Thứ Bảy, 14 tháng 6, 2014

Viết blog cho tự do ở Việt Nam

LTCGVN (14.06.2014)

The New Yorker -Một vài năm trước khi ông bị bắt, vào năm 2012, tôi đã trao đổi e-mail với blogger Việt Nam Lê Quốc Quân, một luật sư tại Hà Nội là người bắt đầu viết blog vào năm 2005. Ông nói với tôi rằng bài đầu tiên của mình, chỉ có một câu, như sau: “Ôi tôi muốn nói với Tổ Quốc Việt Nam của tôi”
Trong khi đang viết cuốn sách của tôi về bất đồng chính kiến trên Internet trong thế giới Cộng Sản và hậu Cộng Sản, tôi đã phỏng vấn các blogger tại Trung Quốc, Cuba, và Nga mà, giống như Quân, muốn kể những câu chuyện đã không được xuất hiện trong các phương tiện truyền thông mà nhà nước kiểm soát.
14061400
Quân, có sự nghiệp viết blog bắt đầu trong một cửa hàng nhỏ sửa chữa máy tính và bán phần mềm lậu, đã viết về nhiều chủ đề, trong đó có tham nhũng, biểu tình chống Trung Quốc, và việc bắt giữ luật sư nhân quyền nổi tiếng Lê Công Định. Trong năm 2012, không lâu sau khi đăng một bài báo chỉ trích bản dự thảo hiến pháp của Việt Nam, Quân đã bị bắt vì tội trốn thuế một trong những vụ xử đã được dư luận xem như là động cơ chính trị. Ông đã bị kết án ba mươi tháng tù giam, ông vẫn còn bị giam tới ngày hôm nay.
Tháng trước, blogger Việt Nam nổi tiếng Nguyễn Hữu Vinh và phụ tá của ông là Nguyễn Thị Minh Thúy, cả hai đã bị bắt vì lạm dụng “tự do dân chủ.” Human Rights Watch gọi các vụ bắt giữ này là một “hành động nhạo báng và lạnh lùng.”

