Chủ Nhật, 27 tháng 1, 2013

SN CHÚA NHẬT THỨ BA THƯỜNG NIÊN: Sứ Mạng Chúa Ki-Tô Và Sứ Mạng Giáo Hội


CHÚA NHẬT THỨ BA THƯỜNG NIÊN

NƠ-KHE-MI-A 8,2-4. 5-6. 8,10 ; CÔ-RIN-TÔ 12,12-30 ; LU-CA 1,4-4 ; 4, 14-21 

Sứ Mạng Chúa Ki-Tô Và Sứ Mạng Giáo Hội 



Khi khởi đầu Tin Mừng của mình, Thánh Sử Lu-ca kể lại làm thế nào Chúa Giê-su tỏ thái độ và nói những lời Ngài đã nói trong Hội Đưòng. Qủa Chúa Giê-su có một chủ ý xác thực trong đầu. Thánh nhân muốn trình bày Chúa Giê-su là ai, cùng công bố về sứ mạng của Ngài cho muôn dân biết. Để rồi từ đó, thánh Lu-ca trích lại đoạn sách của Ngôn sứ I-sai-a, nói về Đấng Messia, tức Đấng Cứu Thế, tức Chúa Ki-tô. Và Đấng Cứu Thế , thì được Chúa Thánh Thần xúc dầu thánh cho, và xác quyết việc xức dầu thánh sẽ là những dấu chỉ Vương Triều của Chúa đang đến : Có nghĩa là Tin Mừng được công bố cho những người nghèo khó, giải thoát các tù nhân, cho các người mù được sáng, giải phóng người bị áp bức cùng xích xiếng, loan báo một năm hồng ân, thi ân giáng phúc cho hết toàn dân. 

Thế đó, đi vào đoạn sách Ngôn Sứ I-sai-a đây và sự việc Chúa Ki-tô bắt đầu công khai sứ mạng mình, chính là sợi dây liên hệ giữa Cựu Uớc và Tân Uớc. Vâng Chúa Ki-tô là Đấng Cứu Độ loan báo sự việc trên, và bởi sự hiện diện của Ngài, Lời Ngài và hành động của Ngài, Chúa Ki-tô khai mạc cho thời đại mới, mà kể từ bấy lâu nay dân chúng đặt niềm khao khát cùng hy vọng và mong chờ. 

Đọc những trang Tin Mừng của Thánh Sử Lu-ca, thánh nhân sẽ dẫn cho chúng ta thấy sự chính xác cùng tương hợp của việc khởi đầu loan báo Tin Mừng này, hầu giúp người ta có thể hiểu được như một chương trình hành đông được đặt vào công trình của Thiên Chúa. 

Suốt tháng năm dài mục vụ của mình, Chúa Giê-su chữa lành biêt bao bệnh tật, an ùi cùng nâng đỡ và ủy lạo các kẻ đau khổ, rồi giải thoát cho những người bị tội lỗi xích xiếng. Công việc cứu độ của Chúa Giê-su sẽ đạt đến tột cùng trong những ngày Ngài chịu thương khó cùng sự sống lại vinh hiển của mình. Sự giải phóng dân chúng chắc chắn sẽ tạo được Nuớc Ngài (Vương Triều) , được thiếp lập giữa lòng thế gian này. 

Đẹp thay tất cả các công trinh ấy đã xãy ra cùng trải qua hơn 2000 ngàn năm khi Chúa Giê-su đã đến với trái đất chúng ta. Thế nhưng, thiên hạ vẫn nói thế giói vẫn còn hằng tỷ người nghèo đói, vô số trăm triệu tù nhân đau khổ, biết bao triệu người mù và phung cùi, hẳng triệu triệu người bị áp bức bất công. Vả nữa, cũng như trên địa cầu nay, luôn luôn có hằng triệu người sống không có mái nhà trú thân, không niềm vui, không hy vọng, không thấy được ánh sáng tình người… 

Tình trạng nhân loại hiện thực như những điều nói trên. Tuy thực tế như vậy, song không thể đưa chúng ta đến một cái nhìn ngờ vực về công trình của Chúa Giê-su, và có những lời xét đoán cùng phán nghi tiêu cực về thành tích toàn mỹ của Chúa Giê-su. Tình trạng thế giới hiện thực này, lý hơn chúng ta cần nhìn lại lương tâm mình, nhìn lại bổn phận và ý thức trách nhiệm mà chúng ta thụ lãnh nơi Chúa. Chúng ta là các môn đệ Chúa Giê-su. Chúng ta là chi thể của Ngài, là thành phần của Giáo Hội Ngài. Với danh hiệu chúng ta nhận lãnh cùng sự tín thác của Chúa Trời dành cho ta, để ta tiếp tục theo đuổi công việc của Ngài, và tiếp tục hiện tại hóa thông điệp của Chúa Ki-tô. 

