1

www.luongtamconggiaovietnam.blogspot.com

2

www.luongtamconggiaovietnam.blogspot.com

3

www.luongtamconggiaovietnam.blogspot.com

4

www.luongtamconggiaovietnam.blogspot.com

5

www.luongtamconggiaovietnam.blogspot.com

Thứ Năm, 31 tháng 1, 2013

Việt Nam không cải thiện gì về tự do báo chí trong năm 2013



Defend the defender – Tở chức Nhà báo không biên giới cho biết tình trạng vi phạm tự do báo chí trong năm 2013 tiếp tục gia tăng. Chỉ có ba nước châu Á nằm ở phần 25% đầu bảng, trong khi 15 nước khác nằm trong số 45 nước cuối bảng . Không có gì đáng ngạc nhiên khi các chính phủ độc tài độc đảng thể hiện rõ hơn bao giờ hết trong số những kẻ săn mồi tự do báo chí và suy nhược ở dưới cùng của bảng.
Cuộc cách mạng báo chí của Miến Điện
Miến Điện đã trải qua những thay đổi ngoạn mục vào năm 2012 và chuyển lên vị trí 151, tăng 18 bậc, nhảy lên phía trước bỏ các bạn đồng sàng thuộc giới đàn áp phương tiện truyền thông. Không còn có bất kỳ nhà báo hay nhà bất đồng chính kiến online trong các nhà tù của chế độ độc tài quân sự cũ. Cải cách lập pháp chỉ mới bắt đầu nhưng các bước đã được thực hiện bởi chính phủ ủng hộ phương tiện truyền thông, chẳng hạn như chấm dứt kiểm duyệt trước và cho phép các tổ chức truyền thông lưu vong quay trở về, là những bước đi quan trọng hướng tới tự do đích thực của thông tin.

Đảng Dân chủ Việt Nam trao đổi về sửa đổi hiến pháp tại Việt Nam


Sài Gòn - Chào quý vị, nhà cầm quyền Việt Nam đang kêu gọi toàn dân góp ý trong bản sửa đổi Hiến pháp năm 2013. Nhân sự kiện này chúng tôi có mời các chính đảng và trí thức tham gia các cuộc phỏng vấn về vấn đề sửa đổi Hiến pháp. Hôm nay mời quý vị theo dõi cuộc trả lời phỏng vấn của cô Hoàng Lan, đại diện Ban nghiên cứu pháp luật đảng Dân Chủ Việt Nam về vấn sửa đổi Hiến pháp này.

Thomas Việt: Chào cô Hoàng Lan, đại diện Ban nghiên cứu pháp luật đảng Dân Chủ Việt Nam, như cô đã biết Đảng Cộng sản Việt Nam vừa rồi có công bố bản ”Dự thảo Hiến pháp sửa đổi năm 2013“ và đang mời gọi toàn dân đóng góp ý kiến. Tôi cũng thấy Đảng Dân chủ Việt Nam đưa ra “Bản đề xuất khung soạn thảo hiến pháp của toàn dân“ cách đây cũng không lâu. Cô có thể cho biết những điểm chưa khóp của hai văn bản này là như thế nào?
Hoàng Lan, Đảng Dân Chủ Việt Nam: Bản dự thảo sửa đổi hiến pháp của Đảng Cộng sản Việt Nam, dù có vài thay đổi nhỏ, vẫn giữ nguyên nền tảng chuyên chính theo mô hình Xô-viết: hiến định hóa độc quyền chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam và chế độ chuyên chính vô sản, cơ chế dân chủ tập trung, hình thức sở hữu toàn dân và làm chủ tập thể. Như nhiều trí thức trong và ngoài nước đã lên tiếng, bản dự thảo này có nhiều dấu hiệu bóp nghẹt nhân quyền, với các quy định cấm “lợi dụng các quyền tự do dân chủ” hay mập mờ “nhân dân có quyền… theo quy định của pháp luật”. Đặc biệt, bản dự thảo này tiếp tục né tránh việc trả lại quyền làm chủ cho nhân dân, cụ thể là qua việc giữ nguyên điều 4, không quy định trưng cầu dân ý để phúc quyết hiến pháp, và duy trì hình thức sở hữu toàn dân. Hiến pháp là nền tảng tối quan trọng để xây dựng quốc gia. Hiến pháp được coi là khế ước xã hội qua đó nhân dân thoả thuận trao quyền cho nhà nước và định ra các thiết chế của nhà nước đó. Vì là một khế ước giữa nhân dân và nhà nước, quá trình làm ra bản hiến pháp cần có sự tham dự của nhiều thành phần trong xã hội, chứ không phải do một đảng chính trị áp đặt và tự soạn thảo.

