Chủ Nhật, 11 tháng 8, 2013

Thế Chiến Tranh (Kỳ 7)


Thế Chiến Tranh (Kỳ 7)




VIII. Chọn Lựa Mục Tiêu Chiến Lược 



Chính Sách và chủ trương đem chủ nghĩa Cộng Sản vào Hoa Lục, để thực hiện sách lược và kế hoạch tàn phá ngay đầu não của nền văn minh lâu đời nhất cuả nhân loại này, đã được định liệu ngay từ đầu thế kỷ 20 khi Hiệp Hội Các Khối Óc Tinh Hoa (Elites) được thành lập. Sách lược cùng kế hoạch này, từng bước cải tổ các xã hội trong vùng, trở thành các xã hội dân chủ với thị trường tự do. 


Đó chính là chủ ý và chính sách chiến lược lâu dài, vừa giải quyết họa da vàng vừa sắp xếp lại trật tự thế giới trên căn bản quyền lợi của mỗi bên, đều được các bên tôn trọng để chấm dứt chiến tranh. Việc thực hiện chính sách chiến lược lâu dài này, được dựa vào Bản Hiến Chương Tuyên Ngôn Độc Lập Mỹ, làm đường hướng chỉ đạo cho tất cả kế hoạch trong hơn một thế kỷ qua. Mâu thuẫn giữa Mỹ với Rome cũng được đặt trong toàn cảnh này, đến nay mâu thuẫn mới được giải quyết thỏa đáng hầu xây dựng nền văn minh mới trên phương diện toàn cầu thay thế văn minh cũ, đúng theo dự kiến của Maya.

Sách lược và kế hoạch đó được tiến hành hầu đánh tan chủ nghĩa thực dân Âu Châu (chúng ta cần ghi nhớ, là không phải tất cả giới cầm quyền và giới giàu có trên thế giới, đều chấp nhận chủ trương này, cần thiết phải giải quyết bằng cách dùng vũ lực), để đánh tan chủ nghĩa đế quốc Nga và Tàu, đều là các mục tiêu từng giai đọan trên bước đường đi đến thống nhất nhân loại quy về một mối. 

Còn dụng độ giữa Mỹ và Hoa lúc này, đánh dấu bước cuối trong tiến trình dài đúng 100 năm, kể từ khi các bậc tinh hoa Âu-Mỹ thống nhất lập trường. Lập trường đó bằng cách nhìn nhận quyền lãnh đạo của Mỹ vào đầu thế kỷ 20, để dẫn đến việc Mỹ thành lập Cơ Quan Thuế Liên Bang vào năm 1913 theo Tu Chính Án 16, đánh dấu các cải tổ sâu rộng tương quan chiến lược ở hai bờ Đại Tây Dương. Nay thì tương quan chiến lược này chuyển sang Thái Bình Dương. Từ đó chúng ta có cái nhìn tổng quát, thấy rõ rằng việc hình thành ba mặt của kim tự tháp gồm : Mỹ Châu-Âu Châu và Á Châu. Dĩ nhiên khi đi sâu vào chi tiết, ta sẽ nhìn thấy lực dẫn đạo tại mỗi cạnh cửa kim tự tháp đó, mặt khác ta cũng chứng kiến trung tâm văn minh chuyển dịch như thế nào để tổng hợp văn minh nhân loại. 

Do thế, thế giới có xảy ra biến cố trọng đại trong năm 2013, thực ra chính là để kỷ niệm 100 năm quyết định của Hiệp Hội Những Khối Óc Tinh Hoa, về các vấn đề thế giới. Ta chẳng nên thắc mắc nhiều làm chi. 

Đối với chính trị toàn cầu, thì khái niệm về bạn được xem như đồng minh, với bạn tạm thời là hai khái niệm khác nhau.Bạn tạm thời chỉ hầu đạt được mục tiêu ngắn hạn, như Staline trong thế chiến II, tạo thêm lực đánh Phe Trục. Song Mỹ với Liên Sô vẫn mâu thuẫn quyền lợi và chủ trương bất khả tương nhượng. Như Mỹ với Bắc Kinh trong chiến tranh lạnh, bên ngoài là bạn cùng chống Liên Sô, nhưng bên trong là đối thủ tiềm ẩn : Vì Hán Hoa nuôi ý đồ lật Mỹ trong sách lược muốn nổi lên đánh bại thế lực văn minh Phương tây, hầu thiết lập trật tự thế giới kiểu Hán. Dựa trên định nghĩa này, khái niệm về bạn hay thù rất tương đối, người nghiên cứu hoặc làm chính trị phải biết chọn lựa bạn-đồng minh, hay còn gọi là đồng minh chiến lược, với bạn tạm thời để đạt được mục đích mìmh muốn. 

