1

www.luongtamconggiaovietnam.blogspot.com

2

www.luongtamconggiaovietnam.blogspot.com

3

www.luongtamconggiaovietnam.blogspot.com

4

www.luongtamconggiaovietnam.blogspot.com

5

www.luongtamconggiaovietnam.blogspot.com

Thứ Năm, 31 tháng 5, 2012

[Video] RFA: Thế giới trong tuần - Bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ thăm Việt Nam

LTCGVN (31.05.2012) 
*  Thế giới trong tuần


============================
* Bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ thăm Việt Nam
Mục đích chuyến thăm Việt Nam của Bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ? RFA phỏng vấn GS Nguyễn Mạnh Hùng, Đại học George Mason Hoa Kỳ.



[Video] RFA: Những con số trong tuần - Cuộc Sống Quanh Ta

LTCGVN (31.05.2012) 
* Những con số trong tuần
Các dữ liệu về kinh tế, xã hội đáng chú ý tại Việt Nam.


==============================
* Cuộc Sống Quanh Ta
Người Việt háo hức trước ngày hội bóng đá EURO 2012.

[Video] RFA: Bản tin video ngày 29&30.05.2012

LTCGVN (30.05.2012) 
Bản tin video ngày 29.05.2012
Hai bị can trong vụ Tiên Lãng gửi đơn đòi miễn tố.




========================
* Bản tin video sáng ngày 30.05.2012



========================
* Bản tin video tối ngày 30.05.2012
Hàng trăm nông dân tập trung khiếu kiện trước Ủy ban Nhân dân tỉnh An Giang


Khi Tổ quốc gọi ta…



LTCGVN (31.05.2012)  - Sài Gòn - Ngày 05.06.2011 là một ngày đáng nhớ đối với những người tham gia biểu tình yêu nước chống Trung Quốc và những ai căm phẫn, sôi sục trước sự bành trướng ngang ngược của Trung Quốc trên biển Đông. Tôi nghĩ, mỗi người đều có những cảm xúc  khác nhau về ngày này, riêng cá nhân tôi, một người đã tham gia đoàn biểu tình, tôi thấy xao xuyến lắm. Khó mà tả được  cái cảm giác  lâng lâng, nuối tiếc, thèm thuồng và hy vọng.
Đã gần một năm qua đi kể từ ngày chung tay đều bước cất lên tiếng ca Việt Nam quê hương ta, “này người anh em”… đến hôm nay nhìn lại, bọn Tàu kia vẫn ngang nhiên cắt cáp dầu khí, bắt giữ tàu đánh cá, ngư dân Việt Nam, tàu của chúng tràn ngập biển Đông. Chúng tận lực khai thác ngay trên biển đảo quê hương ta mà nói đó là điều rất đỗi bình thường.  Máu căm hờn ai thấy cũng sục sôi, hào khí xưa con cháu Tiên Rồng, sự dồn nén, cam chịu khiến cho những người con nhìn về Tổ quốc, nhìn về nơi hải đảo xa xôi Hoàng Sa – Trường Sa yêu dấu trong nỗi uất nghẹn, đau buồn. Cảm xúc ứ đọng thành những giọt nước mắt nặng hạt đong đầy trong khóe mi cay.
Ngày này của năm trước, tôi không có can đảm viết và nói ra như ngày hôm nay. Có lẽ cũng do biến cố  gia đình khiến tôi hiểu biết nhiều hơn. Nhưng rõ ràng là, nó không liên quan đến những gì mà tôi đã làm, không liên quan đến bước chân đồng hành trong đoàn biểu tình của những ngày hè oi ả, nắng cháy hăng say một năm trước.
Cũng có thể có nhiều người ác ý hay cố tình đánh tráo khái niệm cho rằng tôi đang mập mờ giữa hai chuyện đó. Nhưng họ quên đi một điều đó là hai chuyện hoàn toàn khác nhau. Tôi đã từng nói cũng như trả lời rất nhiều cuộc phỏng vấn để thể hiện rõ quan điểm cá nhân:
-          Tôi đòi công lý cho bố mình với tư cách là một người con.
-          Tôi tham gia biểu tình yêu nước với tư cách 1 người công dân.
Xin đừng đánh đồng những điều đó với nhau.
Không thể nói tôi tham gia vào hoạt động yêu nước là tôi phải vứt bỏ công việc của gia đình mình.
Càng không thể cho rằng tôi đấu tranh đòi sự công bằng minh bạch cho cái chết của bố mình thì tôi không được quyền yêu nước.
Và tôi cảm thấy rằng không ai có quyền chất vấn tôi khi không trực diện, thẳng thắn mà phải ẩn mình thông qua những người khác, những blog khác, bởi vì những gì tôi làm đều là trách nhiệm mà tôi nghĩ phải làm. Tôi không nghĩ rằng mình sẽ không bao giờ làm điều gì sai, bởi phàm là con người thì khó có ai có thể tránh khỏi sai lầm. Nhưng tôi có thể chắc chắn một điều rằng: Tôi chưa làm sai điều gì đối với người khác, đối với gia đình, và đối với đất nước của tôi.
Khi tôi bước chân xuống đường tôi chưa hề nghĩ đến một ngày người ta biết tôi là ai, không nghĩ cuộc đời sẽ đưa đẩy tôi đến với những người bạn nào. Khi đọc được lời kêu gọi biểu tình yêu nước chống Trung Quốc trên mạng, qua tìm hiểu trên Facebook, tôi biết được đất nước tôi, quê hương tôi đang phải đối diện, trải qua những khó khăn, sự đe dọa, rình rập, xâm lược của tên hàng xóm xấu bụng mà báo chí vẫn gọi là “láng giềng tốt”. Tôi đã quyết định tham gia vào cuộc biểu tình khẳng định chủ quyền của dân tộc mình, khẳng định quyền của một công dân trong một đất nước độc lập với truyền thống yêu nước với bốn ngàn năm lịch sử.
Nhưng ngày 05/06 năm ngoái, tôi không có xuống đường. Tôi không bước từng bước, hô từng tiếng vang “Hoàng Sa- Trường Sa là của Việt Nam”, “ Phản đối Trung Quốc xâm lược”. “ Bảo vệ chủ quyền Việt Nam, bảo vệ toàn  vẹn lãnh thổ, bảo vệ ngư dân Việt Nam”…
Tôi có đi, tôi có đến chỗ mọi người biểu tình, có nhìn thấy những đoàn người từ nhiều ngả trên đường phố hô vang. Nhưng tôi đã không có can đảm bước xuống cùng họ. Tôi không có biết là xuống đó biểu tình rồi có sao không nữa, rồi có bị bắt, có bị xử phạt hay như thế nào đó không. Tôi không có kinh nghiệm cũng như sự hiểu biết nhiều trong việc đó, trong khi tôi lại đi xe, không biết gửi sao cho tiện. Tôi chỉ đi qua, dừng xe lại, cầm chiếc máy ảnh du lịch trên tay và bấm lấy những bức hình. Qua Bờ Hồ rồi vòng lên đường Hàng Bông, những đoàn người khác nhau, nhưng những giọt mồ hôi trên khuôn mặt của những người tham gia biểu tình như hoà cùng máu và nước mắt của cha ông đã đổ xuống vì quê hương thân yêu. Những tiếng hát, lời ca như bùng lên dữ dội trong sự kìm nén. Tôi nhìn họ bằng ánh mắt thèm thuồng, bằng sự ham muốn tuột bậc, sự ham muốn được “YÊU NƯỚC”, chẳng có gì hơn, họ đã truyền cho tôi nghị lực và sức mạnh của lòng dũng cảm. Và tôi quyết định, một quyết định gan dạ và táo bạo, có thể nói như vậy với lúc bấy giờ, vào khoảng thời gian đó của tôi, tôi bước xuống đường, bước  ra khỏi những lý thuyết của sự sợ hãi, ngày 12/06 tôi đã xuống đường. Đó là sự kỳ diệu đối với tôi, đúng vậy, nhận thức là cả một quá trình. Vượt qua nỗi sợ hãi là cả một bài học.
Trong những buổi biểu tình, tôi có rất nhiều kỉ niệm, vui có, sợ có, lo lắng có, hoài nghi có, thậm chí đau lòng cũng có. Đau lòng là khi tôi chứng kiến, tôi nhìn thấy đồng bào tôi, những người đáng lẽ ra phải đứng về phía chúng tôi, bảo vệ chúng tôi, lại chĩa mũi nhọn, họng súng vào chúng tôi mà ngăn cản. Có khi thì tôi thấy thương yêu, thương những người mà tôi chưa gặp lần nào, khi họ bị bắt vì cũng như tôi đi biểu tình yêu nước mà đến tối mịt vẫn chưa được thả ra, đó là những anh chị em Sài Gòn ngày 17/07/2011 đã bị bắt, bị đánh. Tôi cũng thao thức như người thân của họ ngóng chờ họ trở về.  Về những  cô chú, anh chị em cùng tôi biểu tình ngoài Hà Nội thì rõ ràng tình cảm đó là chắc chắn, sự lo lắng và yêu thương khi họ bị bắt là không thể khác được với những nhịp đập hồi hộp của trái tim tôi vì ngoài chí hướng đồng  lòng của những con người cùng nhiệt huyết, chúng tôi còn có tình cảm chân tay, đồng đội mến thương, sẻ chia tiếp sức cho nhau trên con đường nắng cháy. Còn đây, những người kia là những người cách tôi cả ngàn cây số, tôi chưa bao giờ được tiếp xúc, hay nắm tay hô vang cùng họ một lần, vậy mà sao khi họ bị bắt đem đi, tôi lại thương lo họ đến vậy. Tất cả tình thương mến thương đó giữa chúng tôi, không hề có sự vụ lợi, toan tính hay nghĩ rằng mình làm để được gì cho bản thân, tất cả đều xuất phát từ một điểm duy nhất, đó là tình yêu  quê hương đất nước, tình yêu máu thịt đồng bào. Những con người không có trái tim và chỉ có những kẻ không có trái tim và bộ óc thì mới chối bỏ dân tộc mình, anh em mình, thì mới có thể nghĩ những giọt nước mắt, mồ hôi đang chảy của đồng bào mình là gian dối, là toan tính.
Ngày cũ đã qua đi, nhưng ngày mới sẽ lại tới, tôi tin rằng rồi một ngày, một ngày không  xa ấy, tất cả chúng ta, những con người Việt Nam, sẽ cùng “ đứng chung đồng bào” để “Đáp lời sông núi”.
“Làm sao ngăn được tình yêu với quê hương, đi trên đường tay trong tay đều nhịp bước.
Để còn nhớ tiếng nói cha ông, giặc vào đây sẽ bại vong, còn ghi dấu Bạch Đằng Giang cuộn sóng.
Để ngày sau nhớ hôm nay người Việt Nam tay cầm tay. Tình yêu nước đến bên nhau đứng chung đồng bào.
Tổ Quốc gọi ta Hoàng Sa Trường Sa, rồi sẽ đến lúc chúng ta giành lại.
Nổi sóng biển đông, con cháu Tiên Rồng.
Này người anh em, nắm tay cùng tôi !”
TRỊNH KIM TIẾN