Việt Nam thả và trục xuất tiến sĩ Nguyễn Quốc Quân cách tùy tiện



Sài Gòn – Theo Tinmoi.vn, “Cơ quan An ninh điều tra – Bộ Công an, thực hiện chính sách nhân đạo của Nhà nước, ngày 30/1/2013, các cơ quan pháp luật Việt Nam đã quyết định trục xuất khỏi Việt Nam đối với Nguyễn Quốc Quân, sinh ngày 20/11/1953, tại Hà Nội, quốc tịch Mỹ, tham gia tổ chức phản động lưu vong “Việt Tân.”
Tin này diễn ra ngay sau khi hoãn phiên tòa xét xử, trùng với ngày ông Nguyễn Phú Trọng, TBT đảng CSVN viếng thăm ĐGH Bênêđictô XVI tại điện Vatican, hôm 22.01.2013.
Tin tức từ nhà cầm quyền Việt Nam cho hay, tiến sĩ Nguyễn Quốc Quân đã nhận tội, nhưng phu nhân tiến sĩ Quân cho BBC biết: “Việc anh Quân nhận tội chỉ có trên báo Việt Cộng, chứ không đúng. Tôi đã nói chuyện với anh Quân, không có chuyện đó”.
Website của đảng Việt Tân cho hay: “Tiến sĩ Nguyễn Quốc Quân đã thực hiện một số chuyến đi vào Việt Nam trong những năm qua. Trong chuyến đi ngày 17/4/2012, ông bị chận giữ tại phi trường Tân Sơn Nhất. Báo chí CSVN loan tin ông bị truy tố với tội danh “khủng bố” theo điều 84 luật hình sự CSVN. 
Tiến sĩ Toán học Nguyễn Quốc Quân là một nhà giáo và cũng là nhà đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền Việt Nam suốt 3 thập niên qua. Trong chuyến về Việt Nam để quảng bá phương thức đấu tranh bất bạo động vào cuối năm 2007, ông bị nhà cầm quyền CSVN giam giữ đến tháng 5/2008. Sau khi ra khỏi tù, ông tiếp tục theo đuổi lý tưởng của mình”.
Nhà cầm quyền Việt Nam, tháng 12.2012 vừa qua, đã thay đổi tội danh của tiến sĩ Quân là “Âm mưu lật đổ chế độ” theo điều 79 của BLHS Việt Nam chứ không còn điều 84 về tội khủng bố như đã loan báo khi bị bắt. Lại thêm một bằng chứng, công an Việt Nam bắt người tùy tiện, và họ sẵn sàng vu cho người họ bắtmột tội bất kỳ, để rồi khi điều tra không tìm thấy bằng chứng thì lại gán cho một tội khác. Ngay việc cơ quan an ninh điều tra thuộc Bộ công an trục xuất một người đã bị Viện kiểm sát ra bản cáo trạng và truy tố, như trường hợp tiến sĩ Quân, cũng là hành vi vi phạm pháp luật. 
PV.VRNs

CHÍNH TRỊ NHÂN BẢN (Kỳ 5)

CHÍNH TRỊ NHÂN BẢN (Kỳ 5)



4.6. Giai Cấp Và Chủng Tộc 


Qua phần này, chúng tôi nghĩ đến việc hữu ích của sự khảo luận về hiện tượng và hiện thực của giai cấp và chủng tộc, hầu cho chúng ta có cái nhìn phổ quát cùng lưu ý đến các sự kiện thực đã xảy ra mà người ta đã tạo thành nền tảng chính trị, và xem đó như là cộng đồng chính trị có tiếng nói.Thực đây chính là điều người ta bắt đầu có nỗi lo sợ các sự khác biệt nhau về ý nghĩa chính trị. Nói như giáo sư chính trị học Claude Lefort thì có một sự đầu độc một cách độc đoán (của người cộng sản) để trình bày các tư tưởng của việc đồng hóa vào một xã hội đại đồng, việc đó báo trước cho việc dẫn đến sự độc tài » (15). Sự độc tài, thì với từ ngữ này có tính cách lịch sử, được xem là sự việc đó đã có rồi. Nhưng đặc biệt hơn từ ngữ độc tài này muốn nói đến các thể chế chính trị độc tài, nhất là các thể chế độc tài chuyên chế sắt máu, khát máu như cộng sản. 

Đỉnh cao ngoại giao của CSVN




ĐỈNH CAO NGOẠI GIAO CỦA CSVN
(Từ giai thoại về cái bắt tay giữa Kissinger và Lê Đức Thọ)


Hiệp định Paris về Việt Nam từ ngày ký đến nay đã qua 40 năm. Hiệp định ấy tạo cho quân CSVN bước leo thang xâm nhập đánh cướp Miền Nam Việt Nam.
Vào thời Hội nghị Paris (1968-1973), mỗi lần rời Hà Nội đi Paris, cả Lê Đức Thọ lẫn các quan chức CSVN cao cấp khác đều đi bằng máy bay Liên Xô, phải ghé Bắc Kinh, và phải dừng chân ở Mạc Tư Khoa để nhận chỉ thị của Trung Cộng và Liên Xô trước. Họ phải tuyệt đối tuân thủ mệnh lệnh của hai anh cả vĩ đại CS quốc tế này. Trên thực tế, Các vấn đề ở Hội nghị Paris không do Bắc Việt hay công cụ của họ ở Miền Nam quyết định mà do Trung Cộng lẫn Liên Xô trao đổi và đồng ý với Mỹ trước trong những cuộc “có qua có lại” giữa họ với Mỹ mà Henry Kissinger con thoi.  
Sự lệ thuộc của Việt Nam Cộng sản đối với Nga-Tàu như vậy đã rõ. Thế nên, chúng ta không ai ngạc nhiên khi nghe Lê Duẩn (Tổng Bí Thư Đảng CSVN) công khai tuyên bố: Ta đánh là đánh cả cho Trung Quốc, cho Liên Xô!” mà chính cựu Bộ trưởng Ngoại giao CSVN Nguyễn Mạnh Cầm xác nhận nguyên văn trong khi trả lời phỏng vấn của Tuần Việt Nam vào Tháng đầu năm 2013 này. (BBC trích dẫn ngày 24/01/2013).