Chúa Giê.su là Người dã gieo mầm đầu tiên, thì ở trong Giáo Hội chúng ta là người nối tiếp đi gieo giống với Ngài. Chứa Giê-su là vi đại Danh Y tiên khởi đã chữa lành cho biết bao người bệnh tật. Ngài đã ban lại sức khỏe , sự bình phục cho bao ngưòi mù, phung hủi, loạn huyết, què quặt, động kinh cùng nuôi sống cho vô số người đói khát. Chúa Giê-su đã giải thoát cho biết bao con tim. Ngài đã đi tiên phong trong mọi công việc trần thế. Đến phần chúng ta cứ thế theo đuổi công viẹc cho Ngài. 

Lời nói hy vọng này xưa kia Chúa Giê-su đã dõng dạc nói ở trong Hội Đường tại Na-gia-rét vói người Do Thái. Hôm nay đã ứng nghiệm Lời Thánh Kinh qúy vị vừa nghe đó (Luca 4,29). Lời Chúa phán với dân Do Thái xưa vể sứ mạng cứu thế của Ngài, cũng là Lời Chúa dành cho sứ mạng cứu độ, cứu người của chúng ta., để chúng ta tiếp tục công việc cứu thế với Ngài trong thế giới này. Vói tất cả sức mạnh cùng nghị lực và tất cả sự xác tín thích hợp cho công việc, chúng ta hành động. 

Mỗi một Chúa Nhật chúng ta cử hành Thánh Lễ và thực hành công việc loan báo Tin Mừng. Thế nhưng chưa hội đủ việc loan báo, bởi Tin Mừng chỉ được rao giảng trong bốn bức tường của ngôi Thánh Đường. Những gì luân chuyển trong các thánh đường thì không phải là là mục đích ý Chúa. Vì sau khi rao giảng trong Hội Đường Do Thái, Chúa Giê-su đã đi rao giảng Tin Mừng trong các làng xã cùng các thành phố của quê hưong Ngài. Và ở các nơi đó, Chúa Gie-su chỉ có rao giảng. Nhờ vậy Thông Diệp Tin Mừng của Ngài, Ngài đã làm cho nó thực tại hóa. Chúng ta đã thấy Chúa Giê-su chữa lành cho các người bệnh tật, Ngài đã ban lại sự sáng cho các ngưòi mù, Ngài chữa lành cho các anh què đi lại được. Thường thường Chúa Giê-su ban cho những dấu chỉ cụ thể rất xác thục những lời Ngài đã tuyên bố. Những việc làm của Chúa Giê-su xác nhận cho lời nói mình, và làm cho thiên hạ đáng tin vào thông điệp của Ngài. 

Do đó, Giáo Hội không thể hành động một cách khác. Giáo Hội phải bắt chưóc Thấy mình. Những lời Tin Mừng được rao giảng tại Giáo Đường, thì Tin Mừng cũng được rao giảng trên các đường phố, ở nơi làng mạc cùng thị xã, đô thị đông dân. Khi rao giảng trong cac đường phố, làng xóm, thị thành, với tràn sức sống, Tin Mừng đói hỏi chúng ta những hành động cụ thế đi đôi với lời loan báo, hầu tạo cho quần chúng khả tin vào Thông Điệp của Chúa Cứu Thế. 

Khi chúmg ta nói ở đây về Giáo Hội, là thân thể của Chúa Ki-tô, tất chúng ta cần phải nghĩ đến các anh chị em mình, là chi thể cùng phần tử của Gíáo Hội. Tuy nhiên cón chính xàc hơn, từ Chúa nhật này đến Chúa nhật nọ, chúng ta nghĩ đến qúy anh chị em ta hội tụ lại trong một ngôi Thánh Đường này, để lắng nghe công bố Lời Chúa và đưọc nuôi dưỡng bằng Bánh Thánh Chúa Ki-tô trao ban. 