George Orwell: Đồng chí Napoleon lúc nào cũng đúng (9)




LTCGVN (31.05.2012) - Trại Súc Vật - Cái móng bị thương của Chiến Sĩ chữa mãi vẫn không khỏi. Trong khi đó lũ súc vật tiến hành khôi phục cối xay gió ngay sau lễ mừng chiến thắng. Chiến Sĩ không nghỉ ngày nào, nó rất tự hào là đã không để cho những con khác thấy nó đang bị đau. Chỉ đến tối nó mới bảo với Bà Mập là bị vết thương hành hạ. Bà Mập phải nhai lá cây và đắp vào vết thương cho Chiến Sĩ. Nó cùng với Benjamin thuyết phục Chiến Sĩ hãy tự bảo trọng.
“Phổi loài ngựa không được khoẻ đâu”, Nó nói.
Nhưng Chiến Sĩ không nghe. Nó bảo chỉ có một ước nguyện duy nhất là được trông thấy cối xay gió hoàn thành trước khi nghỉ hưu mà thôi.
Ngay từ khi mới thiết lập luật lệ của Trại Súc Vật, đã có qui định tuổi nghỉ hưu của ngựa và lợn là mười hai, của bò là mười bốn, của chó là chín, của cừu là bảy, còn của gà là năm. Chúng cũng đã thống nhất là sẽ không để cho những con về hưu phải thiếu thốn bất cứ thứ gì. Thực ra thì cho đến nay cũng chưa có con nào nghỉ hưu cả, nhưng thời gian gần đây vấn đề này rất hay được đem ra bàn thảo. Bây giờ, khi miếng đất cạnh khu vườn được đem đi trồng lúa mạch rồi thì lại có tin là một góc bãi cỏ dài sẽ được rào riêng ra cho những con già cả. Cũng có tin nói rằng ngựa hưu sẽ được lĩnh hai cân ngũ cốc mỗi ngày, đấy là mùa hè, còn mùa đông thì được bảy cân cỏ khô, ngày lễ thì còn được phát thêm một củ cà rốt hay một quả táo nữa. Sang năm Chiến Sĩ sẽ tròn mười hai tuổi.
Hiện nay đời sống của chúng phải nói là khá chật vật. Mùa đông năm nay lạnh không khác gì năm trước mà thực phẩm thì khan hiếm hơn. Khẩu phần, trừ của chó và lợn, đều bị cắt bớt. Tuyệt đối bình quân, Chỉ Điểm giải thích, là trái với nguyên tắc của Súc Sinh Kinh. Nó dễ dàng chứng minh cho những con khác thấy rằng thực ra là chúng có đủ lương thực, khan hiếm thực phẩm chỉ là giả tạo. Dĩ nhiên là lúc này cần phải có một sự điều chỉnh nhất định (Chỉ Điểm nói là “điều chỉnh” chứ không phải “cắt bớt”) nhưng nếu so với thời còn lão Jones thì sự cải thiện là rõ ràng. Bằng một giọng đọc nhanh và the thé chói tai, nó đưa ra những con số rất cụ thể, chứng minh rằng chúng thu được nhiều yến mạch, nhiều cỏ khô, nhiều củ cải hơn thời còn lão Jones, công việc lại nhẹ nhàng hơn, nước uống có chất lượng cao hơn, chúng sống lâu hơn, tỉ lệ trẻ sơ sinh sống sót cao hơn, chúng có nhiều rơm làm nệm hơn, ít chấy rận hơn. Mọi con đều tin như thế. Thực ra mà nói thì chúng cũng đã quên gần hết những chuyện thời ông Jones rồi. Chúng chỉ biết rằng cuộc sống hiện nay rất khó khăn, vất vả, chúng thường bị đói, bị rét và hễ mở mắt ra là chúng phải làm. Trước đây chắc là còn khó khăn nữa. Chúng vui lòng tin như thế. Ngoài ra, quan trọng hơn nữa là trước đây chúng là nô lệ, bây giờ chúng được tự do, Chỉ Điểm luôn nhấn mạnh như vậy.
Nhân khẩu ngày một tăng. Mùa thu vừa rồi có bốn chị lợn nằm ổ cùng một lúc, chúng sinh được những ba mươi mốt con cả thảy. Tất cả đều là lợn khoang, cả trại chỉ có một mình Napoleon là lợn giống nên có thể đoán ngay được chúng là con ai. Toàn trại được thông báo rằng hiện đang tiến hành mua gạch và gỗ, khi nào mua được thì sẽ xây lớp học. Còn hiện thời thì lũ lợn con sẽ được giao cho Napoleon dạy dỗ trong khu nhà bếp. Lũ lợn con được đưa ra vườn chơi nhưng bị cấm tiếp xúc với bọn thú con khác loài. Một điều luật mới cũng được đưa ra trong khoảng thời gian này, ấy là khi gặp nhau thì tất cả phải đứng sang bên, nhường đường cho lợn đi trước, đồng thời, giống lợn, không phân biệt chức vụ được đeo băng xanh ở đuôi vào các ngày chủ nhật.
Năm nay là một năm khá thành công, nhưng tiền thì vẫn thiếu. Còn phải mua gạch, vôi và cát để xây trường học; lại còn phải tiết kiệm để mua máy móc cho cối xay gió nữa. Rồi phải mua dầu thắp, nến và đường cho riêng Napoleon (nó cấm các con lợn khác ăn đường vì sợ chúng sẽ bị tăng trọng) và bao nhiêu thứ khác như dụng cụ, đinh, dây thừng, than, dây thép, tấm lợp và bánh bích qui cho chó nữa. Phải bán một phần cỏ khô và khoai tây, hợp đồng bán trứng gà đã tăng lên đến sáu trăm quả mỗi tuần thành thử số gà gần như không tăng, nếu không nói là giảm vì số trứng chúng để lại ấp quá ít. Tháng mười hai đã giảm khẩu phần một lần, tháng hai lại bị giảm một lần nữa và để tiết kiệm, từ nay ban đêm không được thắp đèn trong các chuồng nữa. Nhưng lũ lợn có vẻ như vẫn sống khoẻ, chí ít con nào cũng lên cân. Một lần, vào buổi chiều tháng hai, trong khu sân trại bỗng có một mùi thơm nồng, lũ súc vật chưa từng ngửi thấy mùi này bao giờ. Hoá ra mùi ấy xuất phát từ cái nhà nằm ở sau bếp, thời còn lão Jones vẫn dùng để nấu bia, nhưng lâu nay bỏ không. Có con nào đó nói rằng đấy là mùi lúa mạch nấu. Lũ súc vật hít hà mãi cái mùi thơm nồng, cay cay đó và cố đoán xem tối nay chúng có được ăn “hèm” không. Nhưng tối hôm đó không có “hèm”, đến chủ nhật chúng lại được thông báo rằng từ nay lúa mạch sẽ để dành riêng cho lũ lợn. Miếng đất cạnh khu vườn đã được gieo lúa mạch rồi. Sau đó lại có tin nói rằng từ nay mỗi con lợn sẽ được nửa lít bia một ngày, riêng Napoleon thì được uống hai lít, mà phải uống bằng cốc pha lê.
Tuy còn nhiều khó khăn, nhưng cuộc đời vẫn đáng sống hơn xưa rất nhiều. Chưa bao giờ chúng được hát, được nghe nói chuyện, được đi mít-tinh, biểu tình nhiều như bây giờ. Napoleon ra lệnh mỗi tuần phải có một cuộc Diễu Hành mà nó gọi là Tự Phát, mục đích là để ngợi ca cuộc đấu tranh và những thành quả của Trại Súc Vật. Đúng giờ qui định tất cả sẽ rời bỏ ngay công việc, xếp thành đội ngũ, lần lượt là lũ lợn rồi đến ngựa, bò, cừu và cuối cùng là gà, vịt đi đều bước xung quanh trang trại. Con gà trống màu đen của Napoleon luôn luôn đi đầu, còn hai bên đoàn diễu hành là lũ chó. Chiến Sĩ và Bà Mập mang lá cờ màu xanh giữa có hình sừng và móng và khẩu hiệu “Đồng chí Napoleon muôn năm”. Các buổi mít-tinh bao giờ cũng kết thúc với màn trình bày bài thơ ngợi ca Napoleon và báo cáo của Chỉ Điểm về những thành tích trong việc tăng gia sản xuất thời gian vừa qua; những dịp lễ lạt thường có bắn các loạt súng chào mừng nữa. Lũ cừu đặc biệt khoái đi diễu hành, nếu có con nào phàn nàn (nhất là khi vắng bọn chó và lợn) là diễu hành chỉ tổ rét và mất thời gian thì chúng lập tức tụng bài cầu nguyện muôn thuở: “Bốn chân tốt, hai chân xấu”, mà chúng tụng to đến nỗi át được mọi lời phàn nàn, hậm hực. Nhưng nói chung là đa số thích những buổi lễ lạt kiểu ấy. Chúng thấy được an ủi phần nào vì các buổi tụ tập như vậy nhắc nhở chúng rằng chúng thực sự là chủ nhân của trang trại và mọi việc chúng làm đều là vì chúng mà thôi. Những bài hát, những cuộc diễu hành, số liệu của Chỉ Điểm, tiếng súng chào mừng, tiếng gáy của con gà trống và ngọn cờ tung bay trước gió đã giúp quên đi, dù chỉ trong phút chốc cái đói cồn cào đang hành hạ chúng.