Lm. Chân Tín: Luồng gió mới – Này là Người (24)



 Này là Người


Sàigòn 
NÀY LÀ NGƯỜI! Đó là tiếng kêu hốt hoảng mà một người ngoại đạo và bạo tàn như tổng trấn Philatô cũng phải kinh hoảng thốt lên, khi ông thấy khuôn mặt hốc hác đẫm máu của Chúa Giêsu vừa bị bọn lý hình tra tấn dã man. Không kinh khủng sao được, vì cách đây vài tiếng đồng hồ, ông đã được chiêm ngắm vẻ uy nghi và đẹp đẽ nơi diện mạo Chúa. Giáo truyền Do Thái đã nộp Chúa Giêsu cho Philatô và yêu cầu ông xử tử Người. Đối với Philatô, việc xử tử một người Do Thái không có gì là khó, vì trước kia ông đã hạ lệnh giết nhiều người Do thái không cần phải xét xử gì. Thế nhưng, Philatô lại rất thận trọng với Chúa Giêsu. Phải chăng một cái gì uy nghi và đẹp đẽ trên khuôn mặt Chúa đã chinh phục vị tổng trấn La Mã. Ông đưa Ngài vào tư dinh và hỏi Ngài: “Thế ông là vua sao?” Câu hỏi của Philatô có nghĩa là buộc cho Ngài tội phản loạn. Theo nghĩa đó, Chúa Giêsu không thể nào chấp nhận: “Nước tôi, không thuộc về thế gian này… tôi là vua, tôi sinh ra và đến trong trần gian chỉ để làm chứng cho sự thật. Ai yêu sự thật sẽ nghe lời tôi” (Ga,18,36). Chắc Philatô đã nhận thấy một cái gì siêu việt nơi nét mặt Chúa lúc Người phán những lời trên đây, vì thế mà ông phải kinh ngạc không còn nhận thấy khuôn mặt ấy sau khi lý hình tra tấn Người. Philatô sẽ kinh ngạc hơn nữa, nếu ông được thấy khuôn mặt sáng láng của Chúa Giêsu trên núi núi Thabor như ba tông đồ: “Lúc đó Chúa Giêsudẫn Phêrô, Giacôbê và em ông là Gioan lên núi cao thanh vắng là Người biến hình trước mặt các ông. Mặt Người sáng chói như mặt trời, áo Người trắng tinh như ánh sáng” (Mt,17,12). Philatô sẽ còn kinh ngạc biết bao, nếu ông biết Chúa Giêsu là ai và nghe tiếng Đức Chúa Cha phán từ đám mây: “Này là Con Chí Ái của Ta, kẻ Ta hết lòng sủng mộ, các ngươi hãy nghe Ngài” (Mt,17,5). Chúa Giêsulà Ngôi Lời, Con một Chúa Cha. Người là Thiên Chúa, mọi sự tốt đẹp mỹ miều trong trần gian này là do Người tạo dựng. Người là sự sống, là ánh sáng của mọi người soi chiếu trong đêm tối trần gian. Nhưng trần gian không đón nhận ánh sáng. Con Thiên Chúa làm người vì yêu thương nhân loại, mà nhân loại vô ân đã tra tấn và xử tử Người một cách dã man và độc ác, đúng như lời tiên tri Ysaia: “Chúng ta đã thấy Người… không còn chút sắc diện đáng yêu, vật nhờm gớm và cặn bã của loài người. Người đã bị đâm thâu vì tội chúng ta, bị nghiền nát vì trọng tội của chúng ta… vì tội chúng ta, Người đã bị đánh chết” (Is,53,2…)

Trại Bố Lá: Quản giáo lạm quyền, xúc phạm blogger Tạ Phong Tần



Bình Dương – “Phạm nhân không được quyền lớn tiếng ở đây, câm ngay!” là điều bà Thủy, một cán bộ quản giáo tại trại tạm giam Bố Lá thuộc Công an TP.HCM, đóng quân trên địa bàn huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương (từ TP.HCM bạn đi theo Quốc lộ 13, tới ngã tư Sở Sao, cách ngã tư Bình Phước khoảng gần 30 km, hỏi người dân ở hai bên đường sẽ được hướng dẫn).
Ngày 28.01.2013, cô Tạ Minh Tú từ Bạc Liêu lên Sài Gòn đến nhà tù Chí Hoà để thăm nuôi chị là cô Tạ Phong Tần. Đến nơi, các vị công an ở đây mới cho biết đã chuyển cô Tần đi trại Bố Lá từ ngày 23.01.2013. Nghe tin ấy, cô Tú bức xúc, vì sao chuyển trại giam, mà không ai thông báo cho gia đình biết. Riêng tại trại giam Bố Lá, cô Tạ Phong Tần nói cho cán bộ Thủy, ngay lúc có mặt cô Tú, là việc chuyển cô về Bố Lá là sai luật:
Cô Tú viết lời của cô Tạ Phong Tần cho chúng tôi như sau: “Nếu đúng quy định, tôi chưa nhận được bản án, là mấy người không có quyền chuyển tôi đi như vậy”. Đây là câu nói khiến cho bà Thủy tức giận đã buộc cô Tần phải “câm miệng”.