Qủa thực Lời Chúa anh chị em chúng ta nghe đây, thì mỗi người đều tiếp nhận Lời Ngài cùng cảm nhận rằng Lời Chúa ấy liên hệ đến cá nhân tôi. Lúc tôi lằng nghe Lời Chúa, tôi hằng ý thức mình cảm nhận bằng cách nào đó : như tôi là người bệnh, mù lòa, tật nguyền, tù đày hay nghèo khổ vv.. Tôi tin chắc rằng mình ở trong hoàn cảnh đó, nhất là tôi tin vào Chúa Ki-tô, chính ngày hôm nay Ngài có thể thực hiện trong tôi công việc cứu độ của Ngài. 

Vẫn còn hơn thế nữa! Tôi cũng phải tin nhận rằng trong lúc đón nhận Lời Chúa và Bánh Hằng Sống của Ngài trao ban, thì tôi trở nên một con người khác. Trên con người khác đó của tôi Chúa Ki-tô nuôi hy vọng cùng tin tưởng các công việc của mình hằng luôn đưọc diễn tiến tốt đẹp khắp nơi trong thế giới này. Khắp nơi mà ở đó có người đau khổ, khắp nơi mà ở đó có người tật nguyền bệnh hoạn, mà ở đó có người thất vọng chán chường, cũng ở đó có người đang sống trong bóng tối và lầm lạc. Chính qua tôi, chính qua Giáo Hội mà tôi là thành phần, là chi thể, còn Chúa hiện thực tác động cùng hành động. Như lời thánh Phao-lô nhắc nhờ rằng « tất cả chúng ta đều được chịu Phép Rửa để trở nên một thân thể » (1Côrintô 12,13). 

Trong một thân thể, mỗi một anh chị em chúng ta đều có một vai trò. Tất cà anh chị em không cùng một chức vụ, thế nhưng tất cả phải thực thi một chức vụ. Chức vụ đó chúng ta đã được Chúa tín thác, nếu không thân thẻ bị bệnh hoạn, và không tạo ra được gì như nó phải có. Qủa chính đơn giản để hiểu, tuy nhiên chúng ta rất khó khăn để áp dụng cụ thể. Lý do, vì chủ nghĩa cá nhân, sự ích kỳ luôn hiện diện cùng ta. Sự ích kỷ rình mò cùng phá vỡ những hăng say và tận hiến cao thượng của chúng ta. 

Ngày hôm nay, chúng ta cần can đảm đưa ra một mảnh đất cụ thể, hầu chúng ta cố gắng làm vang dội Tin Mừng, và tão nên những dấu chỉ sự hiện diện của Chúa Ki-tô cùng ơn cứu độ của Ngài nơi môi trường ta sống. Nơi môi trường đó có thể là nhà chúng ta, nơi làm viêc, nơi văn phòng hay hảng xưởng. Nơi môi trường dó có thể bao hàm giáo xứ chúng ta, khu phố và làng xóm ta, hoặc là trong một nhóm hội đoàn thực thi việc bác ái cùng công bình, hay nữa là hội đoàn bảo vệ công lý, hay là hội đoàn giúp người tàn tật, giúp kẻ vô gia cư, trẻ em bụi đời sống hè phố, hay nữa các hội đoàn kiến tạo hoà binh cùng bênh vực nhân quyền và phẩm giá con người. Những mảnh đất này, qua đó Tin Mừng phải được gieo mầm và không thể thiếu được. 

Vậy ai là người làm sứ mạng gieo mầm Chúa tin cậy cùng giao phó cho ? Thưa chính chúng ta, mỗi một anh chị em chúng ta đây, là những người đủ yếu tố ra đi gieo giống Tin Mừng cho Chúa. 

Theo Lời Chúa phán « chính hôm nay đã ứng nghiệm Lời Thánh Kinh ». Phần chúng ta, chúng ta mỗi người phải thực hiện làm sao cho Lời Chúa ứng nghiệm nơi bản thân mình như thế. Amen! 

Lm. Phêrô Lê Quang Dũng
Tác giả gửi trực tiếp cho LTCGVN

0 nhận xét:

Đăng nhận xét