Qủa quan hệ Mỹ-Hoa quả thực chính là tiêu biểu cho mối tình đồng sàng dị mộng này. Bởi mâu thuẫn hai bên đối kháng dữ dội trong cuộc đối đầu với nhau, không chỉ vì vấn đề an ninh (kinh tế hay chính trị), thực chất nằm sâu thẳm trong cuộc đụng độ giữa hai nền văn minh: Đông với Tây.Trên căn bản đựng độ này, thì đụng độ giữa Hồi Giáo với Phương Tây được xem là nhỏ, bởi nói gì đi nữa, thì văn minh Trung Cận Đông cũng chính là cái nôi của văn minh Âu Châu (Ki-tô Giáo, La Mã và Hy Lạp) 

Các nên văn minh này chuyển dịch dần dần, rồi kết tụ lại, trở thành trung tâm văn minh Bắc Mỹ. Văn minh Bắc Mỹ này, có khả năng tổng hợp tất cả tinh hoa của văn minh nhân loại lại, tạo thành làn sóng văn minh thực sự đang ào ạt đổ vào Viễn Đông, để thực hiện tiến trình tổng hợp Đông-Tây, hầu hình thành một văn minh mới cho con người. Do thế, văn minh Phương Đông, được trân trọng khi tiến trình tổng hợp cụ thể đưọc hoàn tất trong thực tế. Lúc thiên hạ nói đến văn minh Phương Đông, lý thực là nói đến nền văn minh tối cổ đại của loài người, tức là văn minh Bách Việt chứ không phải văn minh Hán. 

Do thế chủng tộc Hán thật sự đang lo âu, nên chúng mới càng điên cuồng muốn diệt Tộc Bách Việt để củng cố vị trí Hán, nhằm che dấu mọi tàn tích của tiến trình ăn cướp văn minh Bách Việt cổ đại cũa người Việt chúng ta, để biến thành văn minh Hán mà Phương Tây đã thiếu khảo cứu, rồi những nhà khảo cô về văn hoá, không đào sâu tận nguồn tận gốc nên đã ngộ nhận. Vì vậy cuộc chiến đấu của ta chống Hán, không đơn giản chỉ là về chính trị, kinh tế thôi, song còn về chỗ sâu thẳm của chiến tranh văn hóa nữa.Vận hội lịch sử mấy ngàn năm là thế. Làn sóng văn minh con người đã vận hành như thế, tất nhiên Hán phải đành thua cuộc. Để tù đó giá trị văn minh Bách Việt ngày càng tỏa sáng với thiên hạ. 

Ông Henry Kissinger trong hồi ký, cũng như trong các cuộc phỏng vấn của chương trình Charlie Rose trên đài truyền hình PBS, đã hơn một lần ông nhắc đến lịch sử cả chục ngàn năm của văn minh Hoa Lục. Thực ra, Kissinger tến nhị, nhắc khéo cho bàng dân thiên hạ biết đến nền văn minh Bách Việt cuả cha ông ta vói thế giói. Vì cách nay 8000 năm, thì Hán vẫn còn lưu lạc đâu đó trên thảo nguyên. Kissinger cũng tế ni nhắc đến các cuộc đụng độ Hán với Ấn dưới thời nhà Tống, lý ra ông muốn nói đến cuộc đụng độ Ấn, Hoa sắp tới đây. 

Chúng tôi trình bày dài giòng như vậy để quý bạn đọc thấy được tầm quan trọng của vấn đề hôm nay, để hiểu thấu mối lo của Hán, và thế tất thắng của giòng tộc Bách Việt chúng ta. Chúng ta sớm gạt bỏ tất cả những dị biệt mất mát xảy ra trong mấy chục năm qua trong thời kỳ chiến tranh lạnh, đứng hẳn trong hàng ngũ các Nước dân chủ tiên tiến trên thế giới, mà ta xem như đồng minh chiến lược trong cuộc chiến tranh chống Tàu hôm nay. 

Nhiều người nghĩ rằng, đâu cần phải rắc rối như vậy, Mỹ cứ đem quân đánh tan nước Tảu như thời kỳ Chiến Tranh Nha Phiến, rồi thiết lập chế độ dân chủ ở đó là xong (như đang làm tại Irak cùng Afghanistan). Chuyện không đơn giản như ta nghĩ thế đâu, vì Mỹ với sự liên hệ chiến lược chằng chịt với các nước bạn, đồng thời vấn đề thế giới không thể giải quyết theo lối nhanh chóng như vậy được. Một khi tình trạng xã hội cùng kinh tế chưa chin mùi cho các thay đổi của thời đại, khi áp đặt sự thay đổi sẽ dẫn đến thảm bại.Khi đó chính ta bị tan rã sớm, nên các nhà chính trị phải đán đó cùng rất cẩn trọng là vậy. Khôn ngoan của nhà chiến lược, là đẩy địch đến chỗ tự tan rã từ bên trong, thế mới là tài. Lạm dụng sức của ta là kém khôn ngoan trong phưong lối chính trị hiện đại. 