[Video] Tin Công Giáo Thế Giới 30.01.2013

Đi tìm Mùa Xuân Dân Tộc



Pháo vang một tiếng đưa năm cũ,
Vẫn dáng đào xưa cợt gió đông. *

Lại một mùa xuân nữa trải dài trên quê hương. Trăm hoa đã kết, muôn loài thịnh đạt. Xuân đi xuân lại, nhưng sao chúng ta không cảm thấy xuân cằn cỗi già nua. Xuân về hoa vẫn nở bấy nhiêu (xuân lai hoàn phát cựu thời hoa),vẫn tiếng oanh dìu dặt trên cành rộn ràng bước chân người phiêu lãng (xuân phong ngữ lưu oanh). Xuân đến khi mà khí DƯƠNG đã giăng xuống đất người, khi mà khí ÂM đã vươn tới tận trời cao. Chữ ĐỒNG nào kết tình Đất với Trời, lòng ta với thiên nhiên trong mùa xuân, trong ngày tam nguyên trọng đại này: sáng đầu năm, sáng đầu tháng, sáng đầu ngày. Trong vài trang giấy ngắn gọn, chúng ta thử nhìn về huyền sử Lạc Việt, tìm hiểu nguyên do và ý nghĩa niềm mơ ước sống trong những mùa xuân ĐẾ ĐẠO của tiền nhân. 

Thứ Tư, 30 tháng 1, 2013

UBND TP.HCM quyết trả thù các nghệ sỹ tham gia DVD Asia 71



 Bất chấp lệnh cấm của Bí thư Lê Thanh Hải và UBND TP.HCM, bộ đĩa Asia '32 năm kỷ niệm' với ca khúc 'Triệu con tim' của nhạc sỹ Trúc Hồ vẫn tiếp tục được phổ biến rộng rãi trong nhân dân. 

Bất lực trước sự lan tỏa của DVD Asia thứ 71, UBND TP.HCM đã có những động thái nhằm trả thù vặt đối với những nghệ sỹ đã tham gia góp mặt trong chương trình ca nhạc này.

Bản tin trên báo VietNamNet dẫn lời ông Võ Trọng Nam, Phó Giám đốc Sở Văn Hóa – Thông Tin – Truyền Thông TP.HCM cáo buộc: “DVD mới nhất của Trung tâm Asia (Mỹ) với sự tham gia một số ca sĩ hải ngoại đã có nội dung xuyên tạc, bôi nhọ và nói xấu Việt Nam. Phòng chuyên môn của Sở đang thẩm định nội dung của đĩa”

[Video] Những con số trong tuần



Các dữ liệu về kinh tế, xã hội đáng chú ý tại Việt Nam

Giới trẻ VN và tình trạng sa sút về mặt đạo đức, lý tưởng sống



Ở VN từ nhiều năm nay sự xuống cấp về mặt đạo đức xã hội đã lan vào trong môi trường giáo dục, vào các ngôi trường, lớp học, tác động đến người thầy đứng lớp và các em học sinh, sinh viên.
Nhiều hiện tượng tiêu cực ngang nhiên tồn tại như nạn quay cóp trong các kỳ thi, nạn chạy điểm, “gạ tình lấy điểm”, mua bằng…Hình ảnh người thầy và mối quan hệ giữa thầy trò nhìn chung không còn thiêng liêng như xưa, ngược lại vết đen của những vụ thầy đánh trò, trò đánh thầy, thầy có quan hệ tình dục với trò, thậm chí cưỡng bức trò…đã làm hoen ố môi trường giáo dục vốn tôn nghiêm.
Trước sự xuống cấp chung đó, không ngạc nhiên khi một bộ phận giới trẻ bây giờ có những lời nói, hành vi khiến người lớn nhiều khi phải choáng.

CHÍNH TRỊ NHÂN BẢN (Kỳ 4)

CHÍNH TRỊ NHÂN BẢN (Kỳ 4)


4.4. Hình Thể Chính Trị Hay Tự Nhiên Của Chính Trị 


Qủa từ ngữ « tự nhiên » thật ra không luôn được người ta hiểu cho đúng nghĩa của nó, nhất là với ý nghĩa lý tưởng của sự tương quan - sự kính trọng tha nhân - vốn ở trong sự tự do : chúng tôi nghĩ có lẽ người ta đã sử dụng chính trị sẽ là một hình thể của các sức mạnh tự nhiên, có truớc các tự do và nó không có bên trong của các sự tự do này. Do thế mà sự tự nhiên ở đây không có trong ý niệm của tự do, có nghĩa là với tư tưởng tự do đây được xem là mục đích của tự do. Lý thực sự tự do ở đây ở bên ngoài sự hiện hữu của chính trị, có nghĩa là một sự kiện có trước. Chúng tôi có thể nói chính xác hơn là « những hiện thực » về sự tự nhiên này. 