Tháng tư, Trại Súc Vật tự tuyên bố là Nước Cộng Hòa, cần phải bầu Tổng Thống. Chỉ có một ứng cử viên duy nhất. Napoleon trúng cử một trăm phần trăm. Ngay hôm đó lại có tin đã tìm thấy những tài liệu mới chứng tỏ Tuyết Tròn đã cộng tác với lão Jones ngay từ đầu. Hoá ra là Tuyết Tròn không chỉ sử dụng chiến thuật khôn khéo nhằm làm thất bại Chiến Dịch Chuồng Bò, như chúng đã thấy trước đây, mà còn đứng hẳn về phía lão Jones nữa. Chính Tuyết Tròn đã dẫn đầu đoàn người xâm nhập, miệng hô lớn: “Loài người muôn năm!”. Còn những vết thương trên lưng nó, vẫn có mấy con còn sống trông thấy những vết thương ấy và nhớ rõ rằng đấy chính là vết răng của Napoleon. 
Sau nhiều năm vắng bóng, giữa mùa hè vừa rồi con Moses bỗng lại xuất hiện. Nó hầu như không thay đổi, vẫn chẳng chịu làm gì và suốt ngày kể chuyện hão huyền về Núi Xôi. Nó thường đậu trên cành cây, vẫy vẫy đôi cánh đen và nói hàng giờ liền, miễn là có con nào đó chịu nghe.
“Ở trên kia, thưa các đồng chí”, Nó vừa nói vừa lấy mỏ chỉ lên trời, “phía trên những đám mây màu đen kia là Núi Xôi, là nơi các loài vật khốn khổ chúng ta sẽ được yên nghỉ đời đời.”
Nó còn nói rằng nó đã từng bay tới đó một lần rồi, đã từng trông thấy những cánh đồng cỏ ba lá xanh tốt quanh năm, trông thấy những khu vườn mọc đầy bánh nhân hạt lanh cũng như đường cục. Thế mà có nhiều con tin. Chúng nghĩ rằng chúng đang bị đói, khổ, vất vả; thế thì việc có một thế giới an lành hơn ở đâu đó cũng là lẽ công bằng mà thôi. Nhưng điều chúng không thể hiểu được chính là thái độ của bọn lợn đối với Moses. Lũ lợn miệt thị rằng Núi Xôi chỉ là chuyện bịa, nhưng Moses không những không bị đuổi đi mà còn được cấp một vại bia mỗi ngày.
Cuối cùng thì móng của Chiến Sĩ cũng khỏi, nó lao vào công việc hăng hơn lúc nào hết. Những con khác cũng phải làm không khác gì tù khổ sai. Ngoài công việc thường kì của trại và khôi phục cối xay gió thì còn việc xây trường cho lũ lợn con nữa. Trường học được khởi công vào tháng ba. Đôi khi tưởng chừng như không thể nào chịu nổi thời gian và cường độ lao động ấy với một cái dạ dày lép kẹp, nhưng Chiến Sĩ không hề ngả lòng. Không có một dấu hiệu gì, kể cả trong lời nói cũng như việc làm chứng tỏ sức lực của nó không còn được như xưa nữa. Tuy thế, tướng mạo của nó có thay đổi chút ít, da nó không còn được nhuận như trước, hông nó trông cũng nhỏ đi. Mọi con đều nói: “Có cỏ non là Chiến Sĩ sẽ bình phục ngay ấy mà“, nhưng mùa xuân đã về, cỏ non đã lên xanh mà Chiến Sĩ chẳng hề mập thêm chút nào. Những khi trông nó gồng mình kéo đá lên khỏi bờ dốc, có cảm tưởng như sức nó đã kiệt, phải là một ý chí sắt đá lắm mới đứng vững được như thế. Nhìn vào đôi môi, người tinh có thể thấy rằng nó đang định nói: “Tôi sẽ cố gắng hơn nữa”, nhưng không thể thốt lên lời. Bà Mập và Benjamin lại nhắc nó giữ gìn sức khoẻ, nhưng nó vẫn bỏ ngoài tai. Ngày sinh nhật lần thứ mười hai đang đến gần. Nó chỉ quan tâm đến một việc duy nhất sau đây: làm sao gom được thật nhiều đá trước khi nghỉ hưu, còn sau đó muốn ra sao thì ra.
Một hôm, lúc ấy đã khá khuya, bỗng có tin Chiến Sĩ gặp nạn. Hoá ra là nó đi kéo xe đá một mình. Không phải là tin đồn nữa, sự thật là thế, mấy phút sau có hai con bồ câu bay về.
“Chiến Sĩ bị ngã! Nó ngã nằm nghiêng, không dậy được nữa rồi!”, hai con bồ câu thông báo.
Gần một nửa số súc vật trong trang trại lao về phía gò đất. Chiến Sỹ nằm đó, giữa hai càng xe, cổ vươn ra, nhưng yếu quá, không thể nhấc đầu lên được. Lưng nó đẫm mồ hôi, hai mắt trông dại hẳn đi. Một dòng máu nhỏ đang rỉ ra khỏi miệng. Bà Mập quì xuống bên cạnh.
“Chiến Sĩ!”, nó hỏi, “Anh sao vậy?”
“Không thở được nữa rồi”, Chiến Sĩ thều thào nói, “Nhưng không sao. Tôi nghĩ các bạn sẽ dựng lại được cối xay gió. Có nhiều đá lắm rồi. Dù sao cũng chỉ một tháng nữa là tôi sẽ nghỉ hưu thôi. Nói thật, tôi mong được nghỉ hưu lắm. Benjamin cũng già rồi, nếu nó cũng được nghỉ hưu cùng lúc với tôi để cho có bạn thì tốt biết bao.”
“Đi báo cho Chỉ Điểm ngay”, Bà Mập nói.
Tất cả lập tức chạy về khu nhà chính để tìm Chỉ Điểm. Chỉ có Bà Mập và Benjamin ở lại. Benjamin yên lặng nằm xuống bên cạnh Chiến Sĩ và dùng đuôi đuổi ruồi cho nó. Khoảng mười lăm phút sau thì Chỉ Điểm tới, mặt lộ đầy vẻ thương cảm và sốt sắng. Nó nói rằng đồng chí Napoleon rất buồn khi biết tin tai nạn đã xảy ra với một trong những người lao động trung thành nhất của trang trại và đang sắp xếp để đưa Chiến Sĩ đến chữa tại bệnh viện ở Willingdon. Nhưng lũ súc vật lại cảm thấy có cái gì đó không yên tâm vì từ trước tới nay ngoài Mollie và Tuyết Tròn ra thì chưa có con nào đi khỏi trang trại, vả lại chúng cũng không thích giao một đồng chí bị bệnh vào tay con người. Nhưng Chỉ Điểm dễ dàng thuyết phục được chúng rằng các bác sĩ thú y ở Willingdon sẽ chữa cho Chiến Sĩ tốt hơn là cứ để nó nằm ở trại. Khoảng nửa tiếng sau thì Chiến Sĩ đứng dậy được, nó lết dần về chuồng. Bà Mập và Benjamin lấy rơm trải cho nó một cái ổ khá dày. 
Chiến Sĩ nằm trong chuồng hai ngày liền. Lũ lợn tìm được một chai thuốc màu hồng khá to ở trong tủ thuốc đặt tại phòng tắm và đem ra cho nó. Bà Mập bắt nó uống hai lần một ngày, ngay sau bữa ăn. Buổi tối Bà Mập vào chuồng của Chiến Sĩ để tâm sự, trong khi Benjamin thì đuổi ruồi cho nó. Chiến Sĩ nói rằng nó chẳng có gì phải phàn nàn. Nếu lần này hồi phục được thì nó có thể sống thêm khoảng ba năm nữa, nó mong được sống những ngày thanh thản còn lại trong góc cái bãi cỏ rộng dành cho những con về hưu. Nó sẽ dành trọn thời gian rảnh rỗi để học tập, nâng cao trình độ. Nó bảo nó sẽ dành toàn bộ quãng đời còn lại để học cho thuộc hai mươi hai chữ cái.
