Chủ Nhật, 1 tháng 7, 2012

Bàn về cuộc gặp cử tri với ông Chủ Tịch Nước




LTCGVN (01.07.2012) – Sài Gòn – Trong tuần vừa qua, nổi bật trên những thông tin được đăng trong nước và nước ngoài là về việc ông Chủ Tịch Nước CHXHCNVN Trương Tấn Sang gặp gỡ cử tri. Qua những các cuộc gặp gỡ với cử tri  hai quận,với UB Mặt trận Tổ quốc ở TP HCM và trả lời phỏng vấn của báo chí, cho thấy những câu nói của ông kỳ này có phần mạnh mẽ và cụ thể hơn câu nói lúc ông mới nhận chức vụ Chủ Tịch nước.
“Trước đây chỉ một con sâu làm rầu nồi canh, nay thì nhiều con sâu lắm. Nghe mà thấy xấu hổ, không nhẽ cứ để hoài như vậy. Mai kia người ta nói một bầy sâu, tất cả là sâu hết thì đâu có được. Một con sâu đã nguy hiểm rồi, một bầy sâu là ‘chết’ cái đất nước này”
Thấm thoát đã qua một năm kể từ ngày ông nhậm chức và phát biểu câu nói trên. Người dân chúng tôi nghe ông nói cảm thấy phất lên một niềm hy vọng dù rằng đã quá hiểu sự dối trá, lừa lọc của chế độ cộng sản qua vài chục năm sống. Nhưng vẫn cứ hy vọng dù rất mong manh như chủ nghĩa xã hội đang mỏng mảnh trên toàn thế giới. Nhìn lại một năm sau câu nói của ông vẫn chưa thấy ông diệt được con sâu nào cả.
Truy cập trên các trang web để  thấy quyền lực và trách nhiệm của Chủ Tịch Nước CHXHCNVN được ghi như sau:
  1. Công bố hiến phápluậtpháp lệnh
  2. Thống lĩnh các lực lượng vũ trang nhân dân và giữ chức vụ chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh
  3. Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó Chủ tịchThủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao
  4. Căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội hoặc của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướngBộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ
  5. Căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội hoặc của Ủy ban thường vụ Quốc hội, công bố quyết định tuyên bố tình trạngchiến tranh, công bố quyết định đại xá
  6. Căn cứ vào nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, ra lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ; ban bố tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương
  7. Đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét lại pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội về các vấn đề quy định tại điểm 8 và điểm 9, Điều 91 trong thời hạn mười ngày kể từ ngày pháp lệnh hoặc nghị quyết được thông qua; nếu pháp lệnh, nghị quyết đó vẫn được Ủy ban thường vụ Quốc hội biểu quyết tán thành mà Chủ tịch nước vẫn không nhất trí, thì Chủ tịch nước trình Quốc hội quyết định tại kỳ họp gần nhất
  8. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Chánh án, Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao, Phó Viện trưởng, Kiểm sát viênViện Kiểm sát Nhân dân Tối cao
  9. Quyết định phong hàm, cấp sĩ quan cấp cao trong các lực lượng vũ trang nhân dân, hàm, cấp ngoại giao và những hàm, cấp khác; quyết định tặng thưởng huân chươnghuy chương và danh hiệu vinh dự Nhà nước
  10. Cử, triệu hồi đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Việt Nam; tiếp nhận đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước ngoài; tiến hành đàm phán, ký kết điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam với người đứng đầu nước khác; quyết định phê chuẩn hoặc tham gia điều ước quốc tế, trừ trường hợp cần trình Quốc hội quyết định
  11. Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, cho thôi quốc tịch Việt Nam hoặc tước quốc tịch Việt Nam
  12. Quyết định đặc xá
(Nguồn Vikileak)
Như vậy quyền lực của ông rất lớn trong đó có điều 3 Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm tới cả Thủ tướng, Tòa Án ,Viện Kiểm sát.Nói chung là cả hai nghành Tư pháp và Hành Pháp, Quân đội, Công an. Lẽ đương nhiên ông còn thêm vai trò không nhỏ là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên trung ương Đảng
Nói chung ông Chủ tịch phản ứng và nói nhiều mặt tiêu cực của cán bộ đảng, nhà nước. Người viết chỉ tóm tắt lược trích vài nội dung  và với tư cách một công dân, xin được phản ảnh, nhận xét ngắn gọn vài sự kiện liên quan tới điều ông Chủ tịch đã nói với cử  tri và trả lời phỏng vấn của báo chí như sau:
1. Ông phê bình về việc bổ nhiệm Dương Chí Dũng từ Vinalines sang Cục Hàng hải nhắm ý vào ông Thủ Tướng Dũng rằng: “Quy trình được xây dựng là để lựa chọn những con người có đức, có tài, không phải để chọn những con người hư hỏng.” “Ở đây cũng cần xem thấu đáo có phải do không biết các sai phạm trước đó hay do bao che nhau.” Ông nói tiếp: “Ðương nhiên người ký quyết định bổ nhiệm trường hợp như thế phải chịu trách nhiệm.”