Lm. Chân Tín: Luồng gió mới -Con đường hợp nhất đã rộng mở (23)




Con đường hợp nhất đã rộng mở



Sàigòn 
TUẦN LỄ HỢP NHẤT sắp trở về với chúng ta. Hơn bao giờ hết, anh em Kitô hữu khắp thế giới tin tưởng mãnh liệt vào sức duy nhất của Chúa Thánh Thần đang hoạt động qua Công đồng Vatican II. Trong khóa I, Đức Gioan XXIII đã ấn định công việc hợp nhất Kitô Giáo làm mục tiêu cuối cùng của Công đồng, và gần đây trong ngày khai mạc khóa II, Đức Phaolô VI đã đọc được một bài diễn văn quan trọng về vấn đề hợp nhất Kitô giáo. Ngài xác định một vài nguyên tắc căn bản hướng dẫn thái độ hợp nhất. Chúng ta thử phân tách tư tưởng hợp nhất của Đức Phaolô VI trong bài diễn văn khai mạc ấy.

Kiến nghị sửa đổi Hiến pháp 1992: Người giáo dân tốt cũng là công dân tốt


Kiến nghị sửa đổi Hiến pháp 1992: Người giáo dân tốt cũng là công dân tốt
Hai vị là Đức Giám mục Phó Chủ tịch HĐGMVN Giuse Nguyễn Chí Linh và Đức Giám mục Chủ tịch UB Công lý và Hòa Bình Phaolo Nguyễn Thái Hợp, đây là một chuyển biến lớn trong Giáo hội Công giáo. Sự hưởng ứng nhanh chóng và mạnh mẽ rộng khắp của giáo hội Công giáo nói trên, cũng chính là thực hiện theo Sứ điệp của Đại hội Liên Hội đồng Giám mục Á Châu mới đây tại Việt Nam và thực hiện lồ giáo huấn của Đức Giáo Hoàng Benedict XVI: “Giáo dân tốt cũng là công dân tốt”.
Hiện tình đất nước
Biểu đồ Tăng trưởng Kinh tế Việt Nam
Đất nước Việt Nam trải qua hàng ngàn năm lịch sử với nhiều giai đoạn thăng trầm, song có thể nói là chưa có giai đoạn nào, lúc nào đất nước lâ vào tình trạng không lối thoát như hôm nay.
Về mặt kinh tế, cả đất nước đang lâm vào một cơn khủng hoảng trầm trọng và khó có đường ra. Mọi tài nguyên, khoáng sản của đất nước đã bị khai thác đến kiệt quệ, nguồn lợi tự nhiên đã bốc hơi nhanh chóng, rừng không còn, biển đang rơi vào tay quân xâm lược phương Bắc. Nợ nước ngoài tăng lên con số khổng lồ, một nền kinh tế chỉ quen tiêu thụ hàng nhập khẩu độc hại, cả nước trở thành bãi rác khổng lồ cho nền công nghiệp độc hại Trung Quốc. Đời sống nhân dân cơ cực, nạn thất nghiệp tăng nhanh chóng mặt, người dân bị cướp hết các tư liệu sản xuất mà quan trọng nhất là đất đai. Quyền sở hữu của công dân không được tôn trọng, nạn cướp đất xảy ra khắp mọi miền đất nước, lượng dân oan khiếu kiện tăng vùn vụt và ngày càng đối mặt với sự trấn áp khốc liệt của nhà cầm quyền.

Tổng Giám mục Hà Nội thăm, chúc tết Công an Hà Nội


Tổng Giám mục Hà Nội thăm, chúc tết Công an Hà Nội
Nữ Vương Công Lý:
Sau lần viếng thăm Ban Dân Vận Trung ương Đảng CSVN, Đức Tổng Giám mục Phêrô Nguyễn Văn Nhơn đã bị nhục mạ và xách mé trên truyền hình. Từ đó ngài ít thăm viếng các cơ quan chức năng hơn.
Thông thường, Giám mục giáo phận thăm xã giao chỉ ở các cơ quan chính quyền đầu não là cơ quan quản lý chung trên địa bàn có cơ sở tôn giáo đứng chân. Việc tiếp xúc với các giáo dân của mình Đức Tổng Giám mục Phêrô Nguyễn Văn Nhơn thường là người khép kín và khó gần. Rất khó khăn cho các giáo dân có công việc hoặc muốn gặp ngài vì những lý do khác nhau. Trái lại, ngài là người quảng giao và giao thiệp rộng rãi với các cơ quan, đoàn thế nhà nước, vì vậy không chỉ là Thủ tướng, Chủ tịch Thành phố mà ngài còn đến chúc mừng, giao lưu với cả Ban dân vận Trung ương Đảng Cộng sản do bà Hà Thị Khiết làm Trưởng ban. Sau đó, ngài đã bị đưa lên nhục mạ trên truyền hình. Tưởng rằng đó là bài học cho sự quảng giao của ngài.
Sáng nay, Đức TGM Phêrô Nguyễn Văn Nhơn đã đến chúc tết Công an Hà Nội.
Cần nhớ rằng, chính Công an Hà Nội là đơn vị đang bảo vệ cho việc cướp phá tu viện kín Camelo của Tổng Giáo phận Hà Nội sau khi Giám đốc Công an Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã đến thăm các giáo xứ trước Noel. Cũng sau chuyến thăm này, công an Hà Nội đã trấn áp nhằm dẹp các sinh viên Công giáo tổ chức Dạ tiệc Noel và nhất là phá phách các hang đá của các gia đình tại Hà Nội.
Không rõ trong cuộc giao thiệp sáng nay với Công an Hà Nội, Đức TGM Phêrô Nguyễn Văn Nhơn có kịp đề cập đến việc Công an và nhà cầm quyền Hà Nội đã và đang cướp phá các cơ sở tôn giáo của Tổng Giáo phận, đang ra sức đàn áp giáo dân thực hiện quyền tự do tôn giáo của mình hay không? Cũng chưa rõ trong cuộc gặp sáng nay, TGM Phêrô Nguyễn Văn Nhơn có đề cập đến việc yêu cầu Công an Hà Nội trả ngay bức tượng Đức Mẹ Sầu bi mà Công an Hà Nội đang giam giữ đâu đó chưa có ngày được ân xá hay không? Bức tượng Đức Mẹ sầu bi này đã ngồi trong nhà tù công an Hà Nội sang năm thứ 4.

