Thứ Bảy, 9 tháng 2, 2013

Ngày Tết và Đêm Giao Thừa



Kỷ niệm ngày đầu tiên của một năm mới là một trong những lễ hội cổ xưa nhất, đã được tổ chức từ thời xa xưa. Ngày lễ này không phải luôn rơi vào ngày 1 tháng Giêng, vì ngày này khác nhau rất nhiều theo mỗi nước, mỗi tín ngưỡng và mỗi phong tục, và theo hệ thống lịch cách tính thời gian theo mùa của mỗi nước. ngày 25 tháng 3 thường là ngày bắt đầu năm mới ở hầu hết các nước theo Ki-tô giáo vào thời Trung Cổ, và Anh quốc cùng với các thuộc địa của Anh ở Mỹ duy trì ngày 25/ 3 này cho đến ngày 14 tháng 9 năm 1752, mặc dù lịch Gregory đã được nhiều nước thừa nhận vào ngày 15 tháng 10, 1582, theo Sắc lệnh của Đức Giáo Hoàng Gregory XIII đã ấn định thời điểm này là ngày 1 tháng Giêng.

Theo Thiên Chúa giáo, Năm Mới kỷ niệm Lễ Cắt Bì. Năm Mới của người Do Thái khởi đầu từ tháng Tishri, phỏng chừng vào tháng 9, được gọi là Lễ Hội Kèn Trumpet. Người Trung Hoa kỷ niệm ngày này hay đúng hơn là nhiều ngày như một lễ hội lớn nhất trong năm, mà theo âm lịch của họ rơi vào khoảng giữa 21 tháng Giêng và 19 tháng 2. Sau 4.000 ngăm đi theo âm lịch, nước Cộng Hòa Trung Hoa áp dụng lịch Gregory, và ngày nay Năm Mới của họ cùng ngày với năm mới của thế giới Tây phương, dù nhiều phong tục cũ của họ vẫn còn được duy trì trong lễ hội này.

Ở Scotland, Ngày đầu Năm Mới là ngày quốc lễ, và người ta ăn mừng ngày này như một ngày lễ thực sự. Lễ Giáng Sinh mang hình thức của một lễ hội tôn giáo thuần túy. Ở Pháp cũng vậy, ngày đầu Năm Mới là ngày lễ quan trọng trong năm khi những món quà được trao tặng cho nhau.

Một cuộc diễn hành của các diễn viên kịch câm nổi tiếng ở Philadelphia khởi thủy từ thời Mỹ là thuộc địa của Anh trong số những người định cư gốc Thụy Điển, mặc dù mãi đến năm 1876 mới được tổ chức như một cuộc diễn hành, là một trong những lễ kỷ niệm địa phương xưa nhất của Mỹ. Mùa hội Mobile nữa được chú ý kỷ niệm mừng Năm Mới địa phương được tổ chức lần đầu tiên không chính thức vào năm 1831. Này nay, những phong tục mới phát triển từ những lối sống mới đang dần trở thành truyền thống. Trong số những sự kiện ngoạn mục là cuộc thi Hoa Hồng ở Pasadena được khởi xướng vào năm 1890 và những cuộc tranh giải bóng đá quan trọng. Những sự kiện đó ở Pasadena Rose Bowl và ở New Orleans đã thu hút sự chú ý nhiều người nhất.

Giao Thừa

“Vào thời xưa, sự ra đời của một năm mới được đánh dấu bằng những hồi chuông giáo đường vang đổ, và bằng múa hát, tiếng nhạc, tiếng tù và cùng nhiều nghi thức vui mừng khác diễn ra trên đường phố. Tuy nhiên, nhiều người chờ đón và chào mừng giao thừa tại nhà của mình, nơi mà phong tục đón năm mới và chúc mừng năm mới được cử hành. Qua nhiều thế kỷ, đây là một tập tục và, nói chung, nó trở thành một phong tục phổ biến, nó thường xuyên được duy trì về hình thức và sự liên tục ăn mừng lễ hội, từ năm này đến năm khác… Phần chủ yếu của lễ hội trong đêm giao thừa được tổ chức trong vòng một vài phút long trong và uy nghi, khi năm cũ qua đi và giờ giao thừa bắt đầu điểm.” 

Vào thế kỷ hai mươi, những nghi thức kỷ niệm Năm Mới bắt đầu bằng đêm giao thừa và theo tính truyền thống có hai thể thức riêng biệt: đi xem lễ vào đêm giao thừa ở các nhà thờ trên khắp nước Mỹ, đi xem những lễ hội được mở ra ở các trung tâm thành phố và tham dự những buổi liên hoan tại nhà, tại khách sạn hay nhà hàng.