Và răn đe: “Trong quá trình kiểm điểm theo tinh thần của nghị quyết trung ương 4 tới đây chắc chắn những trường hợp như thế sẽ được làm rõ.” Về vụ Vinalines nó đã được báo động từ lâu đến nay người đứng đầu vụ việc bỏ trốn (bịt đầu mối) tôi nghĩ đến bây giờ ông mới lên tiếng có chận trễ quá không? Liệu rằng sẽ còn bao nhiêu vụ khác tiếp diễn ?
2. Ông xin lỗi vì đã để người dân ,đảng viên sợ không dám lên tiếng. Xin được nêu lên vài sự kiện điển hình đã xảy ra trong năm mà với quyền lực, trách nhiệm của Chủ tịch nước ông thừa khả năng can thiệp.
- Nhà báo Hoàng Khương vẫn còn đang bị bắt giam vì lên tiếng chống công an tham nhũng. Anh đã bỏ công, bỏ của để minh chứng cụ thể cho sự việc. Một anh sinh viên theo dõi sự việc và có ý kiến lập luận: “Có thể ví anh Hoàng Khương là một vai diễn đạt trong việc đưa hối lộ vì đã đánh lừa được 2 CSGT để nhằm mục đích duy nhất là lấy bằng chứng cho hành vi mãi lộ, sao lai bị tội phải tù.? Thường người ta xem phim dù diễn viên đóng vai ác hay lành gì thì chỉ cần đạt mục đích làm cho người xem xúc động với nhân vật là thành công. Sự việc đơn giản và dễ hiểu vậy mà đến quốc tế họ lên tiếng phản đối ông Chủ Tịch Nước vẫn im lặng”.
- Chị Bùi Hằng và một số người yêu nước tuần hành phản đối Trung quốc xâm lược. Công an bắt, đánh đập giam cầm trái pháp luật đã có đầy đủ sự kiện, hình ảnh. Phải đợi đến khi cộng đồng mạng, quốc tế lên tiếng can thiệp mới thả chị. Cù Huy Hà Vũ, Trần Huỳnh Duy Thức và nhiều người khác nói những điều nhằm xây dựng đều đã bị đưa ra tòa xét xử không đúng quy định của pháp luật. Có đầy đủ những hình ảnh, tường thuật trên các trang báo, mạng internet, nhưng đến nay vẫn chưa thấy ông Chủ Tịch trả lời với cử tri. Bà cụ Lê Hiền Đức, người từng được Tổ chức Minh bạch thế giới trao tặng bằng khen.Có tới hàng ngàn đơn thư của người dân oan tin tưởng gởi cho bà nhờ bà giúp. Mới đây, bà cũng đã bị văn phòng Bộ 4T xử đẹp và đài truyền hình VN làm videoclip vu khống. Hệ thống thông tin mạng lại minh chứng hoàn toàn khác với những gì Đài THVN, sao ông Chủ Tịch không ghé thăm tìm hiểu để nghe bà nói.
Trăm nghe không bằng một thấy, việc ông Chủ Tịch xin lỗi và mong muốn người dân không im lặng thì việc đầu tiên có lẽ ông cần làm là ra lệnh thả ngay những người yêu nước trên và xử trảm những kẻ cố tình làm sai trái với pháp luật.
3. Ông Chủ Tịch nói: “Tôi không thấy có những lời lẽ nào khó nghe, mà thậm chí tất cả đều là những lời cần nghe. Tôi muốn nghe sự thật chứ không phải đến và mất thời gian để nghe những lời hoa mỹ, không đúng sự thật”.