Vể mối quan hệ đức tin, luân lý


Vai trò của tôn giáo tâm linh ngày càng mờ nhạt đến nỗi có thể nói nó không còn chỗ đứng trong thế giới hôm nay. Đức Thánh cha Benedict XVI trong buổi tiếp kiến ngày 19/01/2013 vừa qua dành cho khóa họp toàn thể của HĐ Tòa Thánh Cor Unum ( Đồng Tâm ) sau khi nhắc đến chủ đề của khóa họp “ Bác ái, luân lý và đạo đức mới trên thế giới và nhân loại học Kito Giáo” Ngài nhấn mạnh đến mối liên hệ đức tin với hoạt động bác ái của các tín hữu và các tổ chức từ thiện Kito giáo đồng thời tố giác những “ bóng đen” đang làm lu mờ dự án của Thiên Chúa, nhất là một quan niệm thu hẹp về con người: quan niệm này liên kết nhân sinh quan duy vật với sự phát triển lớn về kỹ thuật. Đó là một thứ nhân loại học vô thần giả thiết rằng con người bị thu hẹp vào những chức năng tự lập, trí tuệ bị thu hẹp vào não bộ. Lịch sử con người bị thu hẹp thành một vận mạng tự thể hiện mình. Tất cả những điều đó tách rời khỏi Thiên Chúa, khỏi chiều kích tinh thần và chân trời vượt lên trên lãnh vực trần thế này” ( Nguồn Lamhong. org 20/01/2013. G.Trần Đức Anh O.P )

Những Lễ Tết Việt Nam



Lời mở đầu: Nói đến Tết Việt Nam thì có rất nhiều bậc thức giả, trưởng thượng hiểu rõ nguồn cội, phong tục Tết hơn người sưu tầm. Thêm vào đó vì là một bài tóm lược nên không tránh khỏi thiếu sót, mong quý đọc giả hoan hỷ cho cũng như trân trọng đón nhận sự chỉ giáo của quý vị. 

Tết Nguyên Đán (Tết Cả) là Lễ Hội lớn nhất trong các Lễ Hội truyền thống Việt Nam từ hàng ngàn đời nay, là điểm giao thời giữa năm cũ và năm mới. Tết còn là dịp để mọi người Việt Nam tưởng nhớ, tri tâm tổ tiên, nguồn cội, giao cảm nhân sinh trong quan hệ đạo lý (ăn quả nhờ kẻ trồng cây) và tình nghĩa xóm làng ...

* Tết Nguyên Đán có từ bao giờ?

Theo Nguyễn Đình Khang, nguồn gốc Tết Nguyên Đán, hay nói ngắn hơn là Tết có từ đời Ngũ Đế, Tam Vương. Đời Tam Vương, nhà Hạ, chuộng mẫu đen, nên chọn tháng đầu năm, tức tháng Giêng, nhằm tháng Dần.

Chuyện tất niên



Thời gian thấm thoắt, một năm nữa lại qua mau, chẳng còn bao ngày nữa là đến Tết Nguyên Đán, ngày Tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam. Và người ta lại rục rịch lo việc tất niên. Chuyện tất niên là chuyện… tất nhiên!

Tất niên là một nghi thức nhằm ghi nhận việc kết thúc một năm và chuẩn bị bước sang năm mới. Tất niên có thể là một bữa tiệc Tất niên, liên hoan cuối năm, để bước sang năm mới và là một phần trong nghi thức Tết diễn ra vào những ngày cuối năm âm lịch – đặc biệt là chiều tối ngày 30 tháng Chạp (nếu là năm đủ), hoặc 29 tháng Chạp (nếu là năm thiếu). Đây là ngày gia đình sum họp lại với nhau để ăn cơm buổi tất niên.

Tất niên là lúc mọi người quây quần bên nhau và cùng thưởng thức những món ăn ngon và cùng chào đón năm mới. Đêm giao thừa còn gọi là “đêm trừ tịch”là một phong tục tập quán lâu đời của người Việt Nam, nó mang nét đẹp văn hóa lâu đời của người Việt Nam. Thế nhưng, càng ngày nét đẹp tất niên càng bị biến dạng!

