mình với tấm long mở rộng để cảm nhận từng con đường và con người Bắc Việt một lần nữa. Lần này đi không phải để nhìn cảnh, hay tìm món ăn mà để cảm nhận những vùng miền mình đi qua. Tôi thường ngừng lại chỉ để xuống gặt lúa cùng người dân trên tuyến đường đi Sapa, hái trà ở Mộc Châu, kéo sợi giăng tơ trên miền hẻo lánh Mèo Vạc mà vùng gì tên gì tôi cũng không biết. Cứ đi là tôi luôn đến tiếp cận người dân để nhìn cuộc sống của họ, tìm hiểu và suy ngẫm.
Tôi quyết định leo Fansipan chỉ vì nghĩ một điều là thấy được lá cờ Tổ Quốc tung bay. Suy nghĩ ấy làm nung náu bầu nhiệt huyết trong long tôi và tôi chỉ muốn làm như thế!
Đến Sapa tôi hẹn gặp một người đàn ông mà tôi quen trên phượt. Ông đến để chụp hình và cũng đi một mình. Lần đầu tiên gặp và ăn tối, nghe ông nói chuyện tôi thấy “con người” này là một người không thể kết làm bạn vì quá khoe khoang, nhưng tính tôi hay cả nể, ít nhiều không muốn nhìn vào cái xấu của người ta, nên không muốn tranh cãi những điều ông đã nói.
Ông cũng muốn leo Fansipan vì đứa con gái của ông bảo “bố nên leo cho biết…”. Đi đâu ông cũng đeo theo ba lô laptop để cứ có được 3G là post hình lên trên trang phượt. Con người, có người thích thể hiện cái này, có người thích thể hiện cái kia. Ông thích chụp hình, hình khá đẹp vì ông bảo ông là nghệ sĩ. Tôi cũng thích những tấm hình ông chụp, có góc cạnh nghệ thuật nhưng ít nhiều cũng được chỉnh sửa bởi flick làm cho hình ảnh sống động hơn. Tôi thì lại thích cái cách tự nhiên của ông nhìn không qua photoshop.
Cũng nói thêm về người đàn ông này. Ông sinh trưởng ở ngoài Bắc đến năm 75 mới vào Nam, năm 20 tuổi. Mẹ người miền Nam, bố người Bắc, có nghĩa là mẹ ông là người Nam đi tập kết ngoài Bắc, như vậy có nghĩa là theo chính nghĩa thì hai chúng tôi không đứng cùng vĩ tuyến. Ông bảo bố ông là một nghệ sĩ và chính ông cũng là một nghệ sĩ. Tôi nghe ông nói về mình bằng những tự hào về bố, mẹ để lại gia sản nhiều hơn là chính ông đã tạo ra được. Tôi chán nghe nhưng tại cái tính cả nể ít phản kháng khi không cần nên cứ người ta nói thì tôi chỉ ngồi nghe mà thôi. Tôi có chia sẻ với ông việc tôi muốn làm khi leo Fan.
Thực sự tôi không phải là một người thích nói về chính trị, nhưng tôi biết giá trị của những gi mà nước Việt Nam Cộng Hòa trước năm 75 để lại và các ông cha của tôi đã đấu tranh và tôi luôn giữ lập trường của mình, nhưng tôi là người đàn bà nhỏ bé, cái đầu nhỏ, óc nhỏ nên tôi không thích lí luận với người khác về chính trị trừ khi người ấy đụng chạm đến chính thể mà tôi đang tôn trọng.
Tôi nói với ông rằng tôi, tôi là người quốc gia Việt Nam chứ không phải người Việt cộng sản, nên lá cờ đỏ sao vàng không phải là lá cờ của tôi. Nên khi đi đâu nếu tôi giương lá cờ vàng ba sọc đỏ lên (vì với tôi nó mang nhiều ý nghĩ của một nước Việt Nam) thì xin hiểu cho rằng tôi chỉ muốn nói lên rằng trong tấm hình đó “tôi là người quốc gia Việt Nam đã đến đây” … Cũng như nếu tôi là người Pháp tôi sẽ giương lá cờ Pháp lên rằng “tôi là người Pháp đã leo lên đỉnh Fan”… Đơn giản chỉ có vậy thôi.