Những trường hợp này đã vẽ lên một bức tranh ảm đạm về tự do Internet ở Việt Nam, một quốc gia ngăn chặn các trang web và theo dõi cư dân mạng. Internet đã đến Việt Nam trong những năm một chín chín mươi, và việc sử dụng nó đã phát triển nhanh chóng từ đó. Theo số liệu từ năm 2013, hơn một phần tư người Việt Nam cho biết họ đã sử dụng Internet trong tuần qua. Chính phủ Việt Nam, trong nổ lực để kiềm chế giới bất đồng chính kiến đã phản ứng bằng cách ban hành các luật lệ hạn chế nội dung trực tuyến, nhưng cơ quan chức năng không thể hoàn toàn kiểm soát sự lan truyền về thông tin.
Ngô Nhật Đăng, một nhà báo độc lập tại Hà Nội, nói với tôi rằng thật dễ dàng để luồn lách các luật lệ kiểm duyệt. Người ta “chuyền miệng để truyền bá kiến thức về luồn lách, vì vậy khi một người bị ngăn chận thì có người khác đến giúp vậy thôi,”..
Chính phủ Việt Nam cũng có lúc chặn Facebook, trong đó, theo một số ước tính, đã có hơn 22 triệu người sử dụng tại Việt Nam. Mặc dù việc kiểm soát tương đối yếu, nhưng chính quyền Việt Nam dường như chưa sẵn sàng để cho các phương tiện truyền thông xã hội mạng này hoạt động hoàn toàn tự do. Đảng Cộng Sản, đặc biệt lo lắng về việc tự do hội họp và sức mạnh thúc đẩy hành động tập thể của Facebook.
Mối lo ngại đó đã nảy sinh ra trong những tháng gần đây, khi Facebook đã đóng một vai trò quan trọng trong các cuộc biểu tình chống Trung Quốc. Trong tháng Năm, việc triển khai một giàn khoan dầu trong vùng biển tranh chấp ở Biển Đông của Trung quốc đã gây ra các cuộc biểu tình lớn tại Việt Nam. Lúc đầu chính phủ chấp nhận các cuộc biểu tình nhưng sau đó lại đàn áp một khi người biểu tình trở nên bạo động, phá hủy các nhà máy và dẫn đến một số trường hợp tử vong và nhiều người bị thương.
“Blog và phương tiện truyền thông xã hội đóng một vai trò quyết định trong việc tổ chức các cuộc biểu tình,” blogger JB Nguyễn Hữu Vinh nói với tôi. Bởi vì thông tin bị kiểm duyệt và phương tiện truyền thông bị nhà nước kiểm soát chặt chẽ, các blog và các phương tiện truyền thông xã hội là cách duy nhất “để ngay lập tức phổ biến thông tin phản đối và thông báo cho cộng đồng cư dân mạng.” Khi đảng đối lập, bị cấm, Việt Tân, đăng thời gian và địa điểm của một cuộc biểu tình chống Trung Quốc trên Facebook, cập nhật có hơn 35.000 thích. Một bài nữa của Việt Tân đăng “Tổ quốc của chúng ta bị đe dọa, xin đừng thờ ơ” nhận được 250.000 thích. Một số đến từ bên ngoài Việt Nam, tất nhiên, nhưng đại diện Việt Tân tin rằng hầu hết đến từ bên trong; họ nói rằng khoảng chín mươi phần trăm của gần 170.000 bạn Facebook của họ đến từ trong nước.
Phương tiện truyền thông xã hội tại Việt Nam không chỉ giới hạn ở việc tổ chức các cuộc biểu tình quy mô lớn. Nó cũng còn giúp những người dân đen áp buộc trách nhiệm cho các quan chức. Các nhà hoạt động dân chủ Việt Nam nói với tôi về một sự việc, trong năm 2011, khi một nhân viên cảnh sát mặc thường phục đạp vào đầu của một người biểu tình trong cuộc biểu tình. Một người nào đó quay được thời điểm này trên video, và sau đó được lan tràn trên Internet. Nhân viên đó nghe nói đã bị đình chỉ việc làm. Các nhà hoạt động dân chủ đã đưa ra sự việc này để làm nổi bật sức mạnh của truyền thông xã hội tại Việt Nam.
Ở những quốc gia mà các quan chức nhà nước kiểm soát việc báo cáo, mạng Internet cũng có thể giúp thúc đẩy tính minh bạch. Trong một chương về Việt Nam trong cuốn sách “Sức Mạnh Nhà Nước 2.0,” Catherine McKinley và Anya Schiffrin mô tả một sự việc, vào năm 2012, khi cảnh sát và nhân viên bảo an sắp sửa cưởng chế khoảng một nghìn nông dân ra khỏi đất đai của họ để mở đường cho công trình phát triển khu nhà ở cao cấp. Tin tức về việc giải phóng mặt bằng đã bị cấm, nhưng câu chuyện được tường trình trực tuyến trên các blogs. Ngày hôm sau, các cơ quan báo chí, đã bị “ép phải viết các bài trả lời các câu hỏi của độc giả đã theo dõi trực tuyến vấn đề này,” bắt đầu viết các bài xã luận liên quan đến tham nhũng của chính phủ về các vấn đề đất đai. “Ở Việt Nam, bạn không thể có các tổ chức độc lập,” Duy Hoàng, đại diện đảng Việt Tân, nói với tôi. Bây giờ, người ta “có một xã hội dân sự hoạt động trực tuyến.”
Các nhà bất đồng chính kiến được khích lệ bởi sự hiểu biết rằng họ không chiến đấu một mình. Ngô Nhật Đăng, một nhà báo độc lập, nói: “Bạn biết rằng nếu bạn bị bắt, sẽ có một mạng lưới những người chăm sóc gia đình bạn, những người sẽ đến thăm bạn ở trong tù, và điều này làm cho mọi người cảm thấy được yêu thương và bớt sợ hãi.” Đăng nói rằng các vụ đàn áp giới viết lách không phải là mới. Sự khác biệt bây giờ là, nếu có điều gì xấu xảy ra với bạn, những người đang theo dõi bạn trực tuyến sẽ biết ngay.
Liệu phương tiện truyền thông mạng xã hội sẽ tạo ra một Mùa Xuân Việt Nam? Không nhất thiết. Internet tự nó sẽ không mang lại nền dân chủ cho Việt Nam hay bất cứ nơi nào khác có cùng vấn đề, nhưng chúng ta không nên đánh giá thấp sức mạnh của nó để thay đổi cuộc sống của người dân đen Việt Nam. Các nhà hoạt động dân chủ trực tuyến mà tôi đã nói chuyện qua có một đức tin đáng ngạc nhiên đối với những đại lộ thông tin đã được mở ra với họ thông qua Internet.
Một số người cho rằng các vụ bắt giữ các blogger gần đây có khả năng làm cho mọi người giận dữ hơn, và có thể truyền cảm hứng cho những tiếng nói bất đồng chính kiến trực tuyến mới. Như Quân, hiện đang bị giam giữ ,từng nói một vài năm trước khi bị bắt: “Trong một xã hội mở, mọi người cảm thấy tự do để viết blog. Trong một xã hội bị chặn, chúng tôi viết blog để được tự do hơn.”
Emily Parker,
Tác giả là một nhà nghiên cứu tại New America Foundation, là tác giả của “Bây giờ tôi biết ai là đồng chí của tôi: Những tiếng nói từ thế giới ngầm Internet”
Ngày 3 tháng 6, 2014.
Nguồn: http://www.newyorker.com/online/blogs/elements/2014/06/blogging-for-freedom-in-vietnam.html

0 nhận xét:

Đăng nhận xét