Nếu chỉ trong phòng họp gặp cử tri thì ai cũng biết, những người được vào phòng họp gặp ông Chủ Tịch đều đã được (tuyển chọn), ngay cả câu hỏi cũng đã được trình trước cho ông để nhằm mục đích chính trị và sau đó được báo đài (dưới sự quản lý của Nhà nước) phát hành rộng rãi cho trong nước và quốc tế nhằm xoa dịu sự bất mãn trong xã hội đang xuống cấp trầm trọng ở mọi lãnh vực kinh tế, đạo đức, giáo dục.v.v.. Chẳng ai dám nói điều xấu của ông chủ đang nuôi họ mà ông chủ này còn có cả một quyền lực của chính quyền độc tài có toàn quyền sinh sát.
Câu nói trên của ông (trong phòng họp gặp cử tri) nếu muốn đi vào cuộc sống của xã hội là ông hãy cho phát hành báo chí tư nhân và không ngăn chặn quyền tự do internet lúc đó ông sẽ nghe được sự thật của hàng ngàn dân oan mất nhà, mất đất, của những người tù oan sai, những cô gái bán thân nuôi gia đình, nạn nhân nạn buôn người,v.v…Ông sẽ có thêm nhiều người trợ giúp ông diệt bầy sâu mà không phải trả thù lao, sẽ không bị xếp vào hạng các quốc gia là kẻ thù internet và sẽ không phải mất thời gian để nghe những lời hoa mỹ, không đúng sự thật như ông mong muốn. Người dân họ nghĩ ông mới là người sợ sự thật và những điều ông nói chỉ là những điều hoa mỹ mỵ dân nhằm chuẩn bị cho mục đích nào đó sắp diễn ra.
Thực tế cho người ta thấy phần lớn những tiêu cực, sai trái của chính quyền các cấp đều  do cộng đồng mạng (tạm gọi những nhà báo lương tâm vì họ làm việc không thù lao) phát hiện và phổ biến, còn những nhà báo do Nhà Nước nuôi dưỡng họ đang bị ràng buộc bởi tiền bạc, danh vọng, kiểm duyệt của Đảng, Nhà nước nhằm duy trì cái hệ thống độc tài, độc đảng thì đâu có chuyện trung thực, nói thẳng nói thật cho ông Chủ tịch nghe được.
4. Đề cập đến vấn đề tham nhũng ông nói: “Tôi nghe khá nhiều dư luận về một số trường hợp cán bộ có thu nhập bất thường, sang tận Singapor mua hết biệt thự này đến biệt thự kia, nhưng cũng chưa có điều kiện để kiểm tra, kết luận thực hư như thế nào”
Ở cương vị ông mà còn chưa có điều kiện để kết luận được thực hư như thế nào thì làm sao diệt được tham nhũng, hèn chi sau một năm câu nói “bầy sâu” ông cũng chưa bắt được con sâu nào, và ông xác tín tiếp “tuy có đạt một số kết quả nhất định, song vẫn chưa đẩy lùi được tham nhũng, thậm chí có mặt còn nghiêm trọng hơn”.
Sau khi trả lời vài câu hỏi cử tri về những việc như: khai thác khoáng sản, mỏ vàng, bạc, titan .v.v.. để lại hậu quả ô nhiễm môi trường nghiêm trọng mà người dân phải gánh chịu, việc để cho người nước ngoài vào mọi địa bàn thu mua nông, hải sản, nuôi trồng không tuân thủ luật lệ của nhà nước, thao túng giá cả, gây thiệt hại cho người dân. Chuyện này hình như ông đón đầu những việc xảy ra là quốc hội bỏ phiếu luật biển. Trung quốc sẽ tiến hành những hành động chuẩn bị xâm chiếm và chắc chắn Việt nam sẽ phải loại bỏ câu khẩu hiệu 16 chữ vàng, 4 tốt của Đảng đã rêu rao từ sau cuộc chiến “biên giới 1979” nên ông nói khách quan:
“người nước ngoài vào Việt Nam mua sản phẩm, mở phòng mạch, nuôi cá… ngoài một số chấp hành pháp luật, cũng có một số không chấp hành pháp luật của Việt Nam.” Thực ra, những nhà trí thức đã cảnh báo, đặt ra việc Trung quốc chuẩn bị cho xâm lược Việt Nam bằng cách khai thác boxit, thuê rừng đầu nguồn từ rất lâu nhưng Đảng &Nhà nước đã dùng nhiều phương cách bịt miệng hoặc bắt giam.