Ông đã gật đầu đồng ý với tôi về quan điểm đó. Tôi không thích bàn luộn về chính trị hoặc tôn giáo với người đối diện, đó là hai vấn đề luôn nhạy cảm với người mới quen. Tôi luôn nghĩ mỗi người có một tư duy riêng, mình tôn trọng tư duy người khác thì họ cũng cần tôn trọng mình. Những vấn đề chính trị, tôn giáo không nên đem ra làm đề tài bàn luận.
Nhưng khi chúng tôi leo lên đến gần đỉnh Fan, đêm ngủ lại để sáng leo lên đỉnh thì chúng tôi ăn cơm cùng nhau, có rượu uống. Rượu vào thì lời ra. Ban đầu ông uống rồi khoe khoang đủ thứ về mình, sau đến chuyện tôi muốn đi tắm. Trời thì lạnh mà tôi luôn nói tôi không tắm thì không ngủ được. Thực sự, tôi là đàn bà, buổi sáng trước khi leo Fan, tôi lại đến chu kì nên đã định không đi, nhưng rồi cũng cố gắng vì nghĩ đã đến đây, nếu không đi thì sẽ mất rất nhiều thời gian nên tôi đã ra tiệm thuốc mua vài viên thuốc uống cho bớt đau bụng rồi cứ đi. Chẳng lẽ cứ nói toạc ra với ông là “tôi cần đi….”. Sau đó cậu bạn trẻ “đẹp trai” đi cùng đoàn (đoàn chúng tôi có 4 người, chỉ một mình tôi là đàn bà, trong căn lều hôm đó có nhóm người Malaysia khá đông, hai vợ chồng hay hai bố con người Nga, chỉ có 4 chúng tôi là người Việt Nam, vì hôm đó là ngày thường nên ít người Việt thì phải, nghe nói cuối tuần thì rất đông) có hậu ý cầm đèn pin đưa tôi đi ra ngoài để tắm, dù nước lạnh. Thật ra tôi chỉ cần lau mình sơ và rửa mặt đánh răng đôi chút, thay cái áo, mặc them áo vào mà thôi.
Về lại lều, tiệc đã tàn. Có lẽ vì cậu bạn trẻ và tôi đã đi nên tiệc tàn, nhưng ông ta dù uống cũng đã rồi nhưng vẫn chưa “đã” khoe khoang nên vẫn ấm ức. Tôi bảo ông đó đừng có ngủ gần tôi, cậu bạn trẻ nằm chính giữa. Thật ra cái sập ngủ khá chật nên tôi chỉ muốn giữ ý tứ nằm sát vào trong vách, nằm gần người trẻ tuổi đáng con mình vẫn an tâm hơn một ông già. Chờ đến khi về đến chỗ ngủ ông lại nói tiếp, chê bai tôi đủ thứ là không phải dân Phượt, dân bụi, hết chuyện ấy lại đến chuyện chú chó tôi đem theo. Cãi qua cãi lại, tôi tính nói lí còn ông xỉn nên ông chắc chẳng biết mình nói gi chỉ khoái nói thôi. Thế là từ câu chuyện tôi cần đi tắm, đến chuyện con chó (ông bảo tôi thích thể hiện nên đem theo chó làm người dẫn đường phải bế bồng mà thực sự thì con chó của tôi đi theo nó đi còn nhanh hơn cả người vì nó có 4 chân mà. Anh chàng A Su người Mông dẫn đoàn đi có bế nó chỉ đúng hai lần, một lần là lúc leo thang, lên thang thì nó không thể leo lên được và lần thứ hai là lúc sáng lên đỉnh cũng vì đường lên thang mà chó thì không thể leo lên thang như người được. Còn hoàn toàn do Boogie – tên con chó – tự leo Fan một mình. Tôi có dặn anh A Su chăm sóc nó một chút nếu cần, nhưng cứ để nó đi như vậy nó mới là leo chứ ẵm bế thì khác nào nó “ bị bế” lên Fan.