Benjamin và Bà Mập chỉ có thể chăm sóc Chiến Sĩ sau giờ tan tầm, thế mà cái xe đến bắt nó lại xuất hiện vào lúc gần trưa. Mấy con lợn đang chỉ huy cả bọn gieo hạt cải ở ngoài đồng thì bỗng thấy Benjamin phi nước đại từ trang trại tới, miệng gào đến lạc cả giọng. Đây là lần đầu tiên chúng thấy Benjamin xúc động như vậy, cũng là lần đầu tiên chúng thấy nó phi nước đại.
“Mau lên! Mau lên!”, nó gào lên, “Lại đây mau lên! Họ mang Chiến Sĩ đi rồi!”
Cả bọn lập tức bỏ việc và cùng chạy về phía khu nhà chính, không đợi lũ lợn có cho phép hay không. Quả nhiên, trong sân có một cái xe song mã đóng kín cửa, bên sườn xe có ghi hàng chữ khá to, anh chàng đánh xe đội một cái mũ phớt trông rất láu cá. Chiến Sĩ không còn trong chuồng nữa.
Lũ súc vật tập trung quanh chiếc xe.
“Đi khoẻ nhá, Chiến Sĩ!”, Chúng đồng thanh hô, “Tạm biệt!” 
“Ngu, ngu thế”, Benjamin vừa gào thét, vừa chạy xung quanh, chân nện xuống đất ầm ầm, “Ngu, không nhìn thấy chữ gì à?”
Cả bọn như tỉnh ngộ, yên lặng nhìn nhau. Con lừa Muriel bắt đầu đánh vần, nhưng Benjamin đã đẩy nó ra và đọc:
“Lò mổ Alfred Simmond, Willingdon. Mua bán thịt, xương, da ngựa. Cung cấp cũi chó. Đã hiểu chưa? Chúng mang Chiến Sỹ đi làm thịt đấy!”
Một tiếng thét kinh hoàng cùng phát ra từ mọi lồng ngực. Đúng lúc đó, anh chàng đánh xe ra roi và hai con ngựa kéo bắt đầu chạy nước kiệu. Cái xe từ từ đi ra khỏi sân. Cả lũ cùng chạy theo sau, vừa chạy vừa khóc như mưa như gió. Bà Mập lao lên. Cái xe cũng tăng tốc. Bà Mập cố phóng lên, nhưng sức nó không còn, làm sao theo nổi hai con kia. 
“Chiến Sĩ!”, Nó gào lên, “Chiến Sĩ! Chiến Sĩ! Chiến Sĩ!”
Không biết Chiến Sĩ có nghe thấy tiếng gọi từ bên ngoài hay không, nhưng cái mõm với một vệt màu trắng chạy dọc sống mũi của nó có lấp ló phía trong cái cửa sổ nhỏ ở đằng sau xe.
“Chiến Sĩ!”, Bà Mập gào đến lạc giọng, “Chạy đi! Chạy đi! Chạy mau lên! Chúng giết anh đấy!”
Tất cả đồng thanh thét lên:
“Chạy đi, Chiến Sĩ , Chạy đi!”
Nhưng hai con ngựa đã tăng tốc, cái xe ngày một đi xa hơn. Không biết là Chiến Sĩ có nghe rõ Bà Mập nói gì hay không, nhưng không còn trông thấy mõm nó bên trong cửa sổ nữa, đồng thời người ta nghe thấy tiếng chân nó nện vào thành xe đều và vang không khác gì tiếng trống ngũ liên. Đấy là Chiến Sĩ đạp vào thành xe để tìm lối thoát. Trước đây thì chỉ vài cái đạp như thế cũng đủ làm cho chiếc xe này biến thành củi rồi. Nhưng lạy Chúa tôi! Sức nó nay còn đâu và tiếng đạp cứ nhỏ dần, nhỏ dần rồi im hẳn. Không biết làm thế nào, lũ súc vật đành quay ra cầu cứu hai con ngựa kéo, xin chúng đừng chạy nữa.
“Các đồng chí! Các đồng chí!”, Chúng lại đồng thanh gào lên, “Các đồng chí có biết đang mang người anh em của mình đi đâu không?”
Nhưng hai con vật ngu lâu, đầu óc tăm tối đó không hiểu, chúng chỉ khẽ vểnh tai lên và càng chạy nhanh thêm. Không còn thấy Chiến Sĩ thấp thoáng bên trong cái cửa sổ nhỏ nữa. Có con nghĩ đến việc chạy ra để đóng cánh cổng lớn lại, nhưng quá trễ mất rồi, chiếc xe đã ra đến đường lớn và đi xa dần. Từ đấy không ai còn trông thấy Chiến Sĩ nữa.
Ba ngày sau có thông báo rằng Chiến Sĩ đã mất tại bệnh viện ở Willingdon, mặc dù đã được chăm sóc rất tận tình. Chính Chỉ Điểm thông báo như thế. Nó còn nói rằng nó đã ở cạnh Chiến Sĩ trong giờ phút lâm chung.
“Thật vô cùng cảm động”, Chỉ Điểm vừa nói vừa lau nước mắt, “Tôi ngồi bên Chiến Sĩ khi đồng chí ấy trút hơi thở cuối cùng. Trước khi chết đồng chí ấy đã yếu lắm, không nói được nữa, nhưng đồng chí ấy vẫn cố thì thầm nói rằng đồng chí ấy chỉ tiếc không được tham dự lễ khánh thành cối xay gió. “Tiến lên, các đồng chí – đồng chí ấy nói – Vì sự nghiệp của cuộc Khởi Nghĩa hãy tiến lên! Trại Súc Vật muôn năm! Đồng chí Napoleon muôn năm! Đồng chí Napoleon bao giờ cũng đúng!” – Đấy chính là những lời nói cuối cùng của đồng chí ấy”.
Lúc đó thái độ của Chỉ Điểm đột nhiên thay đổi. Nó ngồi im một lúc, sau đó nhìn quanh khắp lượt rồi mới tiếp tục câu chuyện.
Nó bảo rằng từ khi đưa Chiến Sĩ đi thì ở trại đã lan truyền những tin đồn thất thiệt. Một số con nhìn thấy chữ “Lò mổ” trên thành xe đã vội kết luận rằng Chiến Sĩ bị đưa đi làm thịt. Chỉ Điểm nói rằng nó không thể tin là các con vật trong trại lại ngu ngốc đến thế. Không thể tin, Chỉ Điểm vừa nói vừa vẫy đuôi và nhảy loạn xạ lên, là các con vật trong trại lại có thể nghĩ về lãnh tụ kính yêu, nghĩ về đồng chí Napoleon theo chiều hướng đó! Mọi việc đơn giản hơn rất nhiều. Số là ông bác sĩ thú y đã mua lại cái xe của lò mổ, nhưng ông ta chưa kịp xoá tên chủ cũ đi. Lí do chỉ có vậy thôi.
Nghe nói thế, cả bọn đều cảm thấy yên lòng. Còn khi Chỉ Điểm tả rõ cảnh chăm sóc, cũng như những thuốc men đắt tiền mà Napoleon hạ lệnh mua để chạy chữa cho Chiến Sĩ trong những ngày cuối cùng vừa qua thì những nghi ngờ lâu nay được giải toả hẳn và nỗi buồn mất bạn vơi đi bội phần: dù sao thì Chiến Sĩ cũng được mồ yên mả đẹp rồi.
Chính Napoleon tham dự cuộc họp vào sáng chủ nhật và đọc một bài diễn văn tưởng niệm Chiến Sĩ. Chúng ta không có điều kiện, nó nói, đưa thi hài của người đồng chí quá cố về trang trại, nhưng nó đã ra lệnh làm một vòng hoa thật lớn, hoa lấy ngay trong vườn trại và đưa đến Willingdon để đặt lên mộ Chiến Sĩ. Lũ lợn sẽ tổ chức bốn chín ngày [1] thật to cho Chiến Sĩ, nó hứa như vậy. Napoleon kết thúc bài diễn văn bằng cách nhắc lại hai khẩu hiệu của Chiến Sĩ: “Tôi sẽ cố gắng hơn nữa” và “Đồng chí Napoleon lúc nào cũng đúng”. Napoleon còn bảo rằng tất cả các con vật trong trang trại nên học tập Chiến Sĩ, lấy khẩu hiệu của Chiến Sĩ làm khẩu hiệu hành động của chính mình.
Đúng hôm tổ chức bốn chín ngày cho Chiến Sỹ thì có một cái xe chở một thùng gỗ lớn đến toà nhà chính. Tối hôm đó từ trong toà nhà vọng ra tiếng hát, tiếng tranh luận ồn ào và vào lúc mười một giờ thì người ta nghe thấy tiếng cốc thủy tinh vỡ loảng xoảng, rồi tất cả chìm vào màn đêm yên lặng. Toà nhà chính đóng cửa kín mít cho đến tận trưa hôm sau, trong khi đó lại có tin đồn rằng lũ lợn đã kiếm được tiền và mua hẳn một thùng whisky. 
Dịch giả Phạm Minh Ngọc, Giấy Vụn
Nguồn:  VRNs