Người ta tự hỏi tại sao Bắc Kinh lại mù quáng lao vào chủ nghĩa đế quốc, trong khi chính đế quốc Âu Châu, đế quốc Nga đều bị dẹp tan. Việc làm phi thương cú lừa này mới thực lớn, được dàn dựng kỹ lưỡng trước khi Nga lâm chiến trong thế chiến II, liên quan đến bản đồ toàn cầu hóa năm 1941. Theo đó, thế giới được chia thành nhiều zone, mỗi zone do một cường quốc thống trị. Zone 10 bao gồm Đông Nam Á do Tàu thống lĩnh, zone 9 thuộc Ấn Độ. Trước hết bản đồ này không phải chánh thức do Hiệp Hôi Nhưng Khối Óc Tinh Hoa (Hội Kín) phát hành. Do vậy mặc nhiên được coi như tín hiệu do Mỹ tung ra để dụ Stalin đứng về phía đồng minh, hầu dẹp chủ nghĩa Quốc Xã cực đoan Đức, Phát Xít Ý, Quân Phiệt Nhật. Trong khi đó, lại củng cố chủ nghĩa quốc gia cực đoan Nga, sau Nga là Tàu. Như thế bản đồ thế giới này, là phương tiện dụ cho Mao Trạch Động bành trướng khi ký Hiệp Dịnh Và Thông Báo Chung Thượng Hải năm 1972. 

Các nỗ lực hiện nay, đó là Mỹ nỗ lực cấy mầm mống dân chủ mong được bén rễ tại các nước Đông Nam Á, trước đà xâm lăng của Bắc Kinh chủ ý vào vùng Đông Nam Á là trước tiên. Do đó thế giới phải duyệt lại bản đồ toàn cầu hóa năm 1941, để tạm thời chuyển Đông Nam Á vào zone 9 cùng với Ấn Độ. Điều này giải thích lý do tại sao Bắc Kinh lồng lộn trong việc tranh chấp Biển Đông Nam Á là vậy. 
Đội hình tàu chiến khủng của Hạm đội Đông Hải trên biển Hoa Đông

Càng ngày Bắc Kinh càng thấy phải mở rộng chiến tranh để bảo vệ quyền lợi của mình. Vì vùng biển Đông Nam Á, là biểu tượng đối với quyền lực Hán để thị uy với Đài Loan, cũng như đảo Okinawa với Nhật Bản mà Bắc Kinh tự xem là lãnh thổ của mình. Nhưng Đông Nam Á chỉ là một phần trong tham vọng của Hán. Vùng Siberia mà Hán coi là lãnh thổ Hán nhưng Hán chưa dám đụng đến Vì Hán còn cần sự hỗ trợ của Nga trong canh bài tranh chấp chủ quyền với các lân bang hướng Nam và hưóng Dông cùng hướng Tây. Vả lại Hán cứ lặng lẽ xâm lăng Siberia mà ông Putin hay Metvedev đành ngồi chịu trận, vì dân Nga nay quá bệ rạc, quân đội tuy hùng hổ vậy, nhưng thực ra rất yếu về tổ chức, kỷ luật cũng như trình độ tác chiến. 

Hán xem Ấn Độ là sự đe dọa tiềm ẩn vì khối dân Ấn nhanh chóng vượt khối dân Hán chỉ trong 10 năm tới đây. Năm 1962 Hán đã chiếm vùng Aksai Chin ở hướng đông bắc Kashmir thuộc Ấn, nay Hán đòi quyền lãnh thổ trên ba vùng khác dọc biên giới hai nước Ấn Hoa, nhưng quan trọng nhất và lớn nhất chính là vùng lãnh thổ thuộc Ấn nằm hướng đông Bhutan kéo dài đến biên giới Miến Điện. Mỹ nhìn thấu tham vọng của Hán, nên cứ lẳng lặng đem súng đạn cho Hán bành trướng là vậy. Nay chính là lúc Mỹ trở cờ như đã từng xảy ra với Nhật hay Đức hoặc Nga trước đây.

(còn tiếp)
NLB
Tác giả gửi trực tiếp cho LTCGVN


0 nhận xét:

Đăng nhận xét