Để câu chuyện ngắn lại thì từ cái chuyện tắm, đến chuyện chó, rồi đến chuyện tôi than phiền rác rưởi… Những lời nói của ông đưa ra làm cho tôi lượm giọng đi và xem thường một con người sống quá ích kỉ, chỉ biết cho bản thân mình… Cuối cùng thì đến việc lá cờ của tôi. Đó là vấn đề chính để cuộc vãi vã và tăng tốc thêm dù cậu bạn trẻ P đã can đan chúng tôi, nhưng vì ông bảo “giữa cánh đồng Y Tì, bà đưa lá cờ ba que lên” thế là tôi có cớ nóng máu. Tôi ghét kẻ nào không tôn trọng lá cờ quốc gia mà gọi lá cờ ba que. Người có gốc và lá cờ là một phần linh thiêng cho tổ quốc, gốc gác người đó. Tôi chưa bao giờ đụng chạm đến lá cờ sao vàng của cộng sản dù tôi không ưa nó. Nên khi ông nói lên điều đó thì cơn thịnh nộ trong tôi bùng nổ. Sự bùng nổ làm tôi quên đi một điếu rằng “đùng bao giở cải với một kẻ thấp hèn. Nó sẽ kéo bạn xuống cùng nó với sự kém hiểu biết của nó” ( không biết tôi dịch câu này có chuẩn không ) “don’t argue with stupid people, they will drag you down to their level and beat you with experience”.
Sự cãi cọ đưa đến một cái tát là khi tôi nói “đối với con người như ông thì thà tôi đi cùng một con chó còn hơn đồng hành với một người vô ý thức, thiếu văn hóa…”. Sau câu nói đó có lẽ ông nghĩ là tôi ví ông thua con chó, mà thật sự khi nói câu đó tôi chỉ nghĩ rằng con chó làm bạn đồng hành tốt hơn con người. Tôi không ví ông là chó, nhưng có lẽ say nên ông nghĩ ngay tôi nói ông là chó, nên ông xông lại tát tôi một bạt tay. Cậu bạn trẻ P nãy giờ đang can ngăn chúng tôi liền xông lại ôm ông ta nhưng quá muộn vì ông ta đã xông lại tát tôi.
Từ nhỏ tôi đã là đứa con gái không phải là một phần của phái yếu, tôi từng học võ và từng lên võ đài nhiều lần để đánh nhau với nam nhi, lẫn nữ nhi trong nhiều cuộc thi đấu, thắng thua đều có cả, nhưng chưa lần nào có người tát tôi như thế cả. Chính mẹ tôi khi đánh tôi cũng chỉ bắt nằm rồi đánh vào mông. Nói như thế để hiểu cơn thịnh nộ trong tôi tung lên, thế là tôi cũng gạt luôn cả cậu bạn trẻ P ra, xông lại tát thẳng ngay vào má ông ta một cái và đấm luôn vai phải ông ta một cái.