Linh mục Anton Phạm Đình Phùng, một mục tử can đảm dấn thân theo con đường của Đức Giêsu Kitô

LTCGVN (31.05.2012)

Tin Linh Mục Antôn Phạm Đình Phùng qua đời được Nữ Vương Công Lý phát đi như một làn gió lạnh làm đau buốt nhiều trái tim yêu chuộng Công lý, Hòa bình không chỉ ở Việt Nam mà là nhiều nơi trên thế giới.
Biến cố buồn đau này đã làm Giáo phận Vinh mất đi một chủ chăn kiên cường, giới trẻ GP Vinh mất đi một người cha, một người thầy đáng kính.

Linh mục Antôn Phạm Đình Phùng với tuổi đời còn rất trẻ, nhưng ngài đã để lại trong lòng giáo dân, tu sĩ, hàng giáo phẩm không chỉ ở Vinh mà cả Giáo hội Công giáo Việt Nam một hình ảnh sống động về lòng can đảm, về sự trung thành với lời khấn hứa bước theo con đường Đức Giêsu Kitô: Dấn thân hi sinh cho đàn chiên theo con đường Công lý – Sự thật. Sự ra đi của ngài là một tổn thất lớn không chỉ của Giáo phận Vinh mà là của Giáo hội Công giáo Việt Nam vốn đang hết sức cần thiết những mục tử đầy lòng can đảm, hi sinh.

Linh mục Antôn Phạm Đình Phùng
Linh mục Antôn Phạm Đình Phùng nguyên là thư ký của Đức Cha Phaolo Cao Đình Thuyên – nguyên Giám mục Giáo Phận Vinh. Dù cuộc đời ngài ngắn ngủi, nhưng ngài đã đứng vững trong những ngày tháng khốc liệt của Giáo phận Vinh. Những ngày tháng đó, hình ảnh ngài đã nổi lên gây ấn tượng mạnh mẽ và đáp ứng những mong mỏi, những khao khát cũng như nguyện vọng và chí khí của người giáo dân Giáo phận Vinh kiên cường, dũng cảm và đầy tinh thần hiệp thông.
Có lẽ trong cuộc đời một con người, cơ hội để hiến thân, phục vụ và thể hiện rõ lòng tin, lòng quả cảm của mình không nhiều, nhưng khi có những yêu cầu đòi hỏi và cần bước lên, không phải ai cũng đủ can đảm đáp ứng. Linh mục Antôn Phạm Đình Phùng đã thể hiện rõ ràng nhất bản lãnh của mình trước những yêu cầu bức thiết của thời cuộc.
Trong sự kiện Tam Toà, Giáo phận Vinh khi nhà cầm quyền tỉnh Quảng Bình dùng mọi thủ đoạn đàn áp giáo dân, đánh đập các linh mục, xúc phạm nơi tôn nghiêm. Đê hèn hơn, nhà cầm quyền Việt Nam còn huy động cả hệ thống truyền thông khổng lồ nhằm vu cáo, bóp méo và dọa dẫm nửa triệu Giáo dân GP Vinh khi vị cha già đang đi hành hương. Nhiều nơi, nhiều khi chính các mục tử, các linh mục cũng muốn yên thân và việc ĐGM đi vắng là cơ hội ngàn vàng để họ ẩn mình và từ chối trách nhiệm. Thế nhưng, Giáo phận Vinh đã có một tinh thần hết sức mạnh mẽ để lên tiếng bảo vệ đàn chiên của mình bị áp bức, mạnh mẽ tố cáo trước dư luận trong nước và quốc tế về tội ác tày trời này. Linh mục Antôn Phạm Đình Phùng với tư cách là Thư Ký của Đức Cha Pau lCao Đình Thuyên đã đứng mũi chịu sào với 4 bản thông cáo mạnh mẽ phản đối hành động đầy dã tâm của nhà cầm quyền: “Công an tỉnh Quảng Bình đánh đập và bắt giữ người trái phép” và đồng loạt thông báo tất cả các giáo xứ tại Giáo phận Vinh treo khẩu hiệu: “Cầu nguyện cho Giáo dân giáo xứ Tam Toà bị công an đánh đập và bắt giữ”.
Cả Giáo phận Vinh nổi sóng, cả đất nước, cả thế giới hướng về Giáo phận Vinh, bộ mặt bẩn thỉu của nhà cầm quyền Việt Nam được phơi bày trước toàn thế giới – bộ mặt một nhà nước độc tài và là kẻ thù của tôn giáo, tâm linh. Nhiều bài phát biểu hết sức mạnh mẽ của linh mục Anton Phạm Đình Phùng đã thể hiện ý chí của Giáo phận Vinh quyết tâm bảo vệ đoàn chiên bị nhà cầm quyền đánh đập và bắt giữ. Đồng thời là lá chắn, là chỗ dựa vững chắc cho đoàn chiên trông cậy vững bước trên con đường Sự thật – Công lý – Hòa bình như chính lời Chúa Giêsu đã dạy: “Ta là đường, là sự thật và là sự sống”.
Thánh lễ Mẹ lên Trời tại Giáo phận Vinh quy tụ hơn 200.000 giáo dân được tổ chức để cầu nguyện cho giáo xứ Tam Toà vào ngày 15/8/2009 đã là tiếng nói mạnh mẽ khẳng định tinh thần quật cường và hiệp thông của giáo dân GP Vinh đang bị bách hại.
Không chỉ thế, với tư cách là tuyên úy sinh viên Công giáo Vinh, trong nhiều sự kiện liên quan đến họ, ngài đã thể hiện rõ ràng bản lĩnh và sự hi sinh của mình cho những người mà ngài được giao coi sóc. Sự kiện các sinh viên tại trường Cao Đẳng Sư Phạm Nghệ An bị nhà cầm quyền tỉnh Nghệ An kết hợp với nhà trường dùng mọi thủ đoạn ép buộc không được sinh hoạt tôn giáo tại nhà, dùng nhiều thủ đoạn đem côn đồ đến trán áp sinh viên khi đang sinh hoạt tại gia. Linh mục Antôn Phạm Đình Phùng với tư cách đặc trách sinh viên Giáo phận Vinh lúc đó đã can thiệp và lên án hành động xấu xa của nhà cầm quyền tỉnh Nghệ An rất nhiều lần và nhiều cách khác nhau,  nhờ đó mà duy trì được tinh thần của Hội sinh viên công giáo Vinh suốt nhiều năm với hoàn cảnh khắc nghiệt đến từ nhà cầm quyền cộng sản.
Trong những năm tháng sóng gió đến với Giáo phận Vinh, linh mục Anton Phạm Đình Phùng  trong nhiều vai trò khác nhau là Thư Ký, là Giáo sư , là chính hạt và là đặc trách Sinh viên  đã hy sinh và đóng góp một vai trò rất lớn cùng với Đức Cha Phaolo Cao Đình Thuyên để dẫn dắt giáo phận Vinh vượt qua nhiều gian khó.  Đặc biệt chúng ta phải kể đến sự đóng góp của Ngài trong việc thăng tiến công lý và hoà bình tại Việt nam trong suốt nhiều năm qua.
Nhìn lại tình cảnh Giáo phận Vinh trong những ngày này, qua những vụ việc liên tục xảy đến từ phía nhà cầm quyền CSVN như Con Cuông. Mỹ Lộc, Cầu Rầm, Dũ Lộc, Đông Yên, Ngọc Long và nhiều nơi khác đã bị tinh thần câm lặng và thỏa hiệp, chúng ta mới thấy Giáo phận và Giáo hội cần những con người như ngài biết bao nhiêu.
Đặc biệt mới đây, qua phiên tòa mà nhà cầm quyền Cộng sản Nghệ An đã dựng ra để xét xử những người công chính như các sinh viên công giáo Vinh và trước đó là bà Võ Thị Thu Thủy, Phó chủ tịch Hội Đồng giáo xứ Tam Tòa, người đã chấp nhận nhiều hi sinh cho Giáo xứ Tam Tòa tồn tại nhưng đã bước ra cái gọi là “tòa án cộng sản” trong âm thầm đơn độc, càng hiểu được sự hiệp nhất và yêu thương đối với các giáo dân từ các chủ chăn cần thiết biết nhường nào. Cũng qua đó, người ta mới thấy sự cần thiết cho Giáo phận và Giáo hội với những con người dám dấn thân làm môn đệ Đức Kitô như linh mục Antôn Phạm Đình Phùng.
Trước sự ra đi vội vàng của linh mục Antôn Phạm Đình Phùng, không thể lý giải gì hơn, tất cả là ý Chúa quan phòng và dự liệu. Phải chăng:
Thần tiên sớm bay về Trời
Để cho ma quỷ trơi đời thế gian
(Ca dao Xứ Nghệ).
Xin thắp một nén hương lòng để đưa tiễn vị Chủ chăn kiên vững này và ghi khắc những công trạng, tấm lòng Ngài đối với giáo hội và quê hương Việt Nam , cùng với  lời khẩn cầu  xin Chúa là Cha nhân từ sớm đưa Ngài về hơp đoàn cùng các Thánh trên Thiên Đàng.
Ngày  30/5/2012
Joseph Nguyễn Hưng An
Nguồn: NVCL