Những lễ hội tiêu biểu chúng ta có thể được nghe tường thuật trên truyền thanh vào đêm giao thừa. Sự huyên náo ngự trị ở Thánh phố New York khi diễn ra những phong tục hội hè của ngày hôm đó ước lượng khoảng nửa triệu người tụ tập ở Công trường Times và dọc theo Đại lộ Braodway thì sự nhôn nhịp không bút mực nào tả hết cho đến khi có sự yên lặng giây lát trước lúc nửa đêm. Rồi hồi chuông chùm của nhà thờ Trinity cổ kính vang lên điệu nhạc của bài hát “Auld Lang Syne” và “Old Folks at Home,” và nhạc điệu của những bài hát khác mà người ta ưa thích cũng vang lên cho đến lúc khởi điểm năm mới, và những tiếng ồn ào càng lúc càng to hơn trước. 

Trên toàn nước Mỹ không một người nào đã lắng nghe buổi lễ giao thừa hàng năm được phát sóng từ nhà thờ Riverside, thành phố New York, mà lại không nhận ra rằng đó là giờ phút có ý nghĩa trọng đại, với hồi chuông chùm vào giây phút cuối cùng của năm cũ vang lên để chào mừng Năm Mới trên khắp mọi miền nước Mỹ, hoàn toàn ngược lại với đám đông ồn ào, náo nhiệt ở công trường Times. Nhưng mỗi cách thức đều thể hiện một phong tục đón mừng Năm Mới theo truyền thống.

Ngày Tết

Ngày Tết là một trong những ngày lễ đúng theo luật lệ và quan trọng trong năm ở tất cả các tiểu bang và những vùng lãnh thổ của Hoa Kỳ.

Đó là một mùa đòi hỏi phải làm nhiều việc: (1) Việc nhìn lại những sự kiện đã diễn ra, chẳng hạn như những bản tóm tắt các sự kiện đăng tải trên báo chí trong nước, tiểu bang và địa phương cùng những bài xã luận về các xu hướng của năm đó; những bản báo cáo hàng năm đối với các phòng ban, hiệp hội và đoàn thể mà năm tài chính của họ kết thúc vào ngày 31 tháng 12; (2) những sự kiện mong đợi, lễ nhậm chức của các thống đốc thuộc các tiểu bang và các thị trưởng của nhiều thành phố khác nhau, những nguồn ngân sách mới, những bài thuyết trình mới, những nghị quyết mới.

Ngày 1 tháng Giêng là ngày bắt đầu (1) của năm dân sự, thường được gọi là năm dương lịch hay năm pháp định, được thừa nhận vì những mục đích của đời thường và việc phân chia thời gian; (2) của năm tài chính cho tất cả những định chế về việc điều hành các vấn đề tài chính từ ngày 1 tháng Giêng đến ngày 31 tháng 12.

Một cách tính năm khác nữa cũng có độ dài như năm dân sự, nhưng có một giới hạn khác biệt được ấn định theo một niên lịch đặc biệt, là: năm học bắt đầu từ tháng 9.

Tết Nguyên Đán

Ngày lễ lớn trong năm, từ “Tết” là từ viết tắt cho cụm từ “Tết Nguyên Đán” (“Buổi sáng đầu tiên của thời kỳ mới”). Tết là lúc để tha thứ và quên đi, và trả hết nợ nần. Đó cũng là ngày sinh nhật đối với mọi người – người Việt Nam không có tổ chức ăn sinh nhật của mình, mọi người thêm một tuổi vào dịp tết. Người ta ăn rất nhiều thực phẩm (đây là lúc không lo lắng về tiền bạc), người ta mua sắm quần áo mới, sơn sửa và dọn dẹp nhà cửa, và đốt pháo để đón mừng Năm Mới (những năm gần đây không còn đốt pháo nữa). Như một câu cách ngôn Việt Nam đã nói: “Quanh năm đói co nhưng no ba ngày tết” (Hungry all year but Tet 3 days full). Người ta tin rằng trong những ngày Tết, ông Táo, vị Thần Bếp lên Thiên Đình để tâu với ngọc Hoàng chuyện các gia đình ở hạ giới. Để bảo đảm cho chuyến hành trình của Ông Táo với tâm trạng vui vẻ, môt buổi lễ được tổ chức trước Tết gọi là Lễ Táo Quân, và trong suốt thời gian Ông Táo vắng mặt ở trần thế, người ta dựng một cây Nêu để ngăn cản các ác quỷ tránh xa cho đến khi Ông Táo trở về. Vào chiều ngày trước Tết, chiều Tất Niên, trên bàn thờ gia đình, người ta trưng bày lễ vật để cúng rước những người thân đã qua đời về dự lễ hội này. Người ta chú ý đến việc chuẩn bị cho ngày Tết, vì tin rằng tuần lễ đầu tiên của Năm Mới nói lên vận mệnh của mình trong suốt cả năm. Người khách đầu tiên đến xông đất vào sáng ngày mồng Một (sau 12 giờ đêm) phải là người có quyền thế, giàu có và hạnh phúc, nên những gia đình thường hay lo sắp xếp trước một người thích hợp.

Jos. Tú Nạc, NMS

0 nhận xét:

Đăng nhận xét