Dù cũng đã đánh trả lại và khinh bỉ những thằng đàn ông đánh đàn bà dù với bất cứ lí do gi. Khi tôi hét lên chửi vào mặt ông ta là một người vô học thức. Ông liền nhận ngay “đàn ông ở Việt Nam tao đánh đàn bà là chuyện thường”. Trời ạ ! Nghe xong câu này chỉ muốn xông lại đập cho thằng đàn ông này một trận. A Su nói hai chúng tôi muốn đánh nhau thì đi ra ngoài vì đã làm quá ồn những người bên cạnh không hiểu chúng tôi đánh nhau và cãi nhau vì chuyện gi. Tôi sẵn sang ra khỏi đó để đánh ông ta nêu ông ta chịu đứng dậy để ra ngoài. Nói thật nhìn cái dáng người bé xíu, tay chân lèo khèo chỉ cần hai cú đá của tôi là ông đổ ngã ngửa dù rằng đã hơn hai mươi năm tôi đã không còn đụng đến võ thuật nữa. Chả cần khoe khoang gì nhưng thiệt tình là máu nóng trong người tôi đã trào ra khỏi trái tim mình nhiều lắm rồi. Bao nhiêu ngày một mình đơn độc đi quanh đất nước Việt Nam, tôi gặp nhiều người, tốt xấu có nhưng trường hợp này thật là ngoại lệ.
Nhưng cuộc cãi vã kết thúc, ông ta nằm ngay xuống và tiếng ngáy đã vang lên. Ông ta đã quá xỉn để biết mình làm việc gi. Tôi hiểu tôi đang vô lý cãi vã với một thằng say. Nằm xuống sát vào vách gỗ, không kiềm chế được tôi đã nức nở khóc, dù rằng tôi cũng đâu bị ức hiếp gi mà khóc, nhưng tôi khóc vì cái tính “cả nể” của mình. Vì dù đã biết con người này không phải là người tốt để kết bạn, nhưng vẫn ngồi nghe ông ấy nói cả hai ngày trời trên Y Tý, đã cùng đi hai ngày đường cùng từ Sapa đến Y Tỳ. Tôi trách mình đã không thẳng thừng từ chối lời rủ rê đi cùng. Hay cả nể không nói những gi chướng cái lỗ tai mình và trách mình đã để một thằng say làm phiền đến tâm hồn mình, trái tim mình. Dù là thằng say nhưng tôi ghét đàn ông cứ hễ nghĩ say là có thể nói gi thì nói và thường muốn mượn rượu để nói, để làm những điều mà khi tỉnh không bao giờ dám.
Tôi ra ngồi ngoài trời lạnh khóc và nghĩ mình không thể nằm cạnh một thằng đàn ông đáng tởm như thế dù rằng đã có cậu bạn trẻ chen chính giữa. Ngoài trời lạnh nhưng tôi không lạnh chút nào mà nước mắt cứ tuôn lả chả. Cậu bạn trẻ ra ngoài lôi tôi vào và bắt tôi nằm xuống cùng nhiều lời an ủi. Phải cảm ơn con người trẻ tuổi nhưng hiểu biết này, đã nắm bàn tay tôi suốt đêm vì tôi cứ nức nở khóc. Suốt đếm tôi không thể nào chợp mắt được vì tức, và suốt đêm ấy tôi chỉ muốn giết chết người đàn ông đó. Quả thật con người tôi đáng sợ đến như thế đấy, nhất là khi bị đụng chạm đến “chính thể quốc gia dân tộc” mình, dù rằng người đó cũng là người Việt Nam. Tôi còn nhớ khi cãi tôi cũng đã giảng cho ông hiểu tôi không phải là Việt Kiều, khi ông nói tôi cứ nghĩ tôi có tiền là về đây khoe khoang bằng cách đem chó theo. Tôi liền giải thích cho ông hiểu rằng tôi không phải Việt Kiều.
Việt Kiều là khi bạn có quốc tịch Việt Nam và bạn đi ta nước ngoài ở một thời gian sau đó về lại thì bạn mới là Việt Kiều, còn tôi là người bị tước đoạt quốc tịch, bị tống khứ ra khỏi Việt Nam, bị mất nước, mất quốc gia. Tôi nói “tôi là người Mĩ gốc Việt… xin hiểu và cũng đừng bao giờ gọi tôi là Việt Kiều”.