Phỏng vấn Đức TGM Angelo Becciu, Phụ tá Quốc vụ khanh Tòa Thánh về vụ ăn cắp thư từ của Đức Giáo Hoàng


Cay đắng và đau buồn vì những gì xảy ra trong những ngày qua tại Vatican, nhưng cũng quyết tâm và tin tưởng đương đầu với tình thế thực sự là khó khăn. Đó là những tâm tình người ta cảm thấy nơi vị Phụ tá Quốc vụ khanh Tòa Thánh, Đức TGM Angelo Becciu, trong cuộc nói chuyện với giáo sư Giovanni Maria Vian, Tổng giám đốc báo ”Quan sát viên Roma” về đề tài thu hút sự chú ý của rất nhiều cơ quan truyền thông trên thế giới, nghĩa là vụ bắt giam ông Paolo Gabriele người giúp việc ĐTC, ngày 23-5-2012, vì ông giữ nhiều tài liệu kín thuộc về ĐGH. Do chức vụ, Đức TGM Becciu làm việc hằng ngày, tiếp xúc chặt chẽ với ĐGH (Đức TGM là nhân vật thứ ba tại Tòa Thánh, sau ĐTC và ĐHY Quốc vụ khanh, và thường được ví như 'bộ trưởng nội vụ' của Tòa thánh). Đức Tổng nói gì đây về tâm tình của người làm việc tại Tòa Thánh? Ngài đáp:


”Với những người gặp nhau trong những giờ này, chúng tôi nhìn nhau trong mắt và chắc chắn tôi đọc được sự ngỡ ngàng và lo âu, nhưng tôi cũng thấy được quyết tâm tiếp tục phục vụ âm thầm và trung thành với ĐGH”.



Một thái độ người ta cảm thấy hằng ngày trong đời sống của các văn phòng tại Tòa Thánh và của thế giới Vatican bé nhỏ, nhưng chắc chắn là không trở thành tin tức trong trận hồng thủy truyền thông bùng lên sau những sự kiện trầm trọng và gây kinh hoàng về nhiều khía cạnh trong những ngày nay. Trong bối cảnh có, Đức TGM Becciu quan tâm cân nhắc lời nói để nhấn mạnh ”kết quả tích cực” của cuộc điều tra, cho dù đó là một kết quả cay đắng. Và rồi, những phản ứng trên thế giới, một đàng có thể biện minh được, đàng khác, chúng gây lo âu và đau buồn về cách thức thông tin, do những sự tưởng tượng, không tương ứng tí nào đối với thực tại”



H. Thưa Đức TGM, người ta có thể phản ứng mau lẹ và đầy đủ hơn về vụ này hay không?



Đ. Đã đang và sẽ có sự tôn trọng nghiêm túc đối với nhân vị và các thủ tục như luật lệ của Vatican trù định. Vừa khi xác nhận được sự kiện, ngày 25-5, Phòng báo chí Tòa Thánh đã phổ biến tin tức, dù có là một cú ”sốc” đối với mọi người, và sự kiện này gây ngỡ ngàng. Vả lại cuộc điều tra vẫn đang tiến hành.



H. Đức Tổng thấy ĐTC Biển Đức 16 thế nào?



Ngài đau buồn. Vì theo những gì người ta có thể kiểm chứng cho đến nay, kẻ ở gần ngài dường như là thủ phạm của những hành động không thể biện minh được dưới mọi khía cạnh. Dĩ nhiên nơi ĐGH, tâm tình cảm thương đối với người liên hệ vẫn trổi hơn. Nhưng vẫn còn sự kiện là hành vi mà ngài phải chịu thực là tàn bạo: ĐTC Biển Đức 16 đã thấy các thư bị đánh cắp từ nhà của ngài và xuất bản. Những thư ấy không phải chỉ là thư tư riêng tư, nhưng đúng hơn là những thông tin, suy tư, những bày tỏ lương tâm, và cả những bộc lộ mà ngài nhận được với tư cách duy nhất là do sứ vụ của Ngài. Vì thế, ĐGH thực sự đau buồn, cũng vì bạo lực mà tác giả của những thư hoặc bút tích ấy gửi cho ngài phải chịu.



H. Đức Tổng có thể đưa ra một phán đoán về những gì xảy ra hay không?



Đ. Tôi coi việc xuất bản các thư đánh cắp như thế là một hành vi vô luân trầm trọng chưa từng thấy. Tôi lập lại, nhất là vì đây không phải chỉ là một sự vi phạm - vốn đã rất trầm trọng - sự kín đáo riêng tư mà bất kỳ ai cũng có quyền - nhưng còn là vì đó là một sự xúc phạm hèn nhát đối với một tương quan tín nhiệm giữa ĐTC Biển Đức 16 và những người ngỏ lời với ngài, cho dù là để bày tỏ những sự phản đối trong lương tâm. Chúng ta hãy lý luận: không phải chỉ có thư tư gửi cho ĐTC bị đánh cắp, nhưng những việc làm ấy còn là một sự chà đạp lương tâm của người ngỏ lời với ĐTC trong tư cách ngài là vị Đại diện Chúa Kitô và đó là một sự xúc phạm đối với sứ vụ của người Kế Vị Thánh Phêrô. Trong nhiều tài liệu được xuất bản, người ta thấy chúng ở trong bối cảnh vốn đòi phải có sự tín nhiệm hoàn toàn. Khi một tín hữu Công giáo nói với ĐGH, họ có nghĩa vụ phải cởi mở như là khi đứng trước Thiên Chúa, cũng vì họ cảm thấy được bảo đảm nhờ sự kín đáo tuyệt đối.



H. Người ta muốn biện minh cho việc xuất bản các tài liệu đó dựa theo tiêu chuẩn gọi là thanh tẩy, minh bạch, cải tổ Giáo Hội.



Những lối ngụy biện như thế không đi xa lắm. Cha mẹ tôi không những đã dạy tôi đừng trộm cắp, nhưng còn dạy đừng bao giờ nhận những đồ mà người khác ăn cắp. Tôi thấy đó có những nguyên tắc đơn giản, có lẽ quá đơn giản đối với một số người, nhưng chắc chắn là khi một người không nghĩ tới các nguyên tắc ấy, thì dễ bị lầm lạc và đưa người khác đến sự hư hỏng. Không thể có sự canh tân mà lại chà đạp luật luân lý, có lẽ họ theo nguyên tắc mục đích biện minh cho phương tiện, nhưng đây là nguyên tắc không hợp với tinh thần Kitô giáo.



H. Nhưng Đức Tổng trả lời thế nào cho những người đòi quyền thông tin?



Đ. Tôi nghĩ rằng trong những ngày này, về phía các ký giả, cùng với nghĩa vụ phải trình bày những gì đang xảy ra, còn phải có một sự tôn trọng luân lý đạo đức nữa, nghĩa là phải can đảm minh bạch đừng chiều theo sáng kiến của một đồng nghiệp mà tôi không do dự gọi đó là một sáng kiến tội ác. Một chút sự lương thiện trí thức và tôn trọng luân lý nghề nghiệp tối thiếu, chắc chắn là không gây hại cho thế giới truyền thông.