5. Chuyển qua kênh tiền bạc ông Chủ Tịch nói đến việc kê khai tài sản của Cán bộ, đảng viên, công chức. Việc này khó à nha, vì ngăn chặn lấy cắp tiền còn chưa được, giờ còn đòi kiểm soát tiền trong túi họ. Việc này ông nói đúng. “Về lâu dài, phải hạn chế tối đa sử dụng tiền mặt trong các giao dịch để có thể khống chế, kiểm soát được các “giao dịch ngầm”, các khoản thu nhập không rõ nguồn gốc”.
Nhưng câu nói của ông Chủ Tịch bị mâu thuẫn vì nhằm vào lúc Nhà Nước đang tung một lượng tiền lớn thông qua các kênh tập đoàn kinh tế quốc doanh, cho doanh nghiệp vay, tăng lương.v.v.. để cứu bất động sản, kích cầu nền kinh tế đang giảm phát. Với lượng tiền 71 ngàn tỉ tung ra hàng tháng, lương chưa thấy tăng nhưng chỉ thị quy định pháp luật đã sửa đổi về việc hạn chế giao dịch vàng, đô la tiến dần tới việc Nhà nước quản lý kinh doanh độc quyền. Người dân nghĩ ngay đến việc Nhà nước dùng tiền đó nuôi các nhóm lợi ích (tư sản đỏ) để bảo vệ chế độ và thu gom đô để trả nợ nước ngoài vốn đã cao hơn núi.
6. Sau cùng ông Chủ Tịch đề cao, tin tưởng vào Nghị quyết Trung ương 4 rằng: “Trung ương đã cân nhắc rất kỹ về bộ máy chống tham nhũng cần được thay đổi và do Tổng Bí thư đứng đầu.”
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang ghi nhận kiến nghị của cử tri và nhấn mạnh: về trách nhiệm cá nhân của Thủ tướng và các thành viên Chính phủ, xung quanh vấn đề thất thoát, lỗ lãi của các tập đoàn, tổng công ty; vấn đề bổ nhiệm cán bộ…  trong quá trình kiểm điểm theo tinh thần của nghị quyết TƯ 4 tới đây chắc chắn sẽ được làm rõ. Bên cạnh việc kiểm điểm, sẽ có bỏ phiếu tín nhiệm những chức danh do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn. Đây là một cơ chế kiểm soát chặt chẽ cán bộ.  
“Tất cả chúng ta phải có trách nhiệm với đất nước, với Đảng, với nhân dân, với bộ máy này. Chúng ta đã phải đổ nhiều xương máu mới có được. Nên khi có dịp nói thì hãy nói một cách trung thực, nói rất thẳng, dù lời thật mất lòng”.
Thiên tai, hay nhân tai đây? Vì từ hồi Nhà nước XHCN hình thành trên đất nước Việt Nam tới nay, câu Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ để làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động trong xã hội, thì người dân Việt Nam có thực sự làm chủ hơn so với người dân ở các nước tư bản bóc lột hay không, thì đến nay tự họ cũng đã biết và Đảng cũng tự trả lời được rồi. Đảng mất đi cái quyền độc tài về thông tin từ hồi có internet và mở cửa kinh tế tư sản để tránh cái đói như Cộng hòa bắc Triều Tiên. Bây giờ, ông Chủ Tịch lại bảo giao cho ông TBT Đảng lo luôn cái vụ chống tham nhũng của cán bộ, nhân viên Nhà nước.
Ai cũng biết để tham nhũng được thì phải có quyền, mà những người có quyền là những người có cái mác Đảng. Trong mọi hoạt động hành chánh, kinh tế, xã hội những người có quyền đều phải là đảng viên. Vì thế hệ thống tham nhũng hôm nay là ở đảng mà ra, nó đang làm đất nước đứng trên bờ vực thẳm. Theo nghị quyết TW 4 sẽ giao thêm quyền cho Đảng chống tham nhũng chẳng khác gì vừa đá bóng vừa thổi còi.
Hãy giao quyền đó thực sự vào tay nhân dân vì chính người dân đang là nạn nhân của tham nhũng.
Thanh Đạm
Nguồn: VRNs

0 nhận xét:

Đăng nhận xét