Không biết tôi có phải là một con người có chứng bệnh “khùng” khi nói đến thể chính về người Việt quốc gia và người Việt cộng sản không nữa, nhưng cứ hễ khi nào người ta gọi tôi là Việt Kiều, tôi đều chỉnh sửa họ và nói lên điều ấy. Thiệt tình, nếu tôi cứ không kiềm chế được thì chắc tôi sẽ có ngày không được bước chân vào Việt Nam, hay hoặc tôi sẽ ngồi tù sớm thôi vì cái miệng hay “cãi” của mình. May cho tôi vẫn còn mạng để trở về nhà bình an. Và cũng tội nghiệp cho ông anh tôi – người cộng sản chân chính – luôn lo lắng và luôn dặn dò khi tôi đi đừng đem những điều mình nghĩ nói thẳng quá nói chuyện với người ngoài Bắc. Nếu có hệ gì ông ấy chẳng thể lo được gi cho tôi đâu.
Suốt đêm không ngủ, suốt đêm nức nở, buổi sáng sớm, tôi thức dậy vẫn tỉnh táo và xem mọi chuyện như chưa có gi sảy ra. Tôi quyết định rằng không thể để một thằng vô học thức làm phiền trái tim mình. Tôi quyết định rằng không để mắt đến người đàn ông đó.
Sáng sớm ông ta tỉnh dậy, điều đầu tiên là nói lời xin lỗi tôi: “Xin lỗi em, tối qua anh say quá nên…”. Tôi quay mặt đi và chỉ nói đúng một câu: “Ông đừng nên nói chuyện với tôi, trước mặt tôi hình như không có ông”. Trong suốt quãng đường leo lên đỉnh và suốt quãng đường về lại có lúc ông ta cũng nói vài câu như bảo tôi chụp hình chung với nhau khi đến đỉnh nhưng tôi không trả lời và không xem cái con người ấy có trước mặt của mình hay không.
Buổi sáng ba tiếng đồng hồ leo lên được đến đỉnh Fan vất vả, mệt mỏi nhưng quá tuyệt vời khi biết mình đã leo lên được đến nóc nhà Đông Dương. Vì đi khá sớm, nên sương nhiều và mây mù giăng kín nên chúng tôi không thấy núi non bao quanh, chỉ thấy như mình đang đứng trên tầng mây ấy. Một điều đáng buồn phiền là trên đỉnh chung quanh rác nhiều vô số kể. Tôi rất buồn vì điều đó. Tôi nghĩ những bạn trẻ Việt Nam hôm nay leo Fan không phải là dân “thường”, có nghĩa là các bạn ấy ít nhất còn trẻ và cũng đã học xong bặc trung học, hoặc đại học, những kiến thức bảo vệ môi trường của họ là như thế này hay sao? Tôi thường không trách những bà bán hàng rong xả rác, hay những người nghèo khổ vì họ không có kiến thức nhiều để hiểu mình cần phải bảo vệ môi trường, nhưng tôi sẽ rất thất vọng khi thấy giới trẻ ở Việt Nam hôm nay dù đã có học, có văn hóa nhưng luôn thiếu văn hóa. A Su cho tôi biết rằng cũng có những người dân được mướn lên đây để lượm rác trên đường nhưng người xả thì nhiều và người lượm thì ít. Từ cái ủng mang để bảo vệ đôi giầy, đến chai nước và nhất là những vỏ kẹo giấy nhỏ được vứt ra. Nếu tôi là người đi lượm rác tôi cũng chỉ có thể lượm những chai lọ nước uống chứ bảo phải lượm từng vỏ kẹo nhỏ trên đường thì làm sao “tôi”, người được mướn muốn đi nhặt rác.
Trên đỉnh Fan làm tôi buồn và thất vọng vì chỉ thấy toàn rác khi khí trời trong lành, và mây mù bao phủ như cảnh tiên. Cảnh tiên này là cảnh của “tiền đồng Việt Nam”, nên đầy rác rưởi của nhiều người vô ý thức.
Tôi lôi lá cờ ra và cắm trên cây tre cầm leo Fan đường cao và bảo cậu bạn trẻ chụp hình giúp mình. Cậu bạn trẻ ấy cũng xin cầm lá cờ và chụp hình cùng tôi. Nổi vui trong lòng tôi dâng trào. Tôi đã xuống dưới núi với nhiều niềm vui hơn nỗi buồn vì chuyện không vui với người dần ông ấy.
1311110
Trong nhóm đi có bốn người. Cậu bạn trẻ tên P đã an ủi tôi, giúp tôi khi tôi xuống tinh thần mà tôi đã nói ở trên. Một cậu bạn trẻ nữa tên L. L là dân du học Buckley trở về nước làm việc do cậu nghĩ Việt Nam dễ làm giàu hơn, vì nếu cậu ở lại Mĩ thì cậu chỉ là người làm công. Cậu leo núi nhiều, và cậu đã cư xử như đúng một người Mĩ. Các bạn cãi thì là chuyện của các bạn, tôi không muốn can dự vào. Tôi thích nói chuyện về leo núi, về rừng Yosemite, về trường học SanFran, nhưng cậu ấy không để lại trong lòng tôi một cảm tình nào hết. Tôi hiểu thêm một điều nữa là thế hệ 9x ngày nay ở Việt Nam phần nhiều họ chỉ muốn làm giàu, có tiền thật nhiều hơn là làm gi cho xã hội. Đôi lúc tôi thích những người trẻ thế hệ 9x này, nhưng tôi nghĩ xã hội Việt Nam ngày nay cần nhiều người có học thức du học trở về quên bản thân mình để mong xã hội tốt đẹp, hơn là lao đầu vào kiếm tiền. Có lẽ tôi đã khắt khe với họ quá. Tuổi trẻ bây giờ chỉ mong sau này có tiền tài danh vọng. Đó không phải là điều xấu xa. Đó là phấn đấu để sống còn ở quanh ta hôm nay mà thôi.
Tôi đã dương cao được lá cờ trên đỉnh Fansipan. Lá cờ vàng ba sọc đỏ ngày xưa hai bà Trưng Trắc, Trưng Nhị cũng đã dương cao khi đi đánh quân tàu. Lá cờ đầy ý nghĩa, màu vàng tượng trưng cho da vàng Đất Việt, ba sọc cho ba miền Nam, Trung, Bắc. Tôi yêu lá cờ quốc gia đó. Tôi mong một ngày chính thể có thể thay đổi và người Việt Nam ở Việt Nam sẽ hiểu ra rằng lá cờ đỏ sao vàng, cờ chỉ là lá cờ theo Trung Quốc mà thôi, nó chẳng mang một ý nghĩa nào cả. Có lẽ điều đó còn rất lâu mới làm được nếu thi thể ông Hồ còn nằm đó trong bảo tang giữa lòng Hà Nội. Điều đau buồn là quân tàu đã tàn phá đất nước Việt Nam, tại sao chúng ta vẫn cứ bám gót họ khi cả khối Đông Âu cộng sản đã tan rã ở Nga. Tượng hình Lenin, Lê Mark đã kéo sập đổ. Bức tượng Balinh cũng đã ngã. Vậy mà lòng người cộng sản Việt Nam không thay đổi được.
Theo dọc đường cong của đất nước Việt Nam, nơi nào còn lá cờ đỏ sao vàng thì nơi đó còn nghèo đói.
Lời cuối cho cuộc hành trình leo Fan:
Lá cờ tổ quốc: “ tôi người Việt Nam quốc gia đã đến Fansipan, … lá cờ vàng đã ngạo nghễ bay trên nóc nhà Đông Dương”.
Mãn Nguyện !
Eve…

0 nhận xét:

Đăng nhận xét