H. Theo nhiều bình luận, thì những thư từ được xuất bản biểu lộ một thế giới nhơ bẩn bên trong Giáo Hội, đặc biệt là Tòa Thánh



Đàng sau một vài bài báo, dường như tôi thấy một sự giả hình sâu xa. Một đàng họ lên án tính chất chuyên chế và quân chủ của cơ quan lãnh đạo trung ương của Giáo Hội, nhưng đàng khác, họ lại cảm thấy như một gương mù vì một vài người viết cho ĐGH để bày tỏ tư tưởng và cả những lời than phiền về chính cơ quan lãnh đạo ấy. Nhiều tài liệu được xuất bản không biểu lộ cuộc đấu tranh hoặc trả thù, nhưng là biểu lộ sự tự do tư tưởng mà người ta trách Giáo Hội không cho phép. Tóm lại, chúng tôi không phải là những xác ướp, và những quan điểm khác nhau, thậm chí những đánh giá lượng định trái nghịch nhau là điều khá bình thường. Nếu ai cảm thấy không được hiểu và cảm thông, thì có quyền nại đến ĐGH. Có gì là gương mù đâu? Vâng phục không có nghĩa là từ bỏ quyền có phán đoán riêng, nhưng biểu lộ một cách chân thành và sâu rộng ý kiến của mình, để rồi tuân hành quyết định của bề trên. Đó không phải là một sự tính toán, nhưng là một sự gắn bó với Giáo hội được được Chúa Kitô muốn. Đó là những yếu tố cơ bản của quan điểm Công Giáo.



H. Những tranh giành, thuốc độc, nghi ngờ: phải chăng Vatican là như thế?



Đ. Tôi không nhận thấy điều đó trong môi trường này và rất tiếc vì người ta có một quan niệm lệch lạc như thế về Vatican. Nhưng điều đó phải làm cho chúng ta suy nghĩ, và kích thích tất cả chúng ta dấn thân hết mình để làm nổi bật một cuộc sống thấm đượm Tin Mừng.



H. Vậy phải nói gì với các tín hữu Công Giáo và những người đang quan tâm nhìn Giáo Hội?



Tôi đã nói về sự đau buồn của ĐTC Biển Đức 16, nhưng tôi phải nói rằng nơi ĐGH không bị suy giảm sự thanh thản giúp ngài cai quản Giáo Hội một cách quyết liệt và sáng suốt. Cuộc gặp gỡ các Gia đình công giáo thế giới sắp khai mạc tại Milano. Đó là những ngày đại lễ trong đó người ta thở hít niềm vui được làm Giáo Hội. Chúng ta hãy đón nhận dụ ngôn Tin Mừng mà ĐTC Biển Đức 16 nhắc nhở chúng ta cách đây vài ngày: bão tố dập vùi trên căn nhà, nhưng nhà không bị sập. Chúa nâng đỡ căn nhà sẽ không bão tố nào có thể phá đổ căn nhà ấy”. (Osservatore Romano, 30-5-2012)


LM Trần Đức Anh OP

Công bố các vị thánh quan thầy của Đại hội Giới trẻ Thế giới 2013

LTCGVN (30.05.2012)
altHôm Chúa Nhật 23/5/2012, Đức Tổng Giám Mục Orani João Tempesta của Tổng Giáo Phận Rio de Janeiro đã chủ tế Thánh Lễ trọng thể Chúa Thánh Thần Hiện Xuống.


wyd_rio2013_logo.jpg
Dịp này, tại Đền Thánh Đức Mẹ Penha - một nơi sùng kính Đức Mẹ quan trọng tại thành phố Rio, Đức Tổng Giám Mục cũng đại diện cho Ban Tổ Chức Địa Phương (LOC) công bố các vị thánh quan thầy và cầu bầu của của Đại hội Giới trẻ Thế giới 2013. 
  
Các vị quan thầy: 



Immaculate-Conception.jpg



Đức Mẹ Aparecida Đấng bảo trợ cho Giáo Hội và các gia đình!

Năm 1717, có ba người ngư dân bắt đầu tung lưới đánh cá xuống dòng nước sông Paraiba thì họ phát hiện ra một bức tượng Đức Mẹ. Vì Mẹ đã ban nhiều phép lạ và gia tăng lòng sùng kính, Đức Mẹ Aparecida (Aparecida nghĩa là"hiện ra") đã được chọn làm quan thầy của Brasil vào năm 1930. Một năm sau, vương cung thánh đường cung hiến cho Đức Mẹ được xây dựng, thu hút hàng triệu khách hành hương mỗi năm. ĐHGTTG xưng tụng Mẹ làm đấng bảo trợ cho Giáo Hội và các gia đình!





Saint-Sebastian.jpg
Thánh SebastianChiến sĩ và vị tử đạo của Đức Tin! 


Sebastian là người có lòng tin mãnh liệt vào Chúa Kitô hơn bất kỳ danh nhân hoặc danh tướng nào, vì vậy, ngài đã bị trục xuất khỏi quân đội và đã chết trong cuộc đàn áp của đội quân Hoàng đế Diocletian vào năm 300. Chúng ta có thể thấy nét nổi bật trong đời sống của thánh nhân là lòng dũng cảm và tình yêu Chúa Giêsu của ngài. ĐHGTTG xưng tụng ngài là một người lính và vị tử đạo của Đức Tin!




Saint-Anthony-from-Santana-Galvão.jpg



Thánh Antôn thành Santana Galvão 
Sứ giả của hòa bình và tình yêu!

Sinh năm 1739 tại Guaratinguetá trong một gia đình đầy đủ vật chất nhưng ngài đã từ bỏ tất cả để gia nhập Dòng Phanxicô. Bằng việc rao truyền nền hòa bình, tình yêu bằng lời nói và việc làm đã khiến ngài trở thành mẫu gương của sự dấn thân. Ngay từ lúc còn sống ngài đã làm phép lạ. Bằng chính đôi bàn tay của mình, ngài đã tạo thành những viên thuốc chữa bệnh tuyệt vời.  ĐHGTTG xưng tụng ngài là sứ giả của hòa bình và tình yêu!





Saint-Therese-of-Lisieux.jpg
Thánh Têrêsa Hài Đồng GiêsuQuan thầy sứ vụ truyền giáo!

Têrêsa sinh năm 1873 tại Lisieux, Pháp. Ngài gia nhập tu viện Cát Minh năm 15 tuổi. Tại đây, ngài đã sống với lòng khiêm nhường và đơn sơ, tin tưởng hoàn toàn vào Thiên Chúa. Với ước muốn sâu xa là trở thành một nhà truyền giáo và sẵn sàng cung cấp mọi thứ vì lợi ích của tha nhân, Ngài đã được tuyên làm quan thầy của các xứ truyền giáo vào năm 1927. ĐHGTTG xưng tụng ngài làm quan thầy cho sứ vụ truyền giáo!

  



Blessed-John-Paul-II.jpg



Chân phước Gioan Phaolô II 
Bạn của giới trẻ!

Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II Vĩ Đại là người đã sáng lập ra ĐHGTTG vào năm 1984. Được coi là vị Giáo Hoàng của giới trẻ, ngài đã đối thoại với giới trẻ, mời gọi giới trẻ nhận ra vị trí và sứ vụ của họ trong lòng Giáo Hội. Triều đại giáo hoàng của ngài kéo dài khá lâu và ngài đã hướng dẫn các Kitô hữu đặt mình vào nguồn cảm hứng của Công đồng Vatican II. Ngài đã chiến đấu cho đến giây phút cuối cùng của cuộc đời để chia sẻ với chúng ta niềm hạnh phúc của ngài khi tận hiến cho Chúa Kitô và Đức Mẹ Maria. ĐHGTTG xưng tụng ngài là người bạn của giới trẻ!



Các vị cầu bầu:

Saint-Rose-of-Lima.jpg
Thánh Rosa thành Lima
 Trung thành theo ý muốn của Thiên Chúa

 Isabel Flores sinh năm 1576 tại Lima, Peru. Vì có khuôn mặt khả ái, ngài được đặt cho biệt danh là Rosa. Ngài là vị thánh đầu tiên của Mỹ Châu và được chú ý đặc biệt bởi cuộc đời nhiệt tâm cầu nguyện và đền tội. Ngài gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống, nhưng trước chúng, ngài luôn tỏ ra một sự thanh thản phi thường, theo gương Chúa Kitô chịu đau khổ và tử nạn. ĐHGTTG nguyện xin ngài cầu bầu để được trung thành với ý muốn của Thiên Chúa.
  



Blessed-Pier-Giorgio-Frassati.jpg





Chân phước Pier Giorgio Frassati 
Người yêu kẻ khó nghèo và Giáo Hội! 

Sinh ngày 6 tháng 4 năm 1901 tại Turin trong tình trạng suy hô hấp, vì vậy ngài được rửa tội ngay lập tức. Ngài là một người bạn của người nghèo, bởi vì ngài nhìn thấy Chúa Kitô ở trong họ. Năm 18 tuổi, ngài ghi danh vào Hội Mân Côi Pollone thuộc Cộng đoàn Thánh Vinh Sơn đệ Phaolô. Ngài luôn thích chấp nhận bị lăng nhục, dành cả cuộc đời để làm việc tốt. Trái tim của ngài là dành cho tha nhân. ĐHGTTG xưng tụng ngài là người yêu kẻ khó nghèo và Giáo Hội!