Thứ Ba, 29 tháng 1, 2013

Nghệ thuật dối trá




Xin quý vị đừng lầm là tôi muốn nói đến cái nghệ thuật của sự dối trá. Ở đây tôi muốn nói đến một bộ môn nghệ thuật làm việc dối trá, chẳng có chút nghệ thuật nào cả. 

Số là hôm nay xem bài “Giải mã” Mậu Thân 1968 trên báo Thanh Niên, giới thiệu bộ phim tài liệu Mậu Thân 1968. Dĩ nhiên là tôi chả thèm xem bộ phim này, nhưng tôi tin báo Thanh Niên giới thiệu không sai. Trong bài có đoạn: Câu chuyện của những nhân chứng có thẩm quyền đã làm sáng rõ: cái gọi là cuộc thảm sát đẫm máu” chỉ là đòn tâm lý chiến mà Mỹ dựng lên, thực tế là Huế đã bị bom Mỹ phá hủy làm nhiều thường dân chết cùng với quân giải phóng và lính Mỹ. Và... Những dẫn chứng lịch sử cho thấy thông tin bị làm méo mó. Vào thời điểm đó, một số hãng thông tấn nước ngoài và các nhà báo độc lập đã tìm hiểu và xác định không tìm thấy hố chôn người tập thể như phía Việt Nam Cộng hòa đưa ra.

Xuân về hãy nhớ đến những oan hồn trên xứ Huế





Thương nhớ đến 7,600 đồng bào Huế đã bị cộng sản Việt Nam sát hại 

Douglas Pike (“Viet Cong Strategy of Terror”) - Ngô Xuân Hùng chuyển ngữ - Ở Hòa Đàm Paris, Cộng Sản Việt Nam đã công bố việc thảm sát này không phải do bàn tay của đảng Cộng Sản, mà chính là hành động của những cán bộ ở Huế bất mãn với chế độ. Tưởng cũng nên nhắc lại: vào ngày 26 tháng Tư năm 1968, Đài Giải Phóng Hà Nội đã chê trách việc chính phủ VNCH cố tìm xác của các nạn nhân, đài đã phát thanh rằng những người bị giết hại chỉ là “những tên tay sai đã nhúng tay vào máu của nhân dân yêu nước ở Huế và họ đã bị Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa giết hại vào tháng Ba tháng Tư.”

Những lời tuyên truyền này sau đó đã được thay thế bởi một lý do khác là “thảm sát ở Huế chỉ là những vụ thanh toán tranh chấp giữa các đảng phái ở Huế mà thôi.” 

“Bên thắng cuộc” lột trần hậu trường chính trị VN




Bên thắng cuộc được nhiều người quan tâm vì trong đó có rất nhiều những câu chuyện hậu trường chính trị. Đặc biệt hơn là tất cả những câu chuyện hậu trường đều nói lên những hình ảnh tiêu cực của giới lãnh đạo CSVN. Khó tìm một câu chuyện nào mang tính tích cực trong sách. Trong đó có những con người ít học nhưng ngạo mạn. Đó là những con người đạo đức giả. Đó là những con người sẵn sàng chấp nhận đớn hèn để sống trong môi trường tàn ác. Đó là những con người tàn nhẫn và xảo trá. Những cá tính lãnh đạo như thế là tác giả của những quyết sách đi từ sai lầm này đến sai lầm khác. Họ dẫn đất nước bỏ mất cơ hội hết năm này sang năm khác. Những câu chuyện như thế giúp cho chúng ta nhìn thấy rõ hơn cái tâm kém và cái trí thấp của một số đông lãnh đạo chóp bu và giải thích tại sao đất nước và dân tộc chúng ta đã quá bất hạnh trong suốt 70 năm qua. Họ là nguyên nhân gần và tác nhân trực tiếp đã đưa đất nước nghèo hèn như hiện nay. Họ phải chịu trách nhiệm trước lịch sử...

CHÍNH TRỊ NHÂN BẢN (Kỳ 3)


CHÍNH TRỊ NHÂN BẢN (Kỳ 3)





IV. TỰ NHIÊN-QUYỀN TỰ NHIÊN&QUYỀN TẤT NHIÊN VÀ QUỐC GIA 

Qua chương này chúng tôi muốn bàn đến một luật cùng một quyền tiên khởi, đó là luật cùng quyền tất nhiên, một quyền căn bản của loài người. Do thế, chúng tôi đề nghị chúng ta cùng nhau tìm hiểu về khái niệm của chúng. Hơn nữa, khái niệm về luật tự nhiên cùng quyền này đã chiếm một phần quan trọng trong truyền thống triết học của thời xưa, nhưng vẫn còn thực dụng đối với thời nay. 

4.1. Quyền Tự Nhiên Và Quyền Tất Nhiên Ý Nghĩa Như Thế Nào? 

Quyền tự nhiên cùng quyền tất nhiên và khái niệm của chúng, đây chính là tư tưởng của Triết Gia Platon, được ông nói đến như một người công chính (l’homme juste). Vì theo ông thì sự công chính có trước chính trị (la justice procède donc la politique). Từ đó sự công chính đã thành một phần tư tưởng này của triết gia, và qua đó các tư tưởng này được đưa vào triết học. Vả nữa, theo một quan niệm khác của triết gia Platon, thì công chính có thể sinh ra một phần toàn thể của chính trị. Điển hình những nỗi lo âu bất thường của ông vào sự kết hợp với chính trị, và sự tùng phục của chính trị vào hồn của nó, đây là hình thái xem như các quan năng của tâm hồn tùng phục vào Lời (la manière des facultés de l’âme soumises au Logos). Tuy nhiên, chúng tôi cảm nhận sự xác quyết của Platon về vấn đề sự công chính là ưu tiên hơn cả. Vì đây là một quyền tiền thủ hơn tất cả mọi luật – Có nghĩa là luật bảo giữ những tính cách thực tế hoặc chủ nghĩa thực tế (réalisme). Song chúng tôi thiết tưởng có tính cách hơi thái qúa, và bởi chủ nghĩa thực tế này được xem là sự sống động mạnh mẽ của truyền thống triết học Tây phương. 

Chùa Liên Trì: Tất niên cho trẻ em bị ung thư



Sài Gòn – Từ sáng sớm, mục sư Nguyễn Hoàng Hoa, Tổng thư ký Hội thánh Tin Lành Lutheran Việt Nam đã đi xem ôm đến Chùa Liên Trì (CLT), sau đó các cháu thiếu nhi bị bệnh ung thư, hầu hết đang điều tại bệnh viện Ung Bướu Sài Gòn (đầu đường Nơ Trang Long) cùng phụ huynh đưa nhau đến. Các vị hiền huynh và hiền tỉ của Hội thánh Cao Đài ở Vĩnh Long và Vũng Tàu cũng đến sớm. Gần 10 giờ, linh mục Antôn Lê Ngọc Thanh, DCCT cũng đến.
Khi các cháu bệnh nhân ung thư và phụ huynh đến, các phật tử, thiện nguyện viên của CLT đã đưa ngay xuống nhà ăn để chia sẻ bữa ăn chay, mừng tất niên sớm. Ăn xong, mỗi cháu được trao cho một phiếu nhận quà xuân, do bác sĩ Phan Minh Hiển, cùng quý ân nhân gần xa góp lại tặng các cháu.

Các cháu bệnh nhân ung bướu đang cùng phụ huynh chia sẻ bữa ăn tất niên chay tại chùa Liên Trì
Hòa thượng Thích Không Tánh nói: “Hôm qua, tôi đã đến tận bệnh viện để lập danh sách 157 cháu thiếu nhi bệnh ung thư, và mời các cháu đến dự tất niên, nhận quà. Nhưng sẽ có một số cháu không đến được, vì phải vào hóa chất đúng ngày hôm nay, nên quý phụ huynh trưởng phòng, sẽ nhận thay và mang về cho các cháu đó”.

Lm. Chân Tín: Luồng gió mới -Vị cứu tinh độc nhất (22)




Vị cứu tinh độc nhất

Sàigòn 
Cách đây 2000 năm, xứ Do Thái, một tiểu quốc bên bờ Địa Trung Hải, đã ngậm đắng nuốt cay sống dưới chê độ hà khắc của đế quốc La Mã: Tại Galilê Miền Bắc Do Thái, bọn đế quốc đã đặt Hérode, một con người vô lương tâm, làm vua, để tận diệt vương tộc David. Còn ở Giuđêa MiềnNam nước Do Thái, La Mã trực tiếp đô hộ, với sự đàn áp của tổng trấn Ponce Pilate và quân đội của ông. Cũng như trong các nước bị chiếm đóng, người Do Thái thời bấy giờ chia ra nhiều phe đảng, chống  đối, tàn sát nhau. Đảng Sadusiêu được đế quốc La Mã che chở, cộng tác với quân đội chiếm đóng. Đối với họ, đó là đường lối chính trị hợp thời nhất. Kháng chiến chống đế quốc La Mã là gì? Do Thái là một nước chậm tiến gồm những người dân quê mộc mạc chuyện việc cày cấy, chăm nuôi hay buôn bán. Còn La Mã là một dân tộc giàu mạnh và thiện chiến đủ phương tiện để mua chuộc và bá chủ thế giới. Chống lại la Mã chỉ là một trò trứng chọi đá, bất lợi và nguy hiểm. Dân chúng đa số thù ghét bọn Sađusiêu, nhưng không dám tỏ ra bên ngoài. Họ âm thầm hoạt động cho phong trào kháng chiến của nhóm trí thức gọi là Pharisiêu. Nhóm này gồm đa số các luật gia của Do thái, tha thiết với nền độc lập nước nhà, thường nhắc nhở cho dân chúng những trang sử oanh liệt của cha ông ngày trước đã sẵn sàng hy sinh xương máu bảo vệ non sông và đẩy lui bọn đế quốc. Họ còn nuôi trong dân mối hy vọng ngày giải phóng mà Thiên Chúa đã hứa cho dân Do Thái. Các tiên tri trong Cựu Ước đã báo trước Vị Cứu Tinh của Do Thái sắp đến, cuộc giải phóng sắp hoàn thành, Đức Messia sẽ đặt quyền thống trị khắp thế giới. Trước những lời tiên tri ấy, người Do Thái phấn khởi mong chờ ngày giải phóng khỏi ách đô hộ La Mã. Jerusalem sẽ là thủ đô của Đấng Messia để tiêu diệt quân đội chiếm đóng và chà đạp quốc kỳ và huy hiệu của đế quốc La Mã: phượng hoàng La Mã đã đến ngày tận số.