  
Blessed-Chiara-Luce-Badano.jpg
Chân phước Chiara Luce Badano 
 Đấng được phó dâng cho Chúa Giêsu 

Sinh tại Sassello, nước Ý. Năm 10 tuổi, ngài đã có một trải nghiệm mạnh mẽ về cuộc gặp gỡ với Thiên Chúa để rồi làm thay đổi cuộc đời ngài và cha mẹ ngài. Kể từ đó, ngài quyếtđịnh sống trọn lời của Tin Mừng, yêu thương tất cả những người xung quanh mình. Năm 18 tuổi, ngài được chẩn đoán bị gai xương. Ngài đã sống can đảm một cách tuyệt vời trong mọi giai đoạn đau đớn của bệnh tật. ĐHGTTG xưng tụng ngài là đấng được phó dâng cho Chúa Giêsu! 


Blessed-Frederick-Ozanam.jpg






Chân phước Frédéric Ozanam
 Đầy tớ của người nghèo

Sinh tại Milan, nước Ý. Ngài sinh trưởng trong bầu khí tinh thần bác ái sâu sắc, đặc biệt là mẫu gương của cha mẹ ngài. Vì yêu thích các chủ đề về sự sống và tâm linh, ngài nghiên cứu triết học và đã tìm ra những lý tưởng trợ giúp xã hội của người Công giáo. Qua đời vào năm 1853 lúc 40 tuổi, ngài đã để lại di sản quý giá cho các Tổ chức của Thánh Vinh Sơn đệ Phaolô và chắc chắn ngài đã thực hiện theo ý muốn của Thiên Chúa trong suốt cuộc đời mình. ĐHGTTG xưng tụng ngài là người đầy tớ của người nghèo.




Blessed-Adilio-Daronch.jpg
Chân phước Adilio Daronch 
Bạn hữu của Chúa Kitô 

Sinh tháng 10 năm 1908 tại Dona Francisca trong một gia đình khiêm tốn ở một thị trấn tách biệt của Brasil. Từ thời thơ ấu, ngài đã thích cầu nguyện và giúp lễ trong các Thánh Lễ. Năm 16 tuổi, ngài bị các nhà cách mạng giết chết cùng với cha Manuel Gomez Gonzalez khi họ đang trên đường đến thăm các cộng đoàn Kitô giáo xa xôi. ĐHGTTG xưng tụng ngài là bạn hữu của Chúa Kitô!



Saint-Teresa-of-the-Andes.jpg





Thánh Têrêsa de Los AndesChiêm niệm về Chúa Kitô!
Sinh tại Chile vào năm 1900. Từ năm 6 tuổi, ngài đã tham dự các Thánh Lễ hầu như là mỗi ngày. Chuyên tâm lãnh nhận bí tích Thánh Thể cho thấy tấm lòng khát khao gặp gỡ Chúa Kitô của ngài. Nhiều người kể rằng, trước khi nhập Dòng Cát Minh ở tuổi 17, ngài đã sống một đời sống thánh thiện, tâm hồn bị lôi cuốn hướng về Thiên Chúa. Ngài nhận ra rằng lời cầu nguyện và sự hy sinh của mình có thể cải thiện và làm thanh tẩy thế giới. Hiện nay, trên mộ phần thánh nữ có ghi lời của ngài: "Tình yêu là điều mạnh mẽ hơn cả". ĐHGTTG nguyện xin ngài cầu bầu cho chúng ta học cách chiêm niệm về Chúa Kitô!

  

Blessed-José-de-Anchieta.jpg
Chân phước José de Anchieta 

Tông đồ của Brasil 

Sinh năm 1534 ở Tenerife, quần đảo Canary. Ngài gia nhập Dòng Tên và được phái đến truyền giáo ở Brasil. Ngài đượcthụ phong linh mục vào năm 1566 và làm bề trên của cộng đoàn. Sứ vụ của ngài chủ yếu là ở Brasil, ngài làm việc bằng sự khôn ngoan và cẩn trọng. Ngài qua đời năm 1597 và nhận được danh hiệu "Tông đồ của Brasil". ĐHGTTG cũng xưng tụng ngài danh hiệu như thế. 



Blessed-Isidore-Bakanja.jpg





Chân phước Isidore Bakanja
 Vị tử đạo áo Đức Bà

Isidore sinh khoảng năm 1980, tại Bokendela, nước Congo. Ngài là một nông dân với một cuộc sống rất nghèo khổ. Ngài được rửa tội vào năm 1986, trong một cuộc gặp gỡ, các nhà truyền giáo Dòng Cát Minh đã tặng ngài một tràng hạt Mân Côi và một áo Đức Bà. Ngài tận hiến cho Đức Trinh Nữ Maria, vui vẻ cầu nguyện và ca hát trong khi làm việc. Có một lần, vì bị ngăn cấm làm như vậy, ngài quyết định từ bỏ việc làm chứ không chấp nhận từ bỏ việc bày tỏ đức tin của mình. Ngài bị thương ở lưng vì đòn roi và đã qua đời vì ngài không muốn chữa vết thương. ĐHGTTG xưng tụng ngài là vị tử đạo áo Đức Bà.

  


Blessed-Sister-Dulce.jpg
Chân phước Dulce, nữ tu
  Đại sứ Bác Ái


Sinh năm 1914 tại Salvador. Kể từ khi còn trẻ, ngài đã biểu lộ một tinh thần bác ái sâu sắc. Ngài được ghi nhận bởi sự kiên trì và nỗ lực chăm sóc cho các bệnh nhân. Ngài không bao giờ đóng cánh cửa khi có người nào đó cần sự giúp đỡ. Ngài gia nhập vào Dòng Nữ Tu Thừa Sai Mẹ Thiên Chúa Vô Nhiễm. Ngài đã thiết lập các hiệp hội và mở các trường học và bệnh viện. ĐHGTTG xưng tụng ngài là Đại sứ Bác Ái.
  

St-Jorge.jpg






Thánh George
 Chiến sĩ chống sự dữ

Theo truyền thống của Giáo Hội, ngài là một người lính của Đế quốc La Mã trong thời đại của hoàng đế Diocletian. Ngài cải đạo sang Kitô giáo, vì thế đã bị tra tấn và bị chặt đầu. Kể từ thế kỷ thứ 4, ngài được tôn kính trên toàn Giáo Hội như là một vị tử đạo của Chúa Kitô. Tương truyền, ngài là một trong những người chiến đấu với con mãng xà, tượng trưng cho đức tin vững chắc của ngài, chiến thắng các thế lực của sự dữ. ĐHGTTG xưng tụng ngài là người tiên phong trong cuộc chiến với sự dữ!
  


Blessed-Laura-Vicuña.jpg
Chân phước Laura Vicunã 
Vị tử đạo khiết tịnh

Sinh năm 1891 ở Chile. Năm 10 tuổi, ngài được rước lễ lần đầu, sau đó, ngài đã thực hiện mục tiêu về tình yêu Thiên Chúa bằng tất cả nghị lực. Ngài cố gắng làm cho Chúa Giêsu được mọi người biết đến và để phạt tạ những tội lỗi trước Chúa. Thấy mẹ mình phạm tội, ngài đã phó dâng cuộc mìnhđể được đền tạ thay. Ngài bị bệnh nặng và được gọi về với Chúa năm 12 tuổi. ĐHGTTG xưng tụng ngài là vị tử đạo khiết tịnh.





St-Andrew-Kim.jpg





Thánh Anrê Kim và các bạn 
 Các vị tử đạo vì công cuộc Rao giảng Tin Mừng

Đầu thế kỷ 18, Đức Tin Kitô giáo đã lần đầu tiên đến Hàn Quốc. Một nhóm hoạt động nhiệt thành với sự linh hướng của Cha Anrê Kim, là linh mục đầu tiên của cộng đoàn. Trong 3 cuộc bách hại từ năm 1839 và 1866, ngài đã cùng với 102 người đồng bào khác tử đạo, hiến dâng những giọt máu đào quý giá cho nền tảng của Giáo Hội tại Hàn Quốc. ĐHGTTG xưng tụng các ngài là tử đạo truyền giáo.



  

Blessed-Albertina-Berkenbrock.jpg
Chân phước Albertina Berkenbrock
 Nhà truyền giáo đức hạnh
  
Sinh vào tháng 4 năm 1919 tại Santa Catarina. Năm 12 tuổi, ngài bị sát hại vì bảo vệ sự khiết tịnh của mình. Sự thánh thiện và tử đạo đã khiến danh tiếng ngài lan truyền nhanh chóng. Ngài là cô gái vô cùng nhạy cảm trong mối quan hệ với Thiên Chúa và với tha nhân. ĐHGTTG xưng tụng ngài là nhà truyền giáo đức hạnh.




